Đối tượng của thỏa thuận phân chia là khối di sản thuộc sở hữu chung của những người thừa kế bao gồm:
- Tài sản riêng của người chết.
Đây là phần tài sản mà mỗi một cá nhân đều có được thơng qua lao động sản xuất hoặc các giao dịch dân sự hợp pháp. Bất kỳ một cá nhân nào cũng đều phải có tài sản riêng bởi nó gắn liền với những nhu cầu tất yếu về vật chất cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, quyền có tài sản, hay nói cách khác, quyền sở hữu tài sản của cá nhân ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội khác nhau ln có sự khác nhau trong quy định của pháp luật. Vì thế, trong từng thời kỳ thì di sản cũng được quy định khác nhau về thành phần cũng như phạm vi của nó.
Tài sản riêng của người chết được hiểu là toàn bộ tài sản mà thuộc sở hữu cá nhân người đó, vì thế khi thực hiện các quyền năng về chiếm hữu, sử dụng định đoạt đối với tài sản cá nhân không bị chi phối bởi bất kỳ chủ thể nào, trừ sự chi phối của pháp luật. Thuật ngữ "tài sản riêng" được sử dụng trong Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2005 nhằm để phân biệt tài sản nào là của riêng người vợ, tài sản nào là của riêng người chồng, tài sản nào thuộc sở hữu chung hợp nhất giữa vợ và chồng.
Trước thời kỳ đổi mới, quyền sở hữu tư nhân (trong đó có quyền sở hữu cá nhân) được pháp luật quy định trong một phạm vi rất hạn hẹp, chỉ bao gồm tư liệu tiêu dùng là chính. Đồi với tư liệu sản xuất thì cá nhân chỉ được sở hữu các công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ. Trong những năm gần đây, dưới chủ trương của Đảng Cộng
sản Việt Nam được thể hiện trong nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, Nhà nước ta có nhiều chủ trương đổi mới kinh tế nhằm phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên quyền sở hữu tư nhân được mở rộng hơn rất nhiều. Vì thế di sản thừa kế theo đó cũng được mở rộng cả về thành phần, phạm vi, số lượng. Di sản thừa kế không chỉ là công cụ sản xuất trong những trường hợp được phép lao động nhỏ như trước đây mà còn bao gồm tất cả cac tư liệu sản xuất với số lượng không hạn chế, trừ các tư liệu sản xuất quan trọng thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, tài nguyên trong lòng đất v.v… Tất cả các loại tài sản này thuộc quyền sở hữu của một người sẽ thành di sản khi người đó chết.
Tại khoản 1 Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định: "…Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân" [2]. Theo quy định này, thì tài sản riêng của vợ hoặc của chồng có được dựa trên những căn cứ sau đây:
+ Tài sản riêng của vợ hoặc của chồng có được trước khi kết hơn. Trước khi kết hôn, mọi cá nhân đều hoạt động trong mọi lĩnh vực của đòi sống xã hội để tạo lập cuộc sống cho mình. Các tài sản mà họ xác lập được quyền sở hữu trong các hoạt độnh đó đương nhiên thuộc quyền sở hữu của riêng họ. Vì vậy, tài sản mà mỗi bên trong quan hệ vợ chồng có trước khi kết hơn bao gồm những thu nhập từ lao động, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; tài sản do người khác chuyển dịch quyền sở hữu thông qua các giao dịch hợp pháp khác được xác định là tài sản riêng của mỗi người.
Khi một bên chết thì tài sản riêng của họ sẽ thuộc di sản thừa kế bao gồm: Nhà ở mà người đó có trước khi kết hôn do mua được tặng cho, phần nhà ở mà người có nhà trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa được nhà nước để lại cho họ ở và đã được xác định là thuộc sở hữu của người đó; quyền sử dụng đất mà người đó có được trước khi kết hôn cùng với cây cối hoa màu mà người đó đã trồng và hưởng lợi trên đất đó, các khoản tiền để dành…, tư liệu, dụng cụ, máy móc của người làm cơng tác nghiên cứu; tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng; các thu nhập khác như tiền công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, v.v…; các tài sản có được thơng qua các giao dịch dân sự hợp pháp.
