Về quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp nhân Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 79 - 87)

Cơng ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử lồi người. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam chưa lâu. Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận là ở Luật Doanh nghiệp năm 1999. Những quy định hiện hành về công ty hợp danh tập trung trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Theo đó, cơng ty hợp danh có dấu hiệu pháp lý mang tính đặc thù: có tư cách pháp nhân. Đây là điểm khác biệt so với những quy định trước đây cũng như là điểm khác biệt lớn nếu so sánh với pháp luật các nước trên thế giới, bởi công ty hợp danh ở các nước nói chung khơng có tư cách pháp nhân. Vậy thì tại sao pháp luật Việt Nam lại quy định cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân trong khi các quốc gia trên thế giới hầu hết quy định cơng ty hợp danh khơng có tư cách pháp nhân? Xác định tư cách pháp nhân đó có lợi ích gì?

Tư cách pháp lý của công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam là một đặc điểm mang tính đặc thù. Theo quy định hiện hành, cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tác giả l ̣n văn thì khơng nên công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh bởi các lý do sau:

- Một là, việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh mâu

thuẫn với các quy định của Bộ luật Dân sự về phá p nhân. Điều 130 Luật doanh nghiệp quy định: Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

 Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng

nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

 Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài

sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty;

 Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty

Mà theo điều 84 Bộ luật dân sự thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi hội đủ bốn điều kiện: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.

Từ những đặc điểm của công ty hợp danh cho thấy việc quy định về tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh là chưa triệt để. Luật Doanh nghiệp năm 2005 tại khoản 1 điều 132 có quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của thành viên thành tài sản của cơng ty để khẳng định tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh với các thành viên tạo ra nó. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp lại đồng thời quy định chế độ chịu trách nhiệm vô

hạn của thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của của công ty. Chế độ

này được hiểu là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty. Cụ thể hơn, đối với những khoản nợ của công ty, thành viên hợp danh có nghĩa vụ chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ cịn lại của cơng ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ

của công ty. Như vậy, thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, khơng kể là tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho công ty hay tài sản của cá nhân không đưa vào tài sản công ty.

Thêm vào đó, khoản 3 điều 94 Bộ luật Dân sự quy định: “Thành viên

pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa

vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Nhưng chế độ chịu trách nhiệm

vô hạn của thành viên hợp danh, như đã nói ở trên, xác lập việc các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm trả nợ bằng tài sản cá nhân của mình đối với

các khoản nợ cơng ty khơng có khả năng thanh tốn. Điều đó càng thấy rõ

điểm bất hợp lý trong quy định của Luật Doanh nghiệp về tính pháp nhân của

cơng ty hợp danh.

- Hai là, việc quy định tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là

khơng phù hợp với lợi ích.

Ý nghĩa của việc quy định tư cách pháp nhân cho một tổ chức hay đúng hơn là việc hình thành khái niệm pháp nhân cho ta thấy đem lại nhiều lợi ích, đó là:

+ Thứ nhất, việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp luật được đơn giản hóa. Pháp nhân cho phép đơn giản hóa pháp luật. Chúng ta hãy đặt giả thiết là khơng có pháp nhân mà chỉ có các thể nhân. Khi đó, mỗi thể nhân thành viên đều sẽ phải tham gia vào việc ký kết các giao dịch pháp lý. Hậu quả sẽ rất phức tạp.

+ Thứ hai, việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp luật được ổn định lâu dài. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng. Người ta thường hay nói rằng, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân. Thời gian tồn tại của một pháp nhân thường dài hơn cuộc sống của một con người. Và hoạt động của pháp nhân có thể kéo dài, thậm chí rất dài. Pháp nhân không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra đối với thành viên của nó.

Nếu đối chiếu bản chất của loại hình cơng ty hợp danh vào hai lợi ích được dẫn ra trên, thì có thể thấy sự không phù hợp cơ bản khi quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.

