Thực tiễn những năm qua cho thấy rằng những sai phạm của chính quyền cấp xã nếu khơng được kiểm tra, uốn nắn kịp thời sẽ tích đọng thành những vấn đề lớn gây bất bình trong nhân dân, có nơi trở thành phản ứng tập thể gay gắt, gây hậu qủa lớn. Kiểm tra, thanh tra hoạt động của chính quyền cấp xã phải được tiến hành thường xuyên, kết hợp kiểm tra, thanh tra của cấp trên với kiểm tra, thanh tra tại chỗ của nhân dân, khơng chờ có vụ việc xảy ra mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy thực hiện tốt dân chủ ở xã, phường là hình thức kiểm tra có hiệu lực, hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động của chính quyền cấp xã.
Trong tình hình hiện nay phải tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã. Những yếu kém, khuyết điểm, những khiếu kiện của nhân dân đối với chính quyền cấp xã nếu được kiểm soát ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở sẽ giúp cho công tác giải quyết đỡ phức tạp, khó khăn, kịp thời ngăn chặn để khơng dẫn đến tình trạng tích đọng lâu ngày bùng phát thành những điểm nóng khiếu kiện tập thể đơng người kéo dài như ở Thái Bình trong thời gian vừa qua.
Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện và tỉnh phải thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân hàng tháng (dành thời gian trực tiếp tiếp dân), mặt khác phải thường xuyên xuống cơ sở để lắng nghe ý kiến của nhân dân, trực tiếp quan
sát giải quyết ngay những vụ việc phát sinh ngay từ cơ sở, nhất là xử lý kịp thời những cán bộ chính quyền có sai phạm. Cần có những quy định để cơ quan thanh tra cấp trên, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể xử lý nhanh chóng, kịp thời đối với những cán bộ có sai phạm rõ ràng, nhanh chóng thiết lập trật tự kỷ cương.