3.3.1. Chuỗi cung ứng Zara
a) Ưu điểm
Do đặc thù hoạt động trong ngành thời trang nhanh cùng chiến lược cạnh tranh tập trung vào việc dự báo các xu hướng thời trang mới nhất và sản xuất những gì mà thị trường yêu cầu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, chuỗi cung
ứng của Zara cần phải rất linh hoạt, nhanh nhẹn và nhạy bén. Công ty tin rằng sự tích hợp
dọc theo chuỗi cung ứng cho phép đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và linh hoạt trong khi vẫn giữ được lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Chuỗi cung ứng của Zara bao gồm các thành phần chính: Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào,
trung tâm thiết kế và sản xuất, trung tâm phân phối, hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.
• Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào:
Zara hình thành một bộ tiêu chí 3T (Thời gian, Tin tưởng và Tính minh bạch) để lựa chọn và đánh giá các nhà cung cấp. Hơn nữa, việc phân bổ nguồn cung ứng nguyên liệu chính, phụ đối với các nhà cung cấp dựa trên bộ tiêu chí trên cũng giúp Zara đồng bộ, nâng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ như nhà cung cấp nguyên liệu chính (vải) của Zara là các NCC châu Âu, NCC châu Á chủ yếu cung cấp cúc và khóa. Điều này giúp giảm rủi ro về chất lượng cho thành phẩm của Zara và cũng giúp quá trình cung ứng, vận chuyển nguyên liệu của Zara diễn ra một cách nhanh chóng.
Việc chỉ mua một số loại vải cơ bản với số lượng lớn mà không yêu cầu NCC phải thực hiện công đoạn nhuộm cũng là một bước đi rất khơn khéo của Zara trong mơ hình vận hành chuỗi cung ứng giúp giảm chi phí đầu vào cũng như thay đổi linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường và khách hàng, giảm lượng hàng tồn kho đáng kể trong ngành thời trang nhanh đặc thù.
Mỗi năm, Zara điều chỉnh loại vải đặt mua từ NCC → NCC có thể giao thẳng số lượng vải lớn đến Zara DC - the Cube trong thời gian ngắn (5 ngày)
• Trung tâm thiết kế và sản xuất:
Trong chuỗi cung ứng của Zara, Zara DC - the Cube được coi là “Trái tim của toàn bộ chuỗi cung ứng” và được đặt ở một vị trí hợp lý, gần các nhà máy sản xuất đã
đem đến lợi thế về tốc độ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cũng như giảm chi phí vận tải nhờ được kết nối với các nhà máy sản xuất bởi các đường ray ngầm riêng có của Zara, tránh những rủi ro khách quan khiến hàng bị giao chậm trễ.
Thiết kế cũng là khâu đặc biệt quan trọng được Zara quan tâm vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung ứng, thỏa mãn tốt nhu cầu của
khách hàng. Zara xây dựng một quy trình đồng bộ và nhanh chóng giữa khâu thiết kế với khâu sản
xuất và phân phối sản phẩm bao gồm từ khâu thiết kế với đội ngũ nhà thiết kế làm việc chặt chẽ với các chuyên gia phân tích thị trường để kịp nắm bắt chính xác nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để đưa ra mẫu thiết kế phù hợp, nhanh chóng phác thảo và sản xuất đại trà để có thể sẵn sàng đưa hàng lên kệ chỉ trong thời gian ngắn (4 - 6 tuần), sản phẩm cũ sẽ được điều chỉnh và quay lại thị trường sau 2 tuần cùng với việc đều đặn ra các bộ sưu tập thời trang mới chứ không theo mùa như phương thức truyền thống. Điều này giúp tạo lợi thế cạnh tranh về tốc độ cũng như sự đa dạng sản phẩm của hãng trong ngành thời trang nhanh.
Các sản phẩm của Zara cũng bao phủ tất cả các nhóm đối tượng bao gồm: phụ nữ, nam giới và trẻ em với phong cách cuộc sống đời thường, giá cả phải chăng nên dễ dàng tiếp cận các đối tượng khách hàng cũng như tăng quy mô và thị phần của hãng trên thị trường.