Đối chiếu với lợi ích thứ nhất, cơng ty hợp danh khơng cần đến tư cách pháp nhân để làm đơn giản hóa pháp luật. Bản chất của các quy định của cơng ty hợp danh là tơn trọng tính thỏa thuận giữa các thành viên hợp danh và các nguyên tắc về đại diện. Số lượng thành viên hợp danh trong cơng ty hợp danh rất ít. Đặc biệt, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, mơ hình cơng ty hợp danh ở Việt Nam là mơ hình đóng kín giữa những thân hữu có thể tin tưởng lẫn nhau. Một thành viên có quyền đại diện cho các thành viên còn lại trong việc ký kết giao dịch với bên thứ ba mà không gặp trở ngại nào.

Đối chiếu với lợi ích thứ hai, khác với các loại hình cơng ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trong trường hợp gặp sự cố đối với thành viên hợp danh thì có thể chấm dứt sự tồn tại của nó. Chẳng hạn, nếu cơng ty hợp danh chỉ có hai thành viên hợp danh mà một người đột ngột qua đời thì cơng ty hợp danh đứng trước nguy cơ giải thế rất cao nếu thành viên cịn lại khơng tìm được người để tiếp tục hợp danh.

- Ba là, tư cách pháp nhân của cơng ty hợp danh nhìn từ lợi ích của

thành viên hợp danh.

Xét từ góc độ lợi ích của thành viên hợp danh, thì sự tồn tại của tư cách

pháp nhân của công ty hợp danh và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn không mang lại lợi ích lớn, ở một chừng mực nào đó, nó cịn là sự cản trở.

Ở hầu hết các nước, do việc xác định hợp danh là sự liên kết của hai

hay nhiều người cùng hùn vốn, tạo tài sản chung, chia sẻ quyền điều hành, cùng chịu lỗ hưởng lãi nên pháp luật đề cao sự thỏa thuận, không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Với điều kiện như vậy, pháp luật nhiều nước không đánh thuế thu nhập đối với công ty hợp danh, từng thành viên chịu thuế với

phần thu nhập cá nhân của riêng mình. Lợi ích của những cá nhân tham gia vào hợp danh thông thường là những cá nhân này sẽ không phải chịu thuế hai lần. Khác với loại hình hợp danh ở các nước khác, cơng ty hợp danh ở Việt Nam do có tư cách pháp nhân nên đương nhiên phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản lợi nhuận sau thuế chia cho thành viên hợp danh có thể sẽ bị đánh thuế một lần nữa. Lợi ích của các thành viên rõ ràng là bị ảnh hưởng lớn, trong khi họ đồng thời phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của cơng ty.

Cũng vì các lý do đó, mà cơng ty hợp danh theo luật Việt Nam là mơ hình kém hấp dẫn nhà đầu tư, mặc dù mong muốn của các nhà làm luật cho rằng với đặc điểm của công ty hợp danh là rất mở, rất kêu gọi với các đối tác rằng hãy „‟chơi” với chúng tơi đi vì „‟tơi‟‟ mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng các thành viên hợp danh

“của chúng tôi” lại chịu trách nhiệm vô hạn với các với khồn nợ.

Nhưng mong muốn đó đã khơng đúng trên thực tế, thể hiện qua các con số thống kế trên thực tế về số lượng của các doanh nghiệp theo loại hình này. Theo thống kê doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, cho đến ngày 20/11/2007, Hà Nội chỉ có 17 cơng ty hợp danh so với 33.327 công ty trách nhiệm hữu hạn, 21.061 công ty cổ phần, 2.921 doanh nghiệp tư nhân, 2.137 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Như vậy, có thể thấy số lượng công ty hợp danh là quá ít ỏi so với số lượng các doanh nghiệp thuộc các loại hình khác [1].

