CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ROA bị tác động bởi các nhân tố vốn chủ sở hữu (CAPITAL), chi phí hoạt động (COST), cho vay khách hàng (LOAN), quy mô tài sản (SIZE), rủi ro tín dụng (PROVI) và nợ xấu (NPL).
ROA= - 0.22261113 + 0.10099567***CAPTITAL - 0.02970342***COST -
0.01381365**LOAN + 0.41528511**SIZE -0.21957566**PROVI - 0.11437918*** NPL
ROE bị tác động bởi các nhân tố lạm phát (INF), cho vay khách hàng (LOAN), chi phí hoạt động (COST), vốn chủ sở hữu (CAPITAL), tính thanh khoản (LIQUID) và nợ xấu (NPL)
ROE = 47.039734*** - 0.20054871***CAPTITAL -
0.25120846***COST - 0.12294783***LOAN - 0.07423603*LIQUID - 0.58785243** NPL - 0.17197047**INF
Nhân tố vốn chủ sở hữu tác động tích cực lên ROA có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% đối với ROA Khi các yếu tố khác khơng đổi, khi CAPITAL tăng hay giảm 1% thì ROA tăng hay giảm 0.10099567%, điều này cho thấy vốn chủ sở hữu càng lớn thì ROA càng lớn, cho thấy một ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo đƣợc niềm tin trong ngƣời dân đến giao dịch và các chủ nợ. Thứ tự thanh toán khi ngân hàng phá sản đƣợc ƣu tiên theo thứ tự sau: các khoản tiền gửi, nghĩa vụ của Chính phủ và ngƣời lao động, các giấy nợ có khả năng chuyển đổi, cổ phần
ƣu đãi và cổ phần thƣờng. Chính vì vậy, một ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo đƣợc sự an tâm hơn đối với các chủ nợ và ngƣời gửi tiền. Mặt khác, nguồn vốn chủ sở hữu lớn, đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để hoạt động, tránh phụ thuộc vào nguồn vốn huy động với chi phí cao hơn từ bên ngồi, từ đó giúp gia tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Syfria (2012) và Vincent Okoth và Gemechu Berchanu Kusa (2013).
Trong khi đó, các yếu tố khác khơng đổi, khi CAPITAL tăng hay giảm 1% thì ROE giảm hay tăng 0.20054871%. Mặt khác hệ số ƣớc lƣợng hồi quy cho thấy khi CAPITAL tăng 1%, mặc dù ROA tăng 0.10099567% nhƣng ROE sẽ giảm 0.20054871%. Nhƣ phân tích một ngân hàng CAPITAL cao tuy an toàn hơn nhƣng lợi nhuận cũng bị giảm, bên cạnh đó ta có thể hiểu rằng các NHTM có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao vẫn chƣa tận dụng đƣợc nguồn vốn tăng thêm. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Vincent Okoth và Gemechu Berchanu Kusa (2013) khi một ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao sẽ có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế có những bất ổn về vĩ mô, các ngân hàng chạy đua lãi suất để có vốn kinh doanh thì những ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ duy trì hoạt động ổn định do không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài , thơng qua đó giúp gia tăng tỷ suất sinh lợi. Tuy nhiên về mặt tốn học ROE đƣợc tính bằng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nhƣng tốc độ gia tăng của lợi nhuận không nhanh bằng tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu, chính vì vậy vốn chủ sở hữu càng cao thì ROE càng thấp. Do đó việc sử dụng các biện pháp tăng vốn chủ sở hữu cần phải phù hợp với tình hình phát triển của ngân hàng cũng nhƣ quy mơ hoạt động, đảm bảo gia tăng lợi nhuận, bù đắp các chi phí phát sinh để tốc độ lợi nhuận ròng thu đƣợc cao hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu từ đó mới nâng cao tỷ suất sinh lợi, đặc biệt ảnh hƣởng CAPITAL lên ROE cao hơn ROA.