+ Tài sản riêng của vợ hoặc của chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Bao gồm: tài sản mà vợ được người khác tặng cho riêng thuộc sở hữu riêng của vợ; tài sản mà chồng được tặng cho riêng thuộc sở hữu riêng của chồng; tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người; sau khi chia tài sản chung, những tài sản mà vợ, chồng đã được chia thuộc tài sản riêng của vợ, chồng; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.
- Tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng
Cuộc sống gia đình địi hỏi mọi thành viên trong gia đình phải cùng nhau lao động, kinh doanh sản xuất để tạo dựng cho gia đình một cơ sở vật chất nhất định. Tất yếu đó là một cơ sở thực tế hình thành khối tài sản chung của vợ chồng. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định tương đối cụ thể tài sản chung của vợ chồng, bao gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Nếu khơng có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
Theo quy định trên của Luật Hôn nhân và Gia đình ta thấy khi xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào "thời kỳ hôn nhân" và nguồn gốc của các loại tài sản bao gồm:
+ Tài sản chung của vợ chồng được xác lập trong thời kỳ hôn nhân Thời kỳ hôn nhân được khoản 7 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: "Thời kỳ hơn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hơn đến ngày chấm dứt hôn nhân" [2]. Việc kết hôn của nam nữ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận theo đúng các điều kiện và thủ tục mà pháp luật quy định. Quan hệ hôn nhân được coi là chấm dứt trong ba trường hợp: Khi một bên chết, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm một bên chết. Khi ly hôn, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm bản án hoặc quyết định cho ly hơn của Tồ án có hiệu lực pháp luật. Khi một bên bị Tịa án tuyên bố là đã chết, quan hệ hôn nhân được coi là chấm dứt kể từ ngày mà người bị tuyên bố chết được coi là đã chết (được xác định trong quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chết đối với cá nhân có hiệu lực pháp luật). Những tài sản (bao gồm cả động sản và bất động sản) do vợ chồng tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Bởi pháp luật đã xác định tài sản chung của vợ chồng là "chung hợp nhất" nên khối tài sản đó có tính chất sau đây:
Thứ nhất, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định
đối với tài sản chung - "sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung" (khoản 1 Điều 233 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Thứ hai, trong thời kỳ hôn nhân, các tài sản chỉ do chồng hoặc vợ làm
ra hoặc do cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra đều thuộc tài sản chung hợp nhất giữa vợ và chồng.
Thứ ba, vợ chồng hồn tồn có quyền bình đẳng, chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt tài sản chung mà không phụ thuộc tài sản đó do ai tạo ra. "Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung" (khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000).
Theo Điều 27 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 thì thu nhập của các cặp vợ chồng chủ yếu và có tính ổn định là từ lao động, sản xuất hoặc kinh doanh dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp biểu hiện dưới dạng tiền lương, tiền công lao động hoặc là lợi nhuận thu được từ sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Điều luậ trên cũng đã quy định tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm các thu nhập hợp pháp khác của họ trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể hoá quy định này, tại điểm a, mục 3 Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP đã hướng dẫn: những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân có thể là tiền lương, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ chồng có được hoặc những tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật Dân sự năm 2005.