Với việc ứng dụng công nghệ, tự động hóa trong sản xuất, hệ thống robot làm việc tự động trong các nhà máy sát sao từng giây từng phút với tỷ lệ lỗi dưới 0,5%, các nhà máy đảm nhận cơng đoạn chính đều do Zara trực tiếp sở hữu và điều hành, các công đoạn may ráp cuối cùng hay chuỗi cung ứng chi phí thấp cho các sản phẩm ít thay đổi được Zara thuê ngoài vừa giúp đảm bảo chất lượng, cung ứng nhanh sản phẩm, vừa giúp tiết kiệm chi phí ở những khâu sản xuất phụ cho chuỗi cung ứng chi phí thấp những sản phẩm ít thay đổi.
• Hệ thống phân phối
Trung tâm phân phối của Zara được đặt ở vị trí logistics hub lớn của Tây Ban Nha, rất thuận lợi cho quá trình vận chuyển. Hơn nữa, nhờ cách phân bổ và linh hoạt sử dụng các phương thức vận chuyển đối với các thị trường khác nhau với mức độ đáp ứng sản phẩm khác nhau đã giúp Zara phân phối sản phẩm của mình đến thị trường thế giới một cách nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất.
Phương thức quản lý dự trữ tích hợp cũng giúp Zara linh hoạt và rút ngắn thời gian giao hàng, nâng cao dịch vụ khách hàng.
Zara lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường bằng cách nhượng quyền, đồng sở hữu hoặc sở hữu các cửa hàng bán lẻ của mình trên tồn thế giới. Điều này giúp Zara dễ dàng làm cho quy mô hệ thống phân phối dễ dàng được mở rộng. Việc hoạt động marketing của Zara chỉ tập trung vào việc tìm vị trí đắc địa, đặt cạnh các thương hiệu lớn như Gucci, Prada và thiết kế không gian cửa hàng sang trọng, ấm cúng cũng là một bước đi khá hiệu quả của Zara để tăng độ nhận diện thương hiệu của mình với tệp khách hàng tiềm năng.
Nhóm thiết kế bao gồm nhà thiết kế và các chuyên gia thị trường thường xuyên làm việc với quản lý cửa hàng. Từ đó giúp Zara nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, hiểu được khách hàng cần gì, hiểu được xu hướng của thị trường để đưa ra những quyết định cải tiến sản phẩm kịp thời.
Công nghệ RFID được áp dụng cũng giúp nâng cao hiệu suất của chuỗi cung ứng, đẩy nhanh tốc độ kiểm kê sản phẩm, dịng thơng tin được dịch chuyển nhanh hơn, giúp nhân viên có thể giành thời gian để chăm sóc khách hàng nhiều hơn, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, mức độ đáp ứng khách hàng.
b) Nhược điểm
Tăng chi phí vận tải: Các phương thức vận tải của Zara bao gồm đường bộ, đường biển và đường hàng khơng, đây đều là những loại hình phương tiên sử dụng nhiên liệu hóa thạch có chi phí khá cao và sẽ trở nên khan hiếm trong tương lai, đặc biệt chi phí vận chuyển đường hàng khơng có chi phí khá cao sẽ làm tăng chi phí vận chuyển trong chuỗi.
Thị trường Châu Á và Thái Bình Dương là một thị trường tiềm năng và sẽ phát triển mạnh trong tương lại. Tuy nhiên, Zara lại chưa có đầu tư và đặt nhiều cửa hàng phân phối ở khu vực này, điều này có thể dẫn đến mất nguồn doanh thu ở một thị trường tiềm năng.
Zara không chú trọng và phát triển vào mảng quảng cáo. Điều này có thể dẫn đến giảm độ nhận biết thương hiêu, đặc biệt trong dài hạn dưới sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, việc khơng quảng cáo và truyền thơng tốt có thể dẫn đến mất cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc có độ bao phủ thương hiệu tốt hơn.
Các sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ phải được chuyển đến trung tâm phân phối rồi mới được chuyển đến các cửa hàng đôi khi sẽ khiến tốn thời gian, gia tăng chi phí vận chuyển.