Như vậy, tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là một điểm đặc thù của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Lợi ích của quy định này nhìn chung là khơng cao, thậm chí cịn hạn chế sự phát triển của loại hình cơng ty này. Theo tác giả luâ ̣n văn thì cần tham khảo thêm pháp luật một số nước để có

quy định hợp lý hơn về cơng ty hợp danh, tạo điều kiện cho giới doanh nhân có thêm một mơ hình doanh nghiệp để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của mình; đồng thời, cũng là để phù hợp với xu thế chung của thế giới khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

3.6. Về vấn đề pháp nhân công quyền và pháp nhân tƣ (hay pháp nhân

kinh doanh ):

Một pháp nhân hình thành do việc lập ra một tổ chức mà người thành lập không trở thành thành viên của pháp nhân ( VD như: Nhà nước thành lập

một cơ quan nhà nước, một doanh nghiệp nhà nước ). Sự phân biệt căn bản

nhất trong các loại hình pháp nhân là sự phân biệt pháp nhân theo luật tư và

luật công. Pháp nhân theo luật tư là pháp nhân được thành lập theo văn bản

thành lập pháp nhân theo hình thức pháp lý tư. Đó là hợp đồng cơng ty, nghị quyết của đại hội xã viên... Điều quan trọng là những pháp nhân loại này có

mục đích hoạt động trong những lĩnh vực do luật tư điều chỉnh. Pháp nhân

công quyền, được thành lập theo quyết định của cơ quan quyền lực.

Trong khi đó, trong mỗi loại pháp nhân như vậy, cũng có thể có nhiều dạng biểu hiện khác nhau. Điều 100 Bộ luật Dân sự có liệt kê, thể hiện nhiều

dạng biểu hiện khác nhau của pháp nhân, nhưng dường như khơng theo tiêu

chí luật cơng và luật tư.

Sự khác nhau căn bản giữa pháp nhân ( hiểu theo nghĩa truyền thống –

pháp nhân dân sự, pháp nhân kinh tế ) và pháp nhân cơng quyền ở chỗ vì các pháp nhân cơng quyền tồn tại và hoạt động vì cơng quyền, khơng vì kiếm lợi nhuận nên chúng hoạt động bằng nguồn tài chính từ ngân sách. Do đó, mỗi

pháp nhân cơng quyền đều có ngân sách riêng, song nhìn chung nó khơng

nằm ngoài tổng ngân sách của nhà nước và đặc biệt nó được cấp hàng năm với mức độ khác nhau. Nói cách khác, chúng khơng có tài sản tách bạch, tài sản độc lập hiểu theo nghĩa dân sự và hơn thế nữa chúng cũng không thể chịu

trách nhiệm hữu hạn. Bởi lẽ trách nhiệm hữu hạn là tình trạng trách nhiệm về tài sản nảy sinh do pháp nhân tuyên bố phá sản. Trong khi đó, một pháp nhân công quyền như cơ quan nhà nước hoặc thậm chí cả Nhà nước khơng thể bị tuyên bố phá sản. Vì vậy, để đảm bảo sự bình đẳng giữa các pháp nhân cần có sự phân biệt và điều chỉnh riêng đối với pháp nhân công quyền và các pháp nhân tư bởi các ngành luật khác nhau.

KẾT LUẬN

Pháp nhân, ngay từ cội nguồn khai sinh ra nó, pháp nhân đã mang dấu ấn của một chủ thể được hư cấu bởi pháp luật.

Trong xã hội dân sự ngày nay, pháp nhân được xem như là một tiêu chí đánh giá mức độ tự do kinh tế và phát triển kinh tế của một đất nước. Pháp nhân là một chủ thể cơ bản tham gia vào các quan hệ dân sự – kinh tế thường

xuyên và phổ biến nên tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì

vậy, vấn đề làm rõ bản chất pháp lý của pháp nhân nói chung và các doanh

nghiệp nói riêng, từ đó giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự là hết sức cần thiết nhằm làm cho các loại pháp nhân bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đặc biệt là trong quan hệ pháp luật dân sự.

Qua việc nghiên cứu bản chất pháp lý của pháp nhân và tìm hiểu thực trạng địa vị pháp lý của các doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành cho thấy thực tiễn hoạt động của pháp nhân và tác giả đã đưa ra những ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp tạo điều kiện để các loại pháp nhân bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đặc biệt

là trong quan hệ pháp luật dân sự đồng thời là cơ sở cho các doanh nghiệp

hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phù hợp với các thông lệ quốc tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp nhân Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự (Trang 79 - 87)