KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57)

5.1 Kết luận

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để nghiên cứu phản ứng của thị trường khi thông báo thông tin mua cổ phiếu quỹ. Kết quả cho thấy tồn tại lợi nhuận khi công bố thông tin mua cổ phiếu quỹ. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện tính hiệu quả và giá cổ phiếu phản ứng để cập nhật thông tin doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ. Ngồi ra, kết quả cho thấy trước khi thơng tin mua cổ phiếu quỹ được cơng bố thì lợi nhuận bất thường và lợi nhuận bất thường tích lũy là âm. Kết quả này cũng hàm ý là khơng có hiện tượng rị rỉ thơng tin mua cổ phiếu quỹ hoặc nếu có thì các nhà đầu tư cũng khơng có phản ứng trước khi thông tin được công bố.

Bên cạnh đó, kết quả cho thấy không tồn tại khối lượng giao dịch bất thường tại ngày công bố thông tin mua cổ phiếu quỹ nhưng khối lượng giao dịch bất thường được chỉ ra và có ý nghĩa thống kê sau ngày doanh nghiệp chính thức mua cổ phiếu. Điều này cho thấy nhà đầu tư thận trọng trong quyết định thực hiện giao dịch. Kết quả này cũng hàm ý nhà đầu tư có sự ngờ vực trước thơng tin cơng bố của doanh nghiệp và có hành động quan sát chờ đợi hành động thực sự mua lại của doanh nghiệp.

Luận văn cũng xem xét các tác động của cung cầu cổ phiếu, khối lượng giao dịch bất thường, quy mô của đợt mua lại cổ phiếu quỹ và các yếu đặc trưng của doanh nghiệp lên lợi nhuận bất thường mà đại diện là lợi nhuận bất thường tích lũy từ ngày sự kiện và một ngày sau đó. Kết quả cho thấy sự chênh lệch cung cầu càng cao thì kỳ vọng mang lại lợi nhuận bất thường cao. Mặt khác, kết quả cũng chỉ ra dường như các yếu đặc trưng doanh nghiệp như chỉ số BM hay ROE hay ROA khơng có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đối với sự kiện mua cổ phiếu quỹ mà các yếu tố thị trường có sự phản ánh rõ ràng hơn đối với hiện tượng này.

5.2 Hàm ý

Các kết quả nghiên cứu được rút ra từ luận văn này hàm ý một số vấn đề đối với các thành viên thị trường. Trước hết là đối với nhà đầu tư, kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận bất thường khi có thơng tin mua cổ phiếu quỹ tại ngày thông báo và một ngày tiếp theo do hiện tượng thông tin chưa phản ánh hết vào giá bởi sự giới hạn về biên độ giao dịch của thị trường Việt Nam. Ngoài ra, việc mua lại cổ phiếu quỹ của các Công ty có quy mơ nhỏ cũng hứa hẹn một mức lợi nhuận vượt trội tốt hơn.

Đối với nhà quản lý công ty, rõ ràng thông tin mua cổ phiếu quỹ được thị trường đón nhận và xem là thơng tin tích cực. Thời điểm cơng bố chính thức việc mua lại thật sự quan trọng và sự rị rỉ thơng tin cũng được chỉ ra nhưng dường như nhà đầu tư khơng có phản ứng trước khi thơng tin được công bố. Kết quả cũng hàm ý rằng nhà đầu tư có sự ngờ vực giữa tín hiệu phát ra từ doanh nghiệp với hành động thật sự của doanh nghiệp. Minh chứng là nhà đầu tư có thái độ thận trọng và họ chỉ hành động mạnh mẽ khi thấy doanh nghiệp tiến hành mua. Do vậy, các trường hợp lạm dụng việc mua cổ phiếu để kích giá cổ phiếu nhằm đánh lạc hướng thị trường đôi khi sẽ khơng đạt được mục tiêu mà cịn làm cho vấn đề bất cân xứng thông tin trở nên trầm trọng hơn gây mất lòng tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp.

Qua đây, dẫn đưa một gợi ý đối với cơ quan quản lý thị trường là thật cần thiết có quy định cụ thể hơn đối những doanh nghiệp đăng ký mua cổ phiếu quỹ với mục tiêu không lành mạnh, họ không thực hiện hoặc thực hiện mua với một tỷ lệ nhỏ so với số lượng công bố mua. Hiện tượng này tạo ra thông tin sai lệch, gia tăng sự bất cân xứng thông tin cũng như làm ảnh hưởng đến mục tiêu hướng đến một thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và bền vững.

Trong giới hạn về thời gian, luận văn chỉ dừng lại xem xét một số vấn đề xung quanh ngày công bố thông tin mua cổ phiếu quỹ. Sau giai đoạn mua cổ phiếu quỹ, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này như thế nào là chưa được đề cập, đây cũng là hướng gợi mở để phát triển tiếp chủ đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ajinkya, B.B. & Jain, P.C. (1989), 'The Behavior of Daily Stock Market Trading Volume', Journal of Accounting and Economics, 11, 331-359.

Andrikopoulos, P. (2005), 'Modern finance vs. behavioural finance: an overview of key concepts and major arguments', Behavioural Finance: An Overview of Key Concepts and Major Arguments (June 2005).

Arnold, G. 2008, Corporate financial management, Pearson Education.

Asquith, P. & Mullins Jr, D.W. (1986), 'Signalling with dividends, stock repurchases, and equity issues', Financial Management, 27-44.

Azevedo, A., Karim, M., Gregoriou, A. & Rhodes, M. (2014), 'Stock price and volume effects associated with changes in the composition of the FTSE Bursa Malaysian KLCI', Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 28, 20-35.

Bagwell, L.S. & Shoven, J.B. 1988, 'Share repurchases and acquisitions: An analysis of which firms participate', Corporate takeovers: Causes and consequences, University of Chicago Press, pp. 191-220.

Bajo, E. (2010), 'The information content of abnormal trading volume', Journal of Business Finance & Accounting, 37(7‐8), 950-978.

Banz, R.W. (1981), 'The relationship between return and market value of common stocks', Journal of financial Economics, 9(1), 3-18.

Barber, B.M. & Lyon, J.D. (1997), 'Firm Size, Book‐to‐Market Ratio, and Security Returns: A Holdout Sample of Financial Firms', The journal of Finance,

52(2), 875-883.

Bernard, V.L. & Thomas, J.K. (1990), 'Evidence that stock prices do not fully reflect the implications of current earnings for future earnings', Journal of Accounting and Economics, 13(4), 305-340.

Bildik, R. & Gülay, G. (2008), 'The effects of changes in index composition on stock prices and volume: Evidence from the Istanbul stock exchange',

International Review of Financial Analysis, 17(1), 178-197.

Bodie, Z., Kane, A. & Alan, J.M. 2011, 'Investments', New York, NY, McGraw- Hill/Irwin.

Bondt, W.F. & Thaler, R.H. (1987), 'Further evidence on investor overreaction and stock market seasonality', The journal of Finance, 42(3), 557-581.

Brockman, P., Howe, J.S. & Mortal, S. (2008), 'Stock market liquidity and the decision to repurchase', Journal of Corporate Finance, 14(4), 446-459. Brown, S.J. & Warner, J.B. (1980), 'Measuring security price performance', Journal

Brown, S.J. & Warner, J.B. (1985), 'Using daily stock returns: The case of event studies', Journal of financial Economics, 14(1), 3-31.

Campbell, C.J. & Wasley, C.E. (1996), 'Measuring abnormal daily trading volume for samples of NYSE/ASE and NASDAQ securities using parametric and nonparametric test statistics', Review of Quantitative Finance and Accounting, 6(3), 309-326.

Constantinides, G.M. & Grundy, B.D. (1989), 'Optimal investment with stock repurchase and financing as signals', Review of Financial Studies, 2(4), 445- 465.

Cowan, A.R. (1992), 'Nonparametric event study tests', Review of Quantitative Finance and Accounting, 2(4), 343-358.

