Kết quả khảo sát 33

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và tư vấn phan dũng (Trang 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.4.5. Kết quả khảo sát 33

Kết quả thu thập tài liệu:

Tại PDAC có đầy đủ giấy tờ làm việc mẫu cũng như các hướng dẫn thực hiện công việc được lưu dưới dạng dữ liệu máy tính, liên quan đến quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch. Nội dung công việc được thể hiện qua các giấy làm việc sau:

A300 Tìm hiểu khách hàng và mơi trường hoạt động.

A400 Tìm hiểu chính sách kế tốn và chu trình kinh doanh quan trọng (chỉ trình bày giấy tờ làm việc của chu trình doanh thu và thu tiền).

A500 Phân tích sơ bộ BCTC.

A600 Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận.

KTV thể hiện sự đánh giá cao với kết quả đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch. Kết quả đánh giá được sử dụng với độ tin cậy cao, giúp đảm bảo đồng thời mục tiêu chất lượng, thời gian và chi phí kiểm toán.

Kết quả khảo sát hồ sơ:

Người viết xem xét 10 hồ sơ lưu trữ được chọn, các giấy tờ làm việc liên quan đến quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch tại PDAC (từ A300 - A600). Xem

kết quả khảo sát tại phụ lục Khảo sát

Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch tại PDAC đảm bảo được các bước và lưu lại đầy đủ giấy tờ làm việc.

Kiểm tốn viên có nhận thức về tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch theo cấp độ từng khoản mục, giúp cho việc khoanh vùng các khoản mục cần lưu ý khi thực hiện kiểm tốn.

Kết luận

Chương trình đánh giá rủi ro kiểm toán của PDAC được thực hiện dựa trên các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA).

Theo hướng dẫn của VSA 315, PDAC đã thực hiện đầy đủ thủ tục tìm hiểu và chấp nhận khách hàng. Các thông tin thu thập được về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đều được thể hiện dưới dạng bảng câu hỏi (không sử dụng các hình thức khác như bảng tường thuật, lưu đồ).

Các bước công việc đánh giá rủi ro đều được KTV thực hiện. Tuy nhiên việc đánh giá rủi ro sơ bộ thơng qua tìm hiểu hệ thống KSNB chỉ đạt tỉ lệ 70% do KTV bị giới hạn về mặt thời gian phải theo đúng tiến độ trên hợp đồng kiểm toán.

KTV áp dụng thủ tục phân tích tỷ số, biến động trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng để xác định bất thường, từ đó suy ra các khoản mục có rủi ro có sai sót trọng yếu và đưa ra phương pháp xử lý thích hợp. Ví dụ: KTV tiến hành phân tích các tỷ số thanh tốn, tỷ số hoạt động, tỷ số khả năng sinh lời, tỷ số nợ để đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị kết hợp với việc tìm hiểu về mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh để xác định những sức ép bất thường lên nhà quản lý.

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TỐN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM

TỐN TẠI CƠNG TY PDAC 4.1. NHẬN XÉT

4.1.1. Mặt tích cực

Về uy tín

Tuy mới hoạt động gần 10 năm nhưng PDAC đã có được lượng khách hàng ổn định qua các năm, với đủ loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh, cơng ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, … Điều này chứng tỏ công ty đã tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng qua chất lượng dịch vụ tốt mà mình cung cấp. Ngồi ra, PDAC ln chú trọng quy trình quản lý chất lượng kiểm toán chặt chẽ và phù hợp, giúp đảm bảo và nâng cao uy tín của cơng ty.

Về nguồn nhân lực và chính sách đào tạo

Đội ngũ nhân viên của PDAC là nguồn nhân lực trẻ, năng động, vững kiến thức chuyên môn và đam mê, nhiệt huyết với cơng việc. Q trình tuyển chọn đầu vào nghiêm túc đã lựa chọn được nguồn nhân lực có chất lượng từ các trường đại học uy tín trong TP.HCM. Trong quá trình làm việc, PDAC luôn nỗ lực xây dựng văn hố cơng ty lành mạnh, thân thiện, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập nâng cao kỹ năng và kiến thức từ thực tế.

