Trong việc phân chia di sản theo thỏa thuận có vai trò của người phân chia di sản, nhưng sự có mặt của người này chỉ là một điều kiện không bắt buộc. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Người này có trách nhiệm phân chia di sản theo đúng di chúc hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế.
Thật ra, trong trường hợp di chúc có những quyết định về cách thức phân phối thì người phân chia di sản dựa vào đó mà giao tài sản cho những người có quyền hưởng di sản. Nếu không có di chúc và giữa những người thừa kế đã có thỏa thuận về việc phân chia thì người phân chia di sản thi hành các thỏa thuận ấy.
Tóm lại, trong bất kỳ trường hợp nào, người phân chia cũng khơng có quyền tự mình quyết định phân khối tài sản thuộc di sản thành các phần tài sản chia, rồi yêu cầu người này hay người nọ nhận tài sản với tính cách thanh tốn quyền lợi của người thừa kế. Nói cách khác, đây khơng phải là trọng tài của những người thừa kế, mà chỉ là một người thừa hành các quyết định của người lập di chúc hoặc của cộng đồng thừa kế.
Theo tôi, Bộ luật dân sự nên bỏ qui định về người phân chia di sản bởi qui định này ít được áp dụng trong thực tiễn. Bởi việc phân chia di sản thừa kế chỉ được thực hiện bằng hai cách: chia theo thỏa thuận và chia tại Tòa án. Khi các đồng thừa kế có thể thỏa thuận được với nhau thì họ có thể tự chia không cần nhờ đến người khác cịn khi họ khơng thể tự thỏa thuận được với nhau thì Tịa án sẽ là người phân chia di sản.
2.1.8. Di sản thờ cúng
Tôi cho rằng, việc BLDS không quy định một tỷ lệ giới hạn nhất định đối với phần di sản thờ cúng là xuất phát từ sự tơn trọng ý chí của "người
chết" khi định đoạt tài sản của mình. Cũng thừa nhận rằng, với quy định của
luật hiện hành, việc để lại di sản thờ cúng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế. Do vậy, việc xem xét phần di sản thờ cúng có "vượt
quá" hay khơng, có ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của những người thừa kế… phải tuỳ vào các trường hợp cụ thể, kết hợp giữa luật thực định và phong tục tập quán ở địa phương, qua đó có cách giải quyết hợp lý, hợp tình, bảo đảm quyền lợi cho các bên.
Thêm nữa, theo tôi, việc để lại phần di sản thờ cúng đã bị giới hạn ở hai yếu tố sau:
Thứ nhất: Nghĩa vụ tài sản của người chết để lại.
Điều 673, khoản 2 quy định: "Trong trường hợp toàn bộ di sản của
người chết không đủ để thanh tốn nghĩa vụ tài sản của người đó, thì khơng được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng".
Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng (DSTC) phải nhỏ hơn hoặc bằng hiệu số của tổng số di sản (DS) trừ đi các khoản nợ của người để lại di sản (NVTS): DSTC ≤ DS - NVTS.
Thứ hai: Phần di sản của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc.
Điều 673 không đề cập vấn đề có hạn chế hay không giới hạn của phần di sản dùng vào việc thờ cúng nếu ảnh hưởng đến phần di sản của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Do đó có nhiều ý kiến cho rằng cần làm rõ vấn đề này.