Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tập đề tài THÚC đẩy KINH DOANH DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG hóa BẰNG ĐƯỜNG BIỂN của CÔNG TY TNHH CEVA LOGISTICS (Trang 47)

4. Kết cấu chuyên đề

2.6. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

bằng đường biển của Công ty TNHH Ceva Logistics Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020

2.6.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2016 – 2020, bằng những nỗ lực khơng ngừng của mình, cơng ty TNHH Ceva Logistics đã đạt được những thành công trong việc thúc đẩy kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển.

Sự ổn định về doanh thu và lợi nhuận: Qua những số liệu trên ta thấy

được công ty TNHH Ceva Logistics đã đạt được một số thành tựu. Doanh thu và lợi nhuận hàng năm của cơng ty vẫn tăng đều và có tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước.

Uy tín của Ceva Logistics: Từ ngày thành lập đến nay, Ceva Logistics

ln hồn thành tốt các hợp đồng, đảm bảo với slogan “Making Business Flow”, Ceva Logistics Việt Nam mong muốn trở thành đối tác, bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng được nâng cao, giữ chân được nhiều khách hàng cũ và thu hút được nhiều khác hàng mới. Hàng hóa được giao nhận an tồn, ít hư hỏng và nhanh chóng đến tay khách hàng.

Chất lượng dịch vụ khách hàng: Trong khi thực hiện hợp đồng giao nhận

chất lượng dịch vụ của Ceva Logistics là rất tốt, ln đảm bảo sự an tồn của hàng hóa và thực hiện hợp đồng trong thời gian nhanh nhất có thể. Bên cạnh đó, Ceva Logistics cũng có những chương trình tư vấn với khách hàng về hợp đồng xuất nhập khẩu để tránh các tranh chấp xảy ra.

Hoạt động nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh: Hiện nay, Ceva Logistics đang thực hiện rất tốt việc nghiên cứu thị trường giúp công ty nắm bắt được nhu cầu và những thay đổi của thị trường, từ đó có các phương án, kế hoạch phù hợp trong những giai đoạn tiếp theo.

Hoạt động đàm phán và ký kết hợp đồng: Hầu hết các hợp đồng đều được

trao đổi bằng các thiết bị cơng nghệ như fax, mail, chat voice,…tối thiểu hố các cuộc gặp mặt trao đổi với nhà cung cấp, điều này khiến cho cơng ty giảm được chi phí cho hoạt động đi lại, làm việc… rất tốn kém tại nước ngoài đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh như bây giờ.

Quy trình giao nhận: Qua quy trình giao nhận được trình bày ở trên, nhìn

chung quy trình giao nhận hàng hóa đường biển của Ceva Logistics đảm bảo quy trình nhanh gọn, có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa nhân viên phòng Sales, nhân viên chứng từ, nhân viên giao nhận và bộ phận kế toán. Đảm bảo các các bước của quy trình ln được thực hiện một cách tốt nhất do có sự chuyên mơn hóa.

2.6.2. Hạn chế

Chất lượng về truyền thông: Hiện nay, Ceva Logistics đang hướng đến

mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận hàng hoá đường biển và tăng mức độ nhận biết về dịch vụ đối với khách hàng. Tuy nhiên, cơng ty hiện nay chưa có bộ phận Marketing riêng, vì vậy các ấn phẩm truyền thông cũng như các chiến dịch quảng cáo giới thiệu dịch vụ tới các khách hàng tiềm năng chưa có, chưa hiệu quả.

Phạm vi dịch vụ giao nhận: Hiện nay, Ceva Việt Nam đang chỉ tập trung

vào các dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển truyền thống mà chưa thực sự phát triển dịch vụ Door to door. Ceva Logistics chưa đầu tư nguồn vốn vào loại hình dịch vụ này, chưa dám mở rộng phạm vi dịch vụ giao nhận hàng hố của mình.