Nhân tố chi phí hoạt động (COST) có mối quan hệ nghịch với ROA, ROE và có mức ý nghĩa thống kê là 1% với hệ số hồi quy lần lƣợt là -0.02970342, - 0.25120846. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi COST tăng hay giảm
thì ROA sẽ giảm hay tăng 0.02970342% và ROE sẽ giảm hay tăng 0.25120846%. Kết quả phù hợp với giả thuyết của tác giả, khi tỷ lệ COST tăng lên làm cho tỷ suất sinh lợi giảm. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Syfria (2012) và Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015).
Có thể thấy rằng một ngân hàng có năng lực quản lý chi phí hoạt động tốt sẽ có tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động thấp. Nếu năng lực quản trị chi phí tốt sẽ giúp ngân hàng tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí, từ đó tối ƣu hóa lợi nhuận của ngân hàng.
Hiện nay tình hình cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gay gắt, một ngân hàng có năng lực quản trị chi phí tốt sẽ sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý các biện pháp nhƣ quảng bá thƣơng hiệu, tổ chức các chƣơng trình hội nghị, hội thảo, thực hiện trách nhiệm với xã hội, môi trƣờng... nhằm nâng cao vị thế trên thị trƣờng. Trong giai đoạn khó khăn khi đối mặt với khủng hoảng tài chính, các ngân hàng đã nổ lực cải cách, sắp xếp nhân lực quản trị, hành chính và kinh doanh. Những biện pháp tối giản chi phí nhƣ ứng dụng tiên tiến của cơng nghệ, hợp tác chiến lƣơc nhằm nâng cao việc quản lí chuyên nghiệp hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc sử dụng các biện pháp này cần phải phù hợp với tình hình phát triển của ngân hàng cũng nhƣ quy mơ hoạt động, đảm bảo có thể thu hút khách hàng gia tăng lợi nhuận, bù đắp lại các chi phí phát sinh, từ đó nâng cao tỷ suất sinh lợi, đặc biệt ảnh hƣởng COST lên ROE cao hơn ROA. Nhƣ vậy hiệu quả hoạt động của NHTM đƣợc cải thiện thì khả năng sinh lợi của NHTM cũng gia tăng. Tức là NHTM muốn gia tăng khả năng sinh lời thì cần kiểm sốt tốt chi phí hoạt động của mình, nhất là chi phí liên quan đến nhân viên vì khoản mục này chiếm tỷ trọng cao.
Nhân tố nợ xấu có tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE với mức ý nghĩa thống kê 1% và hệ số ƣớc lƣợng hồi quy của ROA là -0.11437918, của ROE là - 0.58785243 với mức ý nghĩa thống kê 5%. Nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa tỷ lệ nợ xấu và khả năng sinh lời với mức ý nghĩa cao. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng càng cao cũng đồng nghĩa với khả năng sinh lời của các ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng. Kết quả ƣớc lƣợng này phù hợp với giả thuyết của tác giả khi nợ xấu
tăng cao sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Nợ xấu tăng cao làm cho các khoản trích lập chi phí dự phịng tăng theo và theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam các khoản nợ nhóm 3, 4, 5 đƣợc xếp vào nợ xấu. Trong thời gian qua kinh tế khó khăn, nợ xấu của ngành ngân hàng gia tăng cũng đã ảnh hƣởng khơng ít đến hoạt động của ngân hàng làm giảm rõ rệt tỷ suất sinh lợi ngân hàng.
Nhân tố cho vay khách hàng tác động ngƣợc chiều lên ROA, ROE với mức ý nghĩa thống kê là 5% đối với ROA và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% đối với ROE. Khi các yếu tố khác không đổi khi LOAN tăng hay giảm 1% thì ROA giảm hay tăng 0.01381365% và ROE giảm hay tăng 0.12294783%. Điều này đƣợc giải thích là tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các NHTMCP có hội sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2015 liên tục ở mức bình quân là 45%. Từ năm 2012 đến năm 2015 các ngân hàng liên tục cho vay trên 60% dẫn đến thanh khoản trong hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng luôn căng thẳng. Từ đó các ngân hàng cạnh tranh huy động vốn gay gắt, đẩy lãi suất huy động lên cao. Mặc dù lợi nhuận thuần trƣớc khi trích lập chi phí rủi ro tín dụng tăng bình qn trong giai đoạn 2008 – 2015 ở mức 13% và nhất là từ năm 2009 – 2011 tỷ lệ tăng trƣởng lợi nhuận thuần đạt trên 30%, trong khi đó tỷ lệ cho vay tăng trƣởng bình quân chỉ đạt 3%, nhƣng tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tăng bình qn 24 %/năm, trong giai đoạn 2008 – 2012 khủng hoảng kinh tế xảy ra và nền kinh tế chƣa phục hồi đƣợc nhƣ giai đoạn trƣớc năm 2008, chính vì vậy mặc dù cho vay gia tăng nhƣng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng gặp bất lợi do các doanh nghiệp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, sức mua giảm sút, hàng hố bị ứ đọng, vay vốn kinh doanh khơng còn hiệu quả, các khoản đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản khó thu hồi khi thị trƣờng bất động sản đóng băng... Dẫn đến ảnh hƣởng các khoản nợ của các ngân hàng và rủi ro cho vay sẽ làm giảm doanh thu của ngân hàng cũng nhƣ ảnh hƣởng đến việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, trong khi các khoản đầu tƣ, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hồi đƣợc mà ngân hàng phải trả vốn huy động một cách đều đặn hay nói cách khác là hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng; lợi nhuận
từ hoạt động cho vay thấp hơn chi phí trả lãi huy động của khách hàng nên đã tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Nhân tố lạm phát tác động ngƣợc chiều lên ROE với mức ý nghĩa thống kê là 5% đối với ROE. Khi các yếu tố khác không đổi khi INF tăng hay giảm 1% thì ROE giảm hay tăng 0.17197047%. Kết quả âm phù hợp với mong đợi của tác giả. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Syfria (2012) và Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012). Lạm phát ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tƣ… dẫn đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng giảm. Nguyên nhân khi lạm phát tăng cao việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn và để huy động đƣợc vốn hoặc khơng muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trƣờng vốn. Bên cạnh đó lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay cũng tăng, điều này làm xấu đi về môi trƣờng đầu tƣ của ngân hàng. Đồng thời cũng ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng do để đáp ứng nhu cầu vay vốn của trung và dài hạn, các ngân hàng đã dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Nhân tố quy mô tài sản tác động cùng chiều đối với ROA và có ý nghĩa thống kê là 5% với hệ số hồi quy ƣớc lƣợng 0.41528511. Kết quả dƣơng phù hợp với sự mong đợi của tác giả. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015). Các NHTMCP có hội sở chính ở thành phố Hồ Chí Minh có quy mơ lớn nhƣ ACB, Eximbank, Sacombank, SCB, LienVietPostbank nhờ vào sức mạnh thị trƣờng có thể thu hút đƣợc nguồn vốn huy động lớn từ các tập đồn, tổng cơng ty nhà nƣớc với mức lãi suất thấp, các ngân hàng này lại có lợi thế kinh tế theo quy mơ khi chi phí cố định đƣợc phân bổ cho một khối lƣợng giao dịch lớn làm tăng lợi nhuận; từ đó, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản sẽ tăng.
Nhân tố thanh khoản tác động ngƣợc chiều đối với ROA và ROE và có ý nghĩa thống kê 10% đối với ROE với hệ số hồi quy là -0.07423603 nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê đối với ROA. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi LIQUID tăng hay giảm thì ROE sẽ giảm hay tăng 0.07423603 %. Kết quả âm phù
hợp với sự mong đợi của tác giả. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) và Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015).
Nhân tố rủi ro tín dụng, có mối quan hệ ngƣợc chiều với ROA, ROE nhƣng chỉ có ý nghĩa thống kê là 5% đối với ROA với hệ số hồi quy là 0.21957566. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi PROVI tăng hay giảm thì ROA sẽ giảm hay tăng 0.21957566%. Dự phịng rủi ro có ảnh hƣởng đến ROA và ảnh hƣởng của nhân tố này đúng với kỳ vọng của mơ hình khi mà dự phòng rủi ro tăng thì làm giảm tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng. Khi một ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro cao cho thấy ngân hàng đó đang có nợ xấu tăng cao, chất lƣợng tín dụng sụt giảm, đồng nghĩa với việc tình hình hoạt động kinh doanh đang xấu đi. Mặt khác, khi doanh nghiệp trích lập dự phịng rủi ro sẽ khiến lợi nhuận sụt giảm, gây ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Kết quả phù hợp với sự mong đợi của tác giả. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngân hàng chấp nhận rủi ro tín dụng càng cao sẽ có tỷ suất sinh lợi càng cao. Kết quả cũng chỉ ra mối tƣơng quan âm giữa NPL và ROA, ROE. Điều này đúng khi tình trạng nợ xấu rất lớn, rủi ro mất vốn của ngân hàng tăng. Ngân hàng càng dự phòng rủi ro cao đã làm giảm khả năng vốn kinh doanh, đầu tƣ của ngân hàng, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012), Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015).
Tuy nhiên trong mơ hình nghiên cứu của tác giả, ROA, ROE khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với nhân tố tiền gửi khách hàng (DEPOSIT), tăng trƣởng kinh tế (GDP). Hay nói cách khác kết quả phân tích chƣa cho thấy tác động của tiền gửi của khách hàng và tăng trƣởng kinh tế đối với ROA, ROE. Nguyên nhân là nền kinh tế nƣớc ta giai đoạn 2008 – 2015 do tác động của sự biến động từ cuộc khủng hoảng tài chính, tỷ lệ lạm phát không ổn định, thị trƣờng bất động sản trầm lắng kéo dài, sức mua giảm,… những khó khăn đó đã ảnh hƣởng đến hoạt động của các ngân hàng. Ngồi ra,vì khoản tiền gửi tại các NHTMCP là khoản tiền
không ổn định, nhƣng do nền kinh tế nƣớc ta do tác động của sự biến động từ những cuộc khủng hoảng tài chính do đó nguồn tiền gửi vào NH ra vào liên tục. Sự cạnh tranh giữa các NH thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác giữa các NHTM, phƣơng pháp cạnh tranh chủ yếu của các NHTMCP là lãi suất huy động không chú trọng đến chất lƣợng tín dụng.
Kết luận chƣơng 4
Tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu của 10 ngân hàng thƣơng mại cổ phần có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2015. Phƣơng pháp tiến hành là thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tƣơng quan tuyến tính, phân tích hồi quy, kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan, kiểm định đa cộng tuyến, sử dụng các kiểm định và xử lý vi phạm của mơ hình để xác định tính phù hợp của mơ hình đã xây dựng.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tỷ suất sinh lợi của ngân hàng chịu tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài, cụ thể các biến độc lập tác động và có ý nghĩa thống kê đối với ROA, ROE gồm CAPITAL, COST, LOAN, NPL; SIZE, PROVI chỉ tác động đến ROA và INF chỉ tác động đến ROE. Trong các biến độc lập có ý nghĩa thống kê đều phù hợp với kỳ vọng của tác giả, chỉ riêng biến cho vay khách hàng trái với giả thuyết. Đồng thời chƣa tìm thấy tác động của GDP, DEPOSIT đến ROA, ROE.
Trong hai mơ hình ROA, ROE, ta thấy tỷ trọng ảnh hƣởng của biến NPL với mức ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% là cao nhất. Điều này chứng tỏ nếu ngân hàng có chính sách hạn chế và xử lý nợ xấu để có thể giảm tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro trên tổng dƣ nợ, nâng cao chất lƣợng tín dụng ngắn hạn và dài hạn phù hợp từng thời kỳ sẽ góp phần tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo cạnh tranh trên thị trƣờng gắn với việc đảm bảo tăng trƣởng tín dụng an tồn, hiệu quả, phù