PDAC thường xuyên cập nhật và phổ biến cho KTV về những chuẩn mực, nghị định, thông tư mới ban hành, tạo điều kiện cho KTV cập nhật thông tin để hồn thành cơng việc của mình.

Về chương trình kiểm toán và hồ sơ kiểm toán

Hiện nay, PDAC có chương trình kiểm toán thống nhất cho tồn cơng ty. Chương trình này nhằm đảm bảo thực hiện kiểm toán tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm tốn hiện hành. Việc xây dựng chương trình kiểm tốn theo từng khoản mục của cơng ty giúp KTV xác định được công việc cần phải làm và không bỏ sót các thủ tục khi kiểm tốn.

Các giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán được lập theo biểu mẫu, quy trình do PDAC quy định và được lưu giữ cẩn thận, đánh số tham chiếu từ tổng hợp đến chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán và tra cứu.

Về soát xét chất lượng kiểm toán

Việc kiểm tra, soát xét hồ sơ kiểm toán tại PDAC được thực hiện qua nhiều cấp khá chặt chẽ. Đầu tiên, nhóm trưởng sẽ xem xét cơng việc của các trợ lý kiểm tốn. Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển lên cho trưởng phịng và Phó Giám đốc hoặc Giám đốc xem xét lại. Với quy trình sốt xét qua nhiều cấp giúp hạn chế rủi ro kiểm toán cũng như đảm bảo chất lượng kiểm toán.

Về quy trình đánh giá rủi ro kiểm tốn

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán của PDAC được thực hiện theo quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315. Cơng ty ln cố gắng hồn thiện hơn về các thủ tục cần thực hiện trong giai đoạn này. Mẫu kế hoạch kiểm toán khoản mục và kiểm toán tổng thể được thiết kế dựa trên quy định của chuẩn mực và áp dụng thống nhất trong tồn cơng ty.

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán được các KTV quan tâm và thực hiện ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng cùng với hệ thống KSNB giúp KTV đánh giá được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt, từ đó, ước tính rủi ro phát hiện để tối thiểu rủi ro kiểm tốn ở mức có thể chấp nhận được. Xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm tốn thích hợp. Thơng qua các mức trọng yếu được đánh giá trên phương diện toàn bộ BCTC hay trên số dư các khoản mục nghiệp vụ, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm tốn phù hợp.

Quy trình đánh giá hệ thống kế toán và hệ thống KSNB tại công ty khách hàng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi xây dựng sẵn. Phương pháp này giúp KTV nhanh chóng thu thập được thơng tin về khách hàng, tránh bị trùng lắp nội dung, không mất nhiều thời gian cho cuộc phỏng vấn, điều tra cũng như hạn chế được việc bỏ sót những vấn đề quan trọng.

4.1.2. Mặt hạn chế

Về tình hình chung của PDAC

PDAC có quy mơ tương đối nhỏ, số lượng nhân viên không nhiều trong khi số lượng khách hàng của cơng ty ngày càng tăng. Chính vấn đề khan hiếm nguồn nhân lực trong các mùa kiểm toán bận rộn làm quá trình tìm hiểu khách hàng trước khi ký hợp đồng, đánh giá rủi ro gặp hạn chế, chủ yếu do áp lực thời gian. Lịch làm việc dày đặc, thực

hiện kiểm toán trong thời gian hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến KTV trong việc nghiên cứu, tìm hiểu khách hàng từ nhiều hướng khác nhau để phán ánh hết bản chất của doanh nghiệp.

Đội ngũ nhân viên trẻ và đang trong giai đoạn hồn thiện mình có thể chưa đủ kinh nghiệm để đưa ra các xét đoán hay các quyết định cần thiết trong việc thực hiện kiểm tốn.

Khối lượng cơng việc nhiều nên việc hồn chỉnh hồ sơ kiểm tốn được thực hiện khá chậm. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán cũng như khó kiểm tra thơng tin trong q trình làm việc.