Tìm kiếm khách hàng: Các khách hàng mà cơng ty có được hầu hết là

khách hàng cũ có quan hệ làm ăn lâu năm và có mối quan hệ thân thiết. Phịng Sales hiện đang làm rất tốt các chính sách để giữ chân khách hàng cũ, tuy nhiên chưa thực sự tìm kiếm được nhiều khách hàng mới có ý định sử dụng dịch vụ giao nhận lâu bền, hầu như mới chỉ sử dụng dịch vụ một lần và không quay lại.

Hiện nay tại Việt Nam, Ceva Logistics Việt Nam chỉ chủ yếu cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa và gom hàng là chủ yếu, dù có khả năng cung cấp các dịch vụ Door to Door hay Contract Logistics thì số lượng khách hàng chưa nhiều, chưa gây dựng được thương hiệu và chỗ đứng sâu rộng đối với loại hình Door to Door và Contract Logistics.

2.6.3. Nguyên nhân

2.6.3.1. Nguyên nhân khách quan

(1) Nguyên nhân 1: Sự thay đổi liên tục của luật Hải quan

Mặc dù hiện nay, luật Hải quan Việt Nam được đánh giá là tương đối hoàn thiện nhưng nhiều quy định vẫn cịn chồng chéo, chưa chi tiết và đơi khi mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác. Những quy định mới được ban hành, sửa đổi thường xuyên trong khi thời gian áp dụng lại gấp gáp khiến các cơng ty cịn

mơ hồ và lúng túng trong cách thức, thời gian triển khai. Sự bị động ấy dẫn đến tình trạng chưa kịp thực hiện hoặc thực hiện sai luật nên không đủ điều kiện thông quan, gây tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến kế hoạch giao nhận ban đầu và không đảm bảo được chất lượng dịch vụ như cam kết.

(2) Nguyên nhân 2: Vị thế mặc cả cao của nhà cung ứng

Đối với dịch vụ vận tải và kho bãi thuê ngoài, giá cả để thuê phương tiện biến động liên tục do ảnh hưởng của chi phí biến đổi như giá xăng, phí mơi trường, BOT,…nên các nhà cung ứng chỉ nhận các lô hàng phù hợp với khối lượng trọng tải, loại xe, vị trí giao hàng khi đạt được thỏa thuận về giá theo mong đợi. Vị thế mặc cả cao cũng như quyền tự điều chỉnh giá của các nhà cung ứng làm chi phí dịch vụ bị tăng giảm bất ổn. Việc khơng có kho bãi, phương tiện vận tải cố định khiến nhiều lần vào dịp cao điểm cơng ty có hàng về mà khơng có xe, khiến q trình giao nhận bị chậm lại, chi phí thì gia tăng, làm khách hàng cảm thấy khơng an tồn khi giao dịch.

2.6.3.2. Nguyên nhân chủ quan

(1) Nguyên nhân 1: Thiếu bộ phận Marketing độc lập

Cho tới tận thời điểm hiện tại thì cơng ty vẫn khơng có đội ngũ nhân lực có chun mơn về Marketing. Vì vậy, tồn bộ những ấn phẩm truyền thơng về dịch vụ từ sách ảnh cho đến các mạng xã hội trên nền tảng số đều chưa được thiết kế một cách bài bản, chính thống. Việc quảng bá thương hiệu để tạo ấn tượng về chất lượng dịch vụ còn rất nhạt nhòa và lu mờ trước đối thủ cạnh tranh.

(2) Nguyên nhân 2: Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển các dịch vụ mới chưa hiệu quả

Hiện nay, Ceva Logistics dù đã hoạt động ở Việt Nam hơn 9 năm nhưng vẫn chỉ đang tập trung phát triển những dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển truyền thống mà chưa thực sự đầu tư nhiều để mở rộng phạm vi sang dịch vụ Door to door, dịch vụ đóng gói các kiện hàng của khách hàng, đại lý thủ tục hải quan,….Dù Ceva Logistics là một cơng ty nước ngồi và được sự hậu thuẫn từ nguồn vốn của khu vực nhưng vì phân bổ chưa hợp lý nên chưa thực sự đầu tư vào những dịch vụ đầy tiềm năng này.

