Các biến độc lập sử dụng trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp những yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 51)

Tên biến Ký hiệu Mô tả Giả thuyết

tương ứng Dấu kỳ vọng Nợ xấu năm trước 𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡−1 Nợ xấu Tổng dư nợ Quản lý kém (+) Khả năng sinh lời ����,�

Lợi nhuận sau thuế

VCSH bình quân Quản lý kém (-)

Vốn chủ sở

hữu �������,�

VCSH

Tổng tài sản Rủi ro đạo đức (-)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng ������� ��,�

Dư nợi,t − Dư nợi,t−1 Dư nợi,t−1 Chính sách tín dụng có tính chu kỳ (+)/(-) Tốc độ tăng trưởng ����,� Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP Kém may mắn (-) Tỷ lệ lạm phát ����,� Tỷ lệ lạm phát Kém may mắn (+)

Chú thích: dấu (+) thể hiện mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc và dấu (-) thể hiện mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được vi mô sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ báo cáo

tài chính của 15 NHTM Việt Nam, bao gồm: Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và

Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank), Ngân hàng Qn đội (MB), Ngân hàng Sài Gịn thương tín

(Sacombank), Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB),

Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng quốc tế (VIB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam

(VietinBank) và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trong giai đoạn 2007 – 2016. Còn đối với 2 yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát, số

liệu đều được lấy từ báo cáo chính thức của World Bank.

Lý do mà tác giả lựa chọn 15 ngân hàng này là vì đây là 15 ngân hàng lớn nhất của

Việt Nam, có thời gian tồn tại, hoạt động liên tục và thực hiện thống kê các số liệu một cách đầy đủ, rõ ràng trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, đối với

những chỉ tiêu vĩ mô như tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam từ năm

2007 đến 2016, tác giả sẽ lấy số liệu chính thức từ World Bank nhằm đảm bảo sự

chính xác và thống nhất.

3.3. Phương pháp nghiên cứu3.3.1. Hồi quy dữ liệu bảng 3.3.1. Hồi quy dữ liệu bảng

Dữ liệu bảng (Panel Data) là dạng dữ liệu được sử dụng rộng rãi nhất trong các

nghiên cứu cả về vi mơ (trong phạm vi hộ gia đình, doanh nghiệp) và vĩ mô (trong phạm vi thành phố hoặc quốc gia). Đây là dạng dữ liệu được kết hợp từ 2 loại dữ liệu khác nhau là dữ liệu chuỗi thời gian (Time series: tập hợp các quan sát của một biến số được thu thập theo thời gian gắn liền với một tần suất quan sát cụ thể) và dữ

liệu chéo (Cross – section data: tập hợp thông tin của nhiều biến tại một thời điểm

cụ thể). Sự kết hợp này đã tạo ra rất nhiều thuận lợi đáng kể trong quá trình nghiên

cứu, tiêu biểu nhất là trong việc phân tích mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế

theo thời gian hoặc là trong phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu xác định.

Cấu trúc của dữ liệu bảng được chia ra thành 02 loại: cân bằng (balanced) và không

cân bằng (unbalanced). Dữ liệu bảng được xem là cân bằng khi có đầy đủ các thơng tin, số liệu của các đối tượng trong tất cả những năm quan sát và không bị mất số liệu trong bất cứ năm quan sát nào. Ngược lại, dữ liệu bảng không cân bằng khi thiếu mất một số thông tin của một hoặc nhiều đối tượng nghiên cứu.

Hiện nay, kiểu dữ liệu bảng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi vì các lý do sau:

- Dữ liệu bảng có chứa các thông tin liên quan đến đối tượng đơn vị bao gồm các

cá nhân, doanh nghiệp, thành phố, đất nước,… qua thời gian nên rất cần có tính

dị biệt (tính khơng đồng nhất) giữa các đơn vị này. Như vậy, kỹ thuật ước lượng

dữ liệu bảng có thể chính thức xem xét đến tính dị biệt đó bằng cách xem xét

các biến số có tính đặc thù theo từng đối tượng.

- Nhờ việc kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ

liệu bảng có thể cung cấp những dữ liệu có nhiều thơng tin hơn, đa dạng hơn, ít xảy ra đa cộng tuyến hơn giữa các biến số, đồng thời có nhiều bậc tự do hơn và cũng hiệu quả hơn.

- Bằng cách nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng được

đánh giá là phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi. Cụ thể như dữ

liệu bảng sẽ phân tích tốt hơn trong các nghiên cứu về những thay đổi liên tục

của tỷ lệ thất nghiệp hoặc lưu chuyển lao động.

- Dữ liệu bảng có thể phát hiện cũng như đo lường tốt hơn những ảnh hưởng

không thể quan sát trong dạng dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy (thời gian

nghiên cứu là liên tục) hoặc dữ liệu chéo theo không gian thuần túy (không gian nghiên cứu chỉ trong một phạm vi). Ví dụ với đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng

của luật tiền lương tối thiểu đối với việc làm và thu nhập” có thể đạt được kết

quả tốt hơn nếu tác giả xem xét các đợt gia tăng tiền lương liên tiếp nhau trong mức lương tối thiểu của một thành phố hoặc một quốc gia.

- Dữ liệu bảng có thể hỗ trợ rất nhiều khi tiến hành nghiên cứu những mơ hình có

hành vi phức tạp. Ví dụ, các hiện tượng như lợi thế kinh tế theo quy mô và thay

đổi kỹ thuật có thể được xem xét bằng dữ liệu bảng tốt hơn so với bằng dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy.

- Vì thu thập được những số liệu có sẵn với số lượng lớn như vài nghìn đơn vị,

dữ liệu bảng có khả năng giảm thiểu sự chênh lệch có thể xảy ra khi tổng hợp

các cá nhân hay doanh nghiệp thành số liệu tổng. Mặt khác, dữ liệu bảng đi sâu vào phân tích nhiều thời gian và khơng gian hơn nên cũng có thể giải quyết được vấn đề phân phối chuẩn của các biến.

3.3.2. Các phương pháp hồi quy dữ liệu

Những phương pháp ước lượng phổ biến nhất được sử dụng với dữ liệu bảng gồm

có: Pooled Regression model (Mơ hình Pooled), Fixed Effect Model (FEM) và Random Effect Model (REM). Nhưng nếu gặp phải các vấn đề như: hiện tượng tự tương quan hoặc phương sai thay đổi thì kