Yêu cầu mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở thái bìnhtrong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 32 - 34)

Cấp cơ sở là một trong 4 hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước ta. Việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã là cơng việc hết sức khó khăn, phức tạp, phải bảo đảm tính Đảng, tính khoa học, tính hệ thống, tính dân tộc và kế thừa những

thành tựu xây dựng chính quyền cấp xã trong những năm qua, phải bảo đảm ổn định tình hình chính trị để thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.

Chính quyền cấp xã vừa là người đại diện quyền lực nhà nước ở địa phương, đồng thời là người đại diện cho nhân dân địa phương trong hệ thống quyền lực.

Tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phải quán triệt những quan điểm và mục tiêu cải cách nền hành chính nhà nước trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá VII. Cụ thể là:

- Phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, mọi chủ trương Nghị quyết của Đảng bộ về lãnh đạo kinh tế - xã hội ở địa phương, phải được thể chế hoá thành kế hoạch, biện pháp thực hiện và quản lý của chính quyền, Đảng bộ. Phải kiểm tra, kiểm soát hoạt động của chính quyền và bố trí cán bộ chủ chốt, giới thiệu đảng viên có đủ tiêu chuẩn tham gia chính quyền theo pháp luật qui định thơng qua bầu cử, khơng tách Đảng và chính quyền một cách máy móc.

- Xây dựng chính quyền trong sạch, thực sự có năng lực, hiệu lực và hiệu quả để thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, phải bảo đảm tính hệ thống của cơ quan hành chính nhà nước thơng suốt từ Trung ương đến cơ sở.

- Xây dựng chính quyền cấp xã vững mạnh phải nhằm đạt được sự kết hợp hài hồ tính quyền lực của nhà nước với tính cộng đồng dân cư đã được hình thành trong lịch sử.

- Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hoạt động năng động, có hiệu quả, đào tạo rèn luyện được đội ngũ cán bộ có tài năng và phẩm chất, làm cho nền hành chính quốc gia ngày càng được đổi mới, thực sự là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để thực hiện những mục tiêu trên, phải đảm bảo 2 yêu cầu lớn:

- Phải dân chủ hố đất nước thơng qua việc xây dựng một hệ thống tổ chức nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phải luật hoá mọi hoạt động của đời sống xã hội và hoạt động của chính quyền; giáo dục mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; thực hiện tốt nguyên tắc Pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ nghiêm kỷ cương của đất nước, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Hai u cầu trên ln có quan hệ biện chứng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Nếu dân chủ mà khơng có Pháp lụât sẽ dẫn đến dân chủ cực đoan, vơ chính phủ; ngược lại nếu có pháp luật mà khơng dân chủ sẽ dẫn đến sự độc tài khác với bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy thực hiện dân chủ hố và pháp luật hố giúp ta xây dựng chính quyền cấp xã đúng hướng, vừa đẩy nhanh sự tiến bộ của cuộc sống, vừa thực hiện mục tiêu lý tưởng của Bác Hồ đã chọn là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở thái bìnhtrong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)