Xác định độ dốc lớn nhất của ôtô

Một phần của tài liệu Lý thuyết ô tô Trường ĐHSPKT Hưng Yên (Trang 64 - 65)

II. CÂN BằNG LựC KéO CủA ÔTÔ 1 Phương trình cân bằng lực kéo

4. Sử dụng đồ thị nhân tố động lực học 1 Xác định vận tốc lớn nhất của ô tô

4.2 Xác định độ dốc lớn nhất của ôtô

Đúng như đã trình bày ở trên trong trường hợp ơtơ chuyển động đều (ổn định) thì ta có D = , nếu biết hệ số cản lăn của loại đường thì ta có thể tìm được độ dốc lớn nhất của đường mà ơtơ có thể khắc phục được ở một vận tốc cho trước. Ta có:

imax= D - f =  - f (III.25)

Giả sử ôtô chuyển động ở tốc độ v1 (hình III-6) thì độ dốc lớn nhất mà ơtơ có thể

khắc phục đợc ở các số truyền khác nhau của hộp số được thể hiện bằng các đoạn tung độ ad (ở số I), ac (ở số II) và ab (ở số III). Còn độ dốc lớn nhất mà ơtơ có thể khắc phục được ở mỗi tỷ số truyền khác nhau của hộp số, khi động cơ làm việc ở chế độ toàn tải

được xác định bằng các đoạn tung độ Dmax - f, như vậy:

imax = Dmax – f (III.26)

Hình III.7 : Khu vực làm việc của nhân tố động lực học

Cũng cần chú ý rằng tại điểm có nhân tố động lực học lớn nhất Dmax ở mỗi số truyền thì đường cong nhân tố động lực học chia làm hai khu vực bên trái và bên phải mỗi đường cong hình III.7.

Các vận tốc chuyển động của ôtô ứng với các điểm cực đại của mỗi đường cong

nhân tố động lực học được gọi lầ vận tốc tới hạn của ôtô ở mỗi số truyền của hộp số vth.

Giả thiết rằng ôtô đang chuyển động đều (ổn định) ở vận tốc lớn hơn vận tốc giới hạn. ở vận tốc này khi lực cản của mặt đường tăng lên, vận tốc của ôtô sẽ giảm xuống, lúc đó nhân tố động lực học tăng lên hình III.7, do đó nó có thể thắng được lực cản tăng lên và

giữ cho ôtô chuyển động ổn định. Vì vậy vùng bên phải của vận tốc giới hạn v> vth gọi là

Ngược lại khi ôtô chuyển động ở vận tốc nhỏ hơn vận tốc tới hạn thì lực cản lăn chuyển động tăng lên, vận tốc chuyển động của ơtơ sẽ giảm xuống lúc đó nhân tố động lực học giảm xuống hình III.7, do đó nó khơng có khả năng thắng lực cản tăng lên, làm cho ôtô chuyển động chậm dần và dẫn đến dừng hẳn. Vì vậy vùng bên trái của vận tốc tới hạn v< vth gọi là vùng mất ổn định.

Một phần của tài liệu Lý thuyết ô tô Trường ĐHSPKT Hưng Yên (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)