giữa chính quyền với các tổ chức này
Củng cố, kiện tồn tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền cần phải gắn liền với việc củng cố, kiện toàn mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở địa phương. Một mặt, xuất phát từ nguyên lý: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, xét về mặt lịch sử, giai cấp nào lãnh đạo được quần chúng nhân dân thì giai cấp đó sẽ thắng; xuất phát từ truyền thống đại đoàn kết dân tộc và thực tế cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý: Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết, thành cơng, thành cơng đại thành công. Trong thời kỳ đổi mới, mặt trận tổ quốc và các đồn thể nhân dân đã có vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chăm lo lợi ích cho đồn viên, hội viên, thực hiện dân chủ vì đổi mới xã hội, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Tháng 6/1999 Quốc hội khóa X đã thơng qua Luật mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khẳng định vị trí, vai trị của mặt trận, một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp
khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
Cùng với mặt trận tổ quốc, vai trị của các đồn thể cũng ngày càng được đề cao. Để phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đồn thể, cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức và hoạt động phù hợp với điều kiện, đặc điểm tâm lý các tầng lớp xã hội, tôn trọng tự nguyện, tự trang trải kinh phí, bình đẳng hiệp thương và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với chức năng xã hội và vì lợi ích thiết thực của các hội viên.
Mặt khác, trong chế độ ta, quyền làm chủ của nhân dân không chỉ thông qua Nhà nước bằng các cơ quan đại biểu của mình (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) mà quyền làm chủ của nhân dân cịn thơng qua Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể của mình. Vì vậy chính quyền cấp xã phải thực hiện tốt mối quan hệ này, thể hiện chính quyền là của dân, do dân và vì dân.
Các kỳ họp của HĐND nhất thiết phải mời Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân như thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh... đến dự. Những người này được phát biểu ý kiến đóng góp với HĐND, nhưng không biểu quyết. HĐND xã luôn giữ mối liên hệ và phối hợp công tác Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mỗi năm 2 lần thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở xã về tình hình hoạt động của HĐND, chuẩn bị chương trình đưa ra kỳ họp HĐND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc vận động nhân dân và các đoàn thể thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của HĐND.
Kỳ họp của UBND cấp xã khi bàn đến những vấn đề có liên quan đến Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể thì phải mời những người đứng đầu của các tổ chức này đến dự. UBND thực hiện chế độ thơng báo tình hình mọi mặt ở xã cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong xã tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã, đại biểu HĐND và cán bộ, thành viên của UBND. UBND cấp xã và các thành viên của UBND có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong xã.