(3) Nguyên nhân 3: Thiếu giải pháp tìm kiếm khách hàng mới

Tìm kiếm khách hàng của cơng ty vẫn còn dậm chân tại chỗ. Các khách hàng mà cơng ty có được hầu hết là khách hàng cũ có quan hệ làm ăn lâu năm và có mối quan hệ thân thiết. Hiện nay, Ceva Logistics chưa có phịng Marketing riêng biệt vì vậy, tồn bộ những ấn phẩm truyền thông về dịch vụ trên các mạng xã hội, nền tảng số đều chưa được thiết kế một cách bài bản, chính thống. Việc quảng bá thương hiệu để tạo ấn tượng về chất lượng dịch vụ còn rất nhạt nhòa và lu mờ trước đối thủ cạnh tranh. Điều đó dẫn đến việc khó khăn trong tìm kiếm khách hàng mới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA

CƠNG TY TNHH CEVA LOGISTICS VIỆT NAM 3.1 Dự báo cơ hội và thách thức đối với kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng

hóa bằng đường biển tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025

3.1.1 Cơ hội

Với vị trí địa thuận lợi của nước ta khi sở hữa đường bờ biển dài 3260km, nằm trong vùng biển Đông với hoạt động vận tải biển nhộn nhịp trên thế giới cùng với hệ thống cảng biển trong những năm qua cũng đã được chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng với khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 100.000 tấn. Tính đến ngày 2/4/2021, cả nước có 286 bến cảng, trong đó Hải Phịng là địa phương tập trung nhiều bến cảng nhất (50 bến cảng), tiếp đến là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (45 bến cảng) và TP HCM xếp vị trí thứ ba (43 bến cảng).

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, trong tháng 11/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 59,7 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng trước và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 599,12 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5%; nhập khẩu đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5%. Điều này cho thấy nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đang ở mức tăng trưởng tốt, đây chính là thị trường vô cùng hấp dẫn đối với hoạt động giao nhận hàng hóa bởi vận tải biển là phương thức vận tải chủ yếu của thế giới do khả năng chuyên chở hàng hóa với khối lượng lớn và giá thành rẻ khi so sánh với những phương thức vận tải khác.

Giao nhận là một khâu nằm trong hoạt động logistcis, tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, giao nhận có thể xem là dịch vụ chính trong hoạt động kinh doanh của các cơng ty Logistics tại nước ta. Ngồi ra, dự báo đến hết năm 2021, với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu như hiện nay, Bộ Công Thương dự báo, kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm có thể vượt 600 tỷ USD do vậy tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn.

Cùng với đó là chính sách mở cửa, hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới của chính phủ Việt Nam. Nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương đã được ký kết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị trường giao nhận. Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã ngày càng nhận rõ vai trò quan trọng của ngành logistics đối với hoạt động phát triển kinh tế của quốc gia vì vậy chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, xây dựng hành lang pháp lý thơng thống cho hoạt động logistics của nước nhà. Những chính sách tiêu biểu có thể kể đến như: Quyết định số 1012/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Kế

hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định 200/ QĐ-TTg ngày 14/2/2017. Bên cạnh đó, cịn là việc đơn giản hóa, cắt bỏ những quy định thủ tục hành chính rườm rà, khơng cần thiết, gây lãng phí thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp logistics trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự quan tâm của Nhà nước và Chính phủ trong việc xem xét và có những động thái cần thiết nhằm phát triển ngành logistics nước nhà.