Về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán

Thời gian hoạt động chưa lâu, quy mơ cịn nhỏ, yêu cầu công việc phải đảm bảo chi phí kiểm tốn thấp nhất. Bên cạnh đó, khách hàng của công ty phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ, ít phức tạp nên việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn cịn nhiều hạn chế.

Việc tìm hiểu mơi trường kinh doanh trong và ngồi cơng ty khách hàng cịn nhiều hạn chế. Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm soát PDAC áp dụng là sử dụng phân tích bảng câu hỏi. Cơng ty mới chỉ áp dụng các thủ tục phân tích mang tính đơn giản và tập trung vào số dư đầu năm và cuối kỳ.

Việc sử dụng bảng câu hỏi mẫu về hệ thống KSNB không áp dụng phù hợp được cho tất cả khách hàng.

Khi thực hiện thủ tục phân tích, đa số KTV chỉ so sánh sự biến động của các chỉ tiêu giữa các niên độ, ít so sánh với chỉ tiêu bình quân ngành. Điều này phần nào ảnh hưởng đến xét đoán của KTV về rủi ro kiểm toán.

Nhận diện rủi ro đối với số dư đầu năm các tài khoản vẫn còn đơn giản và mang tính chủ quan của KTV, do đó có thể có những tài khoản chứa các rủi ro tiềm tàng bị bỏ sót.

4.2. KIẾN NGHỊ

4.2.1. Về tình hình chung của PDAC

Một chương trình kiểm tốn hồn thiện phải là một chương trình kiểm tốn đúng, tuân thủ đầy đủ các quy định, phù hợp với chế độ kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như quốc tế tại thời điểm kiểm toán.

Thực tiễn quy trình đánh giá rủi ro kiểm tốn trong giai đoạn lập kế hoạch tại PDAC chủ yếu do các KTV giàu kinh nghiệm thực hiện, các trợ lý kiểm tốn có thể sẽ bị thụ động trong việc thực hiện chương trình kiểm tốn.

Vì vậy PDAC phải không ngừng củng cố, tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao năng lực, trình độ đồng thời có chính sách tuyển dụng thêm nhân viên mới nhằm duy trì đội ngũ nhân viên trong cơng ty. Đồng thời, công ty cũng nên định kỳ thực hiện việc cập nhật, kiểm tra kiến thức của các nhân viên.

Công ty nên thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, đổi mới phương phảp kiểm toán theo quy định của Nhà nước và các cơ quan chức năng. Đồng thời tổ chức các cuộc họp nhằm thu thập ý kiến đánh giá, nhận xét của KTV về các cuộc kiểm toán để tiến hành điều chỉnh những thiếu sót. Ngồi những kinh nghiệm vốn có, PDAC cũng nên học hỏi kinh nghiệm của các cơng ty kiểm tốn quốc tế và vận dụng linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho các cuộc kiểm tốn.

Bên cạnh đó, cơng ty nên thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp đội ngũ nhân viên trau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn qua việc tài trợ các khoá học chuyên ngành. Đồng thời xây dựng môi trường làm việc ngày càng chuyên nghiệp, thân thiện hơn góp phần giúp các nhân viên trẻ, mới vào nghề có thể hồn tồn hồ nhập và cống hiến hết sức mình cho cơng việc địi hỏi tinh thần đồng đội cao như kiểm tốn.

4.2.2. Về quy trình đánh giá rủi ro kiểm tốn

Hồn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ

Đánh giá hệ thống KSNB là một trong những công việc quan trọng để xác định quy mô, thời gian và các thử nghiệm sẽ được thực hiện trong cuộc kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315: “KTV phải tìm hiểu những hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán mà theo xét đốn của KTV là cần thiết để có thể đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và thiết kế các thủ tục kiểm toán tiếp theo đối với rủi ro đã đánh giá”. PDAC đã xây dựng một quy trình đánh giá hệ thống KSNB dựa vào bảng câu hỏi được xây dựng sẵn, có thể áp dụng cho hầu hết khách hàng.