+ Tài sản chung của vợ chồng được xác lập theo ý chí của các bên Nếu hơn nhân là một mối quan hệ mang tính pháp lý thì quan hệ vợ chồng là một mối quan hệ mang tính tình cảm. Quan niệm truyền thống của người Việt Nam về vợ chồng ln coi yếu tố tình cảm là trên hết. Khi yếu tố tình cảm cịn sâu đậm trong quan hệ vợ chồng thì khó khăn nào họ cũng có thể vượt qua "thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn", "Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon". Chính vì vậy, trong một gia đình đang n ấm ít khi vợ chồng chú ý đến việc xác định một cách rạch ròi về tài sản thuộc riêng của ai, tài sản làm ra của cả hai hay tài sản riêng của mỗi người
thường được vợ chồng ý niệm là của chung một cách tự nhiên. Cứ thế, họ cũng mặc nhiên thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản vì lợi ích chung của gia đình dù tài sản đó là của riêng họ. Thực tến này sẽ hết sức phức tạp trong việc xác định tài sản riêng của vợ, tài sản riêng của chồng, tài sản chung của vợ chồng khi tình cảm của vợ chồng "có vấn đề", có tranh chấp về tài sản giữa họ. Luật Hơn nhân và Gia đình bên cạnh quy định tài sản chung của vợ chồng có được chủ yếu từ lao động, sản xuất kinh doanh hợp pháp cũng đã quy định tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm tài sản riêng của mỗi người mà họ đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Ngồi ra, Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định: "trong trường hợp khơng có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung" (khoản 3 Điều 27). Toàn bộ tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đơi khi có một bên chết trước, theo đó, một nửa thuộc về di sản của người đã chết. Trong thực tế, việc xác định tài sản nào là của riêng của vợ hoặc chồng, tài sản nào là của chung của vợ chồng hết sức phức tạp và hiện còn rất nhiều quan điểm khác nhau. Bởi lẽ sự tích tụ tài sản của vợ, chồng thường diễn ra trong một quá trình dài và với nhiều căn cứ, hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Nếu vào thời điểm người để lại di sản chết mà quan hệ hôn nhân đang tồn tại của họ chỉ là một vợ, một chồng thì xác định "riêng" "chung" đối với tài sản của họ sẽ đơn giản khi dựa vào các căn cứ như: Tài sản đó có vào thời gian nào (so với thời kỳ hơn nhân của người có tài sản), căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó. Tuy nhiên, nếu người chết là người đàn ông đang có nhiều vợ hoặc đã từng sống chung như vợ chồng với nhiều người đàn bà khác thì việc xác định di sản của người đó sẽ hết sức phức tạp. Vì vậy, cần được phân biệt theo các trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Nếu người đó có nhiều vợ mà các cuộc hơn nhân đó đều
được pháp luật thừa nhận và các người vợ đó đều cùng nhau làm ăn chung sống với chồng thì tồn bộ tài sản mà họ có được sẽ là tài sản chung hợp nhất
của họ. Khi người chồng chết trước, một phần trong tổng khối tài sản chung đó (khi được chia đều cho số họ) sẽ thuộc về di sản của ông ta. Nếu một trong số các bà vợ chết trước thì di sản của họ cũng được xác định theo cách này.
Thứ hai: Nếu người chết có nhiều vợ hợp pháp nhưng các bà vợ đó lại
sống độc lập với nhau và khi cịn sống, người đó đã cùng tạo dựng tài sản chung với từng người vợ khác nhau thì di sản thừa kế của ơng ta sẽ bao gồm một phần hai tài sản trong khối tài sản chung giữa ông ta với từng người vợ cộng lại.
Thứ ba: Nếu lúc cịn sống, ngồi vợ hợp pháp, người để lại di sản còn
sống chung và cùng tạo dựng kinh tế chung với người khác như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng thì di sản của ơng ta sẽ bao gồm một nửa trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng và phần tài sản của ông ta được tách từ khối tài sản chung theo phần giữa ông ta với người mà ông ta đã sống như vợ chồng.
- Tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phần với người khác
Thực chất, đây là phần vốn mà người để lại di sản khi còn sống đã bỏ ra để cùng với người khác mua sắm một tài sản nhất định để cùng sản xuất kinh doanh chung. Vì vậy, khi xác định phần di sản này cần phải xác định lại toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung theo phần đó. Phần tài sản của người chết (tính theo tỷ lệ vốn góp của người đó so với tồn bộ giá trị của tài sản vào thời điểm xác định). Ví dụ: A, B, C cùng góp vốn để mua một ơ tơ chở khách 600 triệu đồng trong đó mỗi người góp vốn là 200 triệu đồng (phần này có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau). Đây chính là phần quyền được xác định đối với toàn bộ tài sản (chiếc ô tô khách) của tất cả các đồng chủ sở hữu. Khi ơ tơ được sử dụng vào mục đích kinh doanh vận chuyển hành khách mà sinh lợi, thì số lợi đó sẽ được chia cho các đồng chủ sở hữu là A, B, C theo tỷ lệ phần quyền tương ứng của mỗi người. "Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có
quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". Khi phải bỏ ra các khoản chi phí để duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo quản… tài sản chung thì mỗi đồng chủ sở hữu cũng phải chịu một phần chi phí tương ứng với phần vốn góp (phần quyền) của mỗi người có tài sản chung đó. Nếu A chết thì phần tài sản tương đương với 1/3 giá trị chiếc ô tô được xác định vào thời điểm tách quyền sở hữu (cùng với