3.1.2 Thách thức

Hiện nay, dù hệ thống cảng biển đã nhận được sự đầu tư từ phía Nhà nước, tuy nhiên, hoạt động giao nhận còn bao gồm dịch vụ vận tải đa phương thức, hình thức Door to Door hay Contract Logistics,…

Cụ thể cơ sở hạ tầng giao thơng của nước ta cịn nhiều yếu kém, khơng có đồng bộ khi quá tập trung đầu tư cho đường bộ, chưa có sự đầu tư thích đáng cho các phương thức vận tải khác trong khi vận tải đa phương thức ngày càng phát triển. Đây được xem là bài tốn khó nhất đối với ngành logistics của nước ta, làm sao để có thể phát triển đồng bộ hệ thống các phương thức vận tải khác bên cạnh vận tải đường bộ, nhằm giảm sự phụ thuộc và áp lực lên một phương thức vận tải đế phát triển và đa dạng hóa hiệu quả dịch vụ giao nhận hàng hóa tại thị trường Việt Nam.

Nguyên nhân chưa thể triển khai nhanh chóng nâng cấp hạ tầng ngồi vấn đề về nguồn vốn còn là tác động của dịch COVID-19. Làn sóng dịch với biến thể mới đang quay trở lại với mức độ nguy hiểm báo động trên tồn thế giới nói chung cũng như khu vực nói riêng. Khơng ai có thể đảm bảo được khi nào thì đại dịch mới chấm dứt và khi nào thì tổn thất kinh tế sau lệnh cách ly, phong tỏa mới có thể khơi phục trở lại.

3.2 Định hướng và mục tiêu kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển của Công ty TNHH Ceva Logistics Việt Nam đường biển của Công ty TNHH Ceva Logistics Việt Nam

3.2.1 Định hướng

Ngày nay, giao nhận hàng hóa bằng đường biển là một trong những dịch vụ đầy tiềm năng và cũng là dịch vụ có tính cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Các công ty giao nhận đều muốn sử dụng mọi giải pháp để giành được vị thế và thị phần lớn nhất có thể. Cơng ty đã xây dựng định hướng 05 năm tiếp theo nhằm chủ động đầu tư và thúc đẩy hơn nữa dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển.

Với slogan “Making Business Flow”, Ceva Logistics Việt Nam mong muốn trở thành đối tác, bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với mong muốn đem đến các giải pháp về hậu cần, giao nhận nhằm hỗ trợ tốt nhất đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó, mở rộng quy mơ, đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng kho bãi nhằm giảm chi phí hoạt động.

Hạn chế ảnh hưởng của tính chất thời vụ. Việc ký kết được những hợp đồng giao nhận dài hạn với số lượng lớn hay giảm giá dịch vụ để thu hút khách hàng vào mùa thấp điểm rất quan trọng đối với cơng ty, vì tình trạng thiếu hàng diễn ra rất thường xuyên vào các tháng thấp điểm. Cũng như, vào những mùa lễ tết hàng hóa nhiều, nhân viên giao nhận khơng thể đảm đương tất cả. Điều này cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động của cơng ty.

3.2.2 Mục tiêu

Ngay hiện tại và trong tương lai gần, mục tiêu của Ceva Logistics Việt Nam là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của cơng ty, xây dựng vị trí, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp ngày một cao và vững chắc hơn trong lòng khách hàng cũng như trên thị trường giao nhận tại Việt Nam. Để thực hiện

điều nay, công ty đã đề ra những nhiệm vụ cần phải thực hiện như sau:

- Củng cố mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với các khách hàng lớn, khách hàng

thân quen của cơng ty, có các kế hoạch và phương án chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.

- Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, đề xuất các phương án chăm sóc khách hàng mới một cách hiệu quả.

- Củng cố và mở rộng mối quan hệ với các đối tác, nhà cung cấp dịch vụ có uy tín trên thị trường giao nhận Việt Nam.

- Tăng cường đầu tư thích đáng cơ sở vật chất, hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải,…nhằm cung cấp đa dạng loại dịch vụ, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.

- Không ngừng nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh của công ty nhằm xử lý và qn lý thơng tin lơ hàng một cách chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất công việc.

- Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty, nhằm

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tập đề tài THÚC đẩy KINH DOANH DỊCH vụ GIAO NHẬN HÀNG hóa BẰNG ĐƯỜNG BIỂN của CÔNG TY TNHH CEVA LOGISTICS (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w