Những sản phẩm thời trang nhanh có vịng đời sử dụng ngắn và khó phân hủy nên gây ơ nhiễm đối với môi trường.
c) Cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng Zara trong thời kỳ đại dịch Covid – 19
• Cơ hội:
Đại dịch Covid lại là cơ hội để Zara thúc đẩy kênh phân phối thương mại điện tử, kênh đem lại nguồn doanh thu chính cho Zara trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Doanh số bán hàng trực tuyến ngày càng tăng do hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi qua thời kỳ đại dịch. Trong bối cảnh bình thường mới, Zara cũng đầu tư mạnh vào mảng thương mại điện tử cũng như mở rộng không gian các cửa hàng để giành lợi thế cạnh tranh trước đối thủ, Zara cũng đầu tư nâng cấp ứng dụng mua sắm trên điện thoại di động. Hơn nữa, việc khách hàng tìm kiếm sản phẩm cần mua cũng giúp cho Zara có thể nhận diện nhu cầu khách hàng dễ hơn mà không cần mất nhiều cơng sức cũng như khách hàng có thể tiện mở rộng phạm vi tìm kiếm của mình có thể phần nào giảm đi lượng hàng tồn kho cũng như lãng phí CCU.
Việc phát triển kênh thương mại điện tử cũng giúp tăng hiệu quả chuỗi cung ứng của Zara, giúp tăng cường các điểm bán hàng của Zara, các cửa hàng lớn hơn lúc này sẽ đóng vai trị là trung tâm phân phối bán hàng trực tuyến, giúp giảm bớt các khâu khơng cần thiết trong chuỗi cung ứng, tránh lãng phí tài nguyên chuỗi cung ứng.
• Thách thức:
Đại dịch Covid-19 là thời kỳ chứng kiến sự sụt giảm của nền kinh tế toàn cầu, ngành hàng thời trang nhanh cũng là một trong những ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Zara cũng không ngoại lệ. Các lệnh phong tỏa kéo dài đã khiến Zara phải đóng cửa nhiều cửa hàng của mình trên thế giới, lên đến 88% vào năm 2020, chuỗi cung ứng của Zara cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đứt gãy chuỗi cung ứng mà nguyên nhân là từ lệnh phong tỏa. Doanh thu của Zara giảm sút 44% từ tháng 2/2020 đến tháng 4/2020 và ghi nhận lỗ so với cùng kỳ năm 2019.
Các lệnh dãn cách, phong tỏa cũng là nguyên nhân ngăn cản người dân đến với những cửa hàng của Zara, giảm sức mua đáng kể. Người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng thời trang, thay vào đó tập trung và chi tiêu chủ yếu cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và sức khỏe. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Zara.
3.3.2. Chuỗi cung ứng H&M
a) Ưu điểm
H&M được coi là doanh nghiệp khởi xướng ra khái niệm thời trang nhanh. Triết lý “Thời trang và chất lượng ở mức giá tốt nhất” đem đến thành công rất nhanh cho H&M. Chuỗi cung ứng của H&M bao gồm các thành phần: nguồn cung cấp, trung tâm thiết kế, hệ thống sản xuất, hệ thống phân phối, hệ thống bán lẻ.
Nguồn cung cấp:
H&M làm việc với một lượng lớn nhà cung cấp từ châu Âu và châu Á, các văn phòng của H&M chịu trách nhiệm điều phối các nhà cung cấp đảm bảo liên kết chặt chẽ trong chuỗi, đồng bộ quy trình và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào luôn được đảm bảo.
Trung tâm thiết kế:
Thiết kế là một khâu vô cùng quan trọng quyết định đến việc sản phẩm có được đón nhận trên thị trường khơng. Vì thế, việc các nhà thiết kế của H&M phải làm việc với các nhà thiết kế họa tiết, người tiêu dùng trên thị trường và 1 số chuyên gia về kiểm soát chi tiêu cá nhân sẽ giúp dự đoán đúng nhu cầu khách hàng, nâng cao hiệu quả của dịng thơng tin để sản xuất đúng và đủ sản phẩm khách hàng cần, giảm thiểu hàng tồn kho, từ đó nâng cao giá trị và hiệu quả chuỗi cung ứng của H&M.
H&M cũng rời bỏ cách làm truyền thống chỉ cung cấp 3 bộ sưu tập mỗi năm mà giới thiệu luôn phiên các sản phẩm mới tạo sự khan hiếm và mới mẻ, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng, cạnh tranh với đối thủ.
