Doanh thu phân theo cơ cấu thị trường giai đoạn 2016 – 2020

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tập đề tài THÚC đẩy KINH DOANH DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG hóa BẰNG ĐƯỜNG BIỂN của CÔNG TY TNHH CEVA LOGISTICS (Trang 36 - 37)

4. Kết cấu chuyên đề

2.3. Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển của

2.3.1. Doanh thu phân theo cơ cấu thị trường giai đoạn 2016 – 2020

Bảng 2.2. Doanh thu phân theo thị trường giai đoạn 2016 – 2020

ĐVT: Triệu đồng 2016 2017 2018 2019 2020 EU 129.890 154.314 196.689 221.674 239.856 Mỹ 98.326 93.602 112.674 136.983 151.985 ASEAN 77.463 84.199 106.364 115.126 120.845 Tổng 305.679 332.115 415.727 473.783 512.686 (Nguồn: Bộ phận Kế tốn – tài chính)

Các thị trường tiêu biểu hàng đầu cho hàng hóa giao nhận xuất nhập khẩu của công ty bao gồm: EU, Mỹ và ASEAN đều có doanh thu biến động tăng giảm liên tục.

Thị trường EU: Đây là thị trường chính có doanh thu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển lớn nhất của Ceva Việt Nam. Năm 2016, khách hàng Primark chuyển sang sử dụng container treo loại STRAP dẫn đến sự sụt giảm về số lượng container đóng hàng mà Ceva Logistics thiết kế riêng. Đến năm 2017, doanh thu tăng không đáng kể bởi sự ổn định các đơn hàng của Scancom, Astro và Sudima cùng với sự tăng nhẹ thị trường nhập khẩu của Primark. Từ năm 2018 - 2019, sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), lượng hàng hoá giao nhận tăng đáng kể với doanh thu năm 2018 và 2019 lần lượt là 196.689 và 221.674 triệu đồng. Chỉ riêng năm 2020, do sư bùng phát của dịch Covid-19, doanh thu tăng không đáng kể với 239.856 triệu đồng.

Thị trường Mỹ: Đây là thị trường có doanh thu giao nhận hàng hóa bằng đường biển đứng thứ 2 của cơng ty. Nhìn chung, doanh thu của dịch vụ giao nhận hàng hoá đường biển tại thị trường Mỹ của Ceva Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ trong 5 năm gần đây. Năm 2017, mặc dù cơng ty vẫn duyy trì các lơ hàng của WD và Bosch đều đặn nhưng lượng đơn hàng của Nike liên tiếp tụt giảm và việc Ceva Logistics chấm dứt hợp đồng với Microsoft đã khiến doanh thu giao nhận tại thị trường này giảm theo, giảm khoảng 4,8% so với năm 2016. Năm 2018 – 2019 chứng kiến sự tăng trưởng trong doanh thu nhưng không đáng kể, lần lượt là 112.674 và 136.983 triệu đồng. Năm 2020, do dịch bệnh nên việc kinh doanh

dịch vụ giao nhận tại thị trường Mỹ tăng không đáng kể với doanh thu 151.985 triệu đồng.

Thị trường ASEAN: Đây cũng là một trong những thị trường quan trọng của Ceva Logistics đóng vai trị quan trọng trong việc tăng trưởng doanh thu của công ty. Năm 2016, Ceva Logistics ký thành công hợp đồng làm hàng Door to Door cho khách hàng Kotobuki đến Thái Lan và Malaysia với đơn hàng liên tục đã giúp doanh thu năm 2016 tăng đáng kể với 77.463 triệu đồng. Năm 2017, công ty tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng hơn nữa khi Ceva Việt Nam ký kết hợp đồng với Akzo Nobel, góp phần thúc đẩy doanh thu giao nhận hàng hoá đến thị trường ASEAN tăng 8% so với năm 2016. Các đơn hàng vẫn đều đặn ổn định vì vậy doanh thu năm 2018-2019 cũng tăng đáng kể lần lượt là 106.364 và 115.126 triệu đồng, riêng năm 2020 vì dịch Covid ở cả khu vực ASEAN nên Ceva Logistics cũng bị ảnh hưởng khiến doanh thu tăng không đáng kể với 120.845 triệu đồng.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tập đề tài THÚC đẩy KINH DOANH DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG hóa BẰNG ĐƯỜNG BIỂN của CÔNG TY TNHH CEVA LOGISTICS (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w