Cready, W.M. & Ramanan, R. (1991), 'The power of tests employing log- transformed volume in detecting abnormal trading', Journal of Accounting and Economics, 14(2), 203-214.

Daniel, K., Hirshleifer, D. & Subrahmanyam, A. (1998), 'Investor psychology and security market under‐and overreactions', The journal of Finance, 53(6),

1839-1885.

De Bondt, W.F. (1998), 'A portrait of the individual investor', European Economic Review, 42(3), 831-844.

Fama, E.F. (1970), 'Efficient capital markets: A review of theory and empirical work*', The journal of Finance, 25(2), 383-417.

Fama, E.F. & French, K.R. (1992), 'The cross-section of expected stock returns',

The journal of Finance, 47(2), 427-465.

Fama, E.F. & French, K.R. (2004), 'The capital asset pricing model: Theory and evidence', Journal of Economic Perspectives, 18, 25-46.

Grullon, G. & Ikenberry, D.L. (2000), 'What do we know about stock repurchases?',

Journal of Applied Corporate Finance, 13(1), 31-51.

Ikenberry, D., Lakonishok, J. & Vermaelen, T. (1995), 'Market underreaction to open market share repurchases', Journal of financial Economics, 39(2), 181- 208.

Ikenberry, D., Lakonishok, J. & Vermaelen, T. (2000), 'Stock repurchases in Canada: Performance and strategic trading', The journal of Finance, 55(5),

2373-2397.

Jagadeesh, N. & Titman, S. (2001), 'Profitability of momentum strategies: An Evaluation of Alternative Explanations', The journal of Finance, LVI(2),

699-720.

Jegadeesh, N. & Titman, S. (1993), 'Returns to buying winners and selling losers: Implications for stock market efficiency', The journal of Finance, 48(1), 65-

Jensen, M.C. (1986), 'Agency cost of free cash flow, corporate finance, and takeovers', Corporate Finance, and Takeovers. American Economic Review, 76(2).

Kim, O. & Verrecchia, R.E. (1991), 'Trading volume and price reactions to public announcements', Journal of Accounting Research, 302-321.

Lakonishok, J., Shleifer, A. & Vishny, R.W. (1994), 'Contrarian investment, extrapolation, and risk', The journal of Finance, 49(5), 1541-1578.

Lasfer, M.A. (2000), 'The market valuation of share repurchases in Europe', City University Business School.

MacKinlay, A.C. (1997), 'Event studies in economics and finance', Journal of economic literature, 13-39.

Madura, J. 2012, International Corporate Finance, 10th edn, Thomson/South-

Western.

Nittayagasetwat, W. & Nittayagasetwat, A. (2013), 'Common Stock Repurchase: Case of Stock Exchange of Thailand', International Journal of Bussiness and

Social Science, 4 (2), 76-82.

Reinganum, M.R. (1981), 'Misspecification of capital asset pricing: Empirical anomalies based on earnings' yields and market values', Journal of financial Economics, 9(1), 19-46.

Rozeff, M.S. & Kinney, W.R. (1976), 'Capital market seasonality: The case of stock returns', Journal of financial Economics, 3(4), 379-402.

Shiller, R.J. (2003), 'From efficient markets theory to behavioral finance', Journal of

Economic Perspectives, 83-104.

Vermaelen, T. (1981), 'Common stock repurchases and market signalling: An empirical study', Journal of financial Economics, 9(2), 139-183.

Vinh, V.X. & Kiếm, Đ.B. (2014), 'Nghiên cứu lợi nhuận bất thường khi xuất hiện khối lượng giao dịch bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam',

Phát triển Kinh tế, 290, 21-41.

Vinh, V.X. & Thư, P.T.A. (2014), 'Lợi nhuận bất thường và tính thanh khoản của cổ phiếu đối với thông báo chia tách cổ phiếu: Nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khốn Việt Nam', Cơng Nghệ Ngân Hàng, 105, 42-52.

Vithessonthi, C. (2007), 'Share repurchases: Evidence from Thailand', The Business

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu đối với thông báo mua cổ phiếu quỹ bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)