Dù là khách hàng lâu năm hay khách hàng mới thì sau mỗi cuộc kiểm toán, KTV sẽ ghi chép và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán những đánh giá về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng được kiểm tốn.

KTV có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để lưu trữ thông tin liên quan đến hệ thống kế tốn và hệ thống KSNB. Hình thức và phạm vi lưu trữ những thông tin này

tùy thuộc vào quy mơ và tính chất phức tạp của đơn vị và hệ thống kế toán cũng như hệ thống KSNB của khách hàng. Có ba phương pháp KTV có thể sử dụng để mô tả hệ thống KSNB: bảng câu hỏi, bảng tường thuật và lưu đồ. Hiện tại các KTV chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin dựa trên bảng câu hỏi về hệ thống KSNB được thiết kế sẵn và tường thuật lại trên giấy làm việc. Thơng qua bảng tường thuật KTV có thể phân tích thêm về cơ cấu kiểm sốt để hiểu biết đầy đủ hơn về hệ thống KSNB của khách hàng. Tuỳ theo quy mô của đơn vị được kiểm tốn, KTV nên chọn phương pháp đánh giá thích hợp. Nếu đơn vị có quy mơ lớn, nghiệp vụ phức tạp thì KTV nên sử dụng phương pháp lưu đồ để có cái nhìn khái qt và đưa ra nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với các hoạt động và dễ dàng nhận ra ưu, khuyết điểm trong hệ thống KSNB.

Người viết xin đề xuất bảng câu hỏi về đánh giá rủi ro kiểm tốn và mơi trường kiểm soát nhằm góp phần hồn thiện phương pháp đánh giá hệ thống KSNB.

Bảng 4.1: Bảng câu hỏi về đánh giá rủi ro kiểm tốn và mơi trường kiểm soát

Các câu hỏi Rủi ro kiểm sốt Mơi trường kiểm soát Vấn đề chú ý Tham chiếu

1. Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với quan điểm và tính chính trực của Ban quản trị cũng như có thể tin cậy vào những thơng tin mà họ cung cấp khơng?

2. Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết về sự hợp lý và chính xác của BCTC 3. Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết của Ban quản trị để thiết lập và duy trì hệ thống thơng tin kế toán đáng tin cậy hay một hệ thống KSNB đáng tin cậy?

4. Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mơ và hình thức kinh doanh hay khơng?

khơng và có lý do nào để băn khoăn về khả năng của Ban quản trị trong việc giám sát và điều hành hoạt động có hiệu quả cũng như phân công trách nhiệm không?

6. Phương pháp phân quyền và trách nhiệm có bất hợp lý với quy mơ và hình thức kinh doanh hay khơng?

7. Có lý do nào để băn khoăn về phương pháp quản lý lãnh đạo hay không?

8. Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có bất hợp lý với quy mơ và hình thức kinh doanh?

9. Ban giám đốc và nhóm kiểm toán nội bộ của đơn vị có bất hợp lý với quy mơ và hình thức kinh doanh khơng?

10. Có lý do nào để băn khoăn về hình thức kinh doanh của đơn vị hay khơng?

11. Có những ảnh hưởng bên ngồi nào trong mơi trường kinh doanh tác động đến hoạt động và khả năng tiếp tục kinh doanh của đơn vị không?

12. Ban quản trị có chịu áp lực nào trong việc đưa ra kết quả tài chính cụ thể khơng?

13. Có nhân tố nào tồn tại chứng tỏ khả năng đơn vị không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian tới không?

14. Có lý do nào để băn khoăn về những ảnh hưởng xung quanh cuộc kiểm tốn khơng? 15. Có lý do nào để nói rằng sự tuân thủ

những chuẩn mực kế toán chung được thừa nhận của chúng ta sẽ bị thắc mắc khơng? 16. Có vấn đề nào về kế toán trọng yếu dẫn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và tư vấn phan dũng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)