H&M hợp tác sản xuất và thiết kế độc quyền với các ông lớn trong làng thời trang quốc tế giúp nâng cao vị thế và uy tín của thương hiệu trong làng thời trang, tạo ra những sản phẩm sang trọng mà vẫn gắn liền với số đông, với cuộc sống, đáp ứng nhu cầu về chất lượng, thời trang, đồng thời vẫn đảm bảo về giá cả cho khách hàng.
H&M không sở hữu những nhà máy sản xuất của riêng mình. Việc trung thành với chiến lược “thuê ngoài” giúp H&M giảm thiểu và tối thiểu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, ngoài ra giúp hãng tập trung vào các khâu khác trong chuỗi cung ứng được hiệu quả hơn. Các văn phịng được đặt gần các nguồn cung có trách nhiệm điều phối và quản lý các nhà cung cấp giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hệ thống phân phối:
H&M sử dụng linh hoạt phương thức phân phối hàng hóa, phần lớn các sản phẩm sẽ được chuyển về trung tâm phân phối ở Đức để chuyển đến các cửa hàng bán lẻ, phần còn lại sẽ được chuyển thẳng đến thị trường trọng điểm. Điều này giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển, sản phẩm kịp cung ứng và giao đến các thị trường trọng điểm.
H&M cũng vận hành một hệ thống kho dự trữ tập trung của cửa hàng để kiểm tra và phân phối sản phẩm đến các cửa hàng.
Thời gian đặt hàng và số lượng đặt hàng được lựa chọn linh hoạt, với các mẫu cơ bản, ít thay đổi sẽ được đặt hàng trước với số lượng lớn, còn các mẫu theo xu hướng mới sẽ yêu cầu thời gian thực hiện ngắn hơn đáng kể. Điều này giúp cho chuỗi cung ứng hiệu quả về thời gian, chi phí mà các sản phẩm xu hướng khơng bị lỗi mốt nhanh.
Hệ thống bán lẻ:
Khác với các hãng thời trang khác, H&M lựa chọn tự sở hữu và điều hành các cửa hàng của mình trên khắp thế giới. Điều này có thể giúp H&M quản lý tốt hơn chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng, các tiêu chuẩn về bán hàng được đồng bộ.
Phương thức vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt của H&M làm kéo dài thời gian giao hàng.
Các cửa hàng H&M đều do H&M sở hữu chứ không sử dụng phương thức nhượng quyền hay đồng sở hữu có thể dẫn đến khó mở rộng quy mơ dễ dàng ở các thị trường tiềm năng đặc biệt là các thị trường khó tính, nền chính trị bất ổn, nhiều rào cản thuế quan, phi thuế quan và thị trường có thị hiếu tiêu dùng khác biệt.
Việc sử dụng chiến lược “th ngồi” có thể dẫn đến khó đồng bộ hóa quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của H&M.
Những sản phẩm thời trang nhanh có vịng đời sử dụng ngắn và khó phân hủy nên gây ơ nhiễm đối với mơi trường.
H&M sử dụng linh hoạt phương thức phân phối hàng hóa lại khiến tốc độ giao nhận hàng hóa giảm sút, có thể gây bất lợi cho H&M khi hoạt động trong ngành thời trang nhanh
c) Cơ hội và thách thức của H&M trong đại dịch Covid-19
Cơ hội:
Cũng giống như Zara, đại dịch Covid-19 bùng nổ cũng là lúc H&M tìm thấy một hướng đi mới phù hợp với thời đại hơn, đó là phát triển hơn nữa kênh thương mại điện tử. Qua thời kỳ đại dịch, doanh thu bán hàng qua kênh thương mại điện tử tăng 30% và đây cũng sẽ là một kênh phân phối tiềm năng mà H&M sẽ phát triển trong tương lai.
Thách thức:
Việc áp dụng các lệnh phong tỏa cùng các biện pháp dãn cách trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng của H&M bị ảnh hưởng nặng nề từ khâu vận chuyển hàng hóa cho đến các điểm phân phối, bán hàng. Năm 2020, có tới 80% cửa hàng của H&M phải đóng cửa do dãn cách kéo dài cùng với lệnh phong tỏa, cùng với đó, hành vi mua sắm của khách hàng cũng thay đổi, doanh thu bán hàng tại các cửa hàng trực tiếp của H&M liên tục bị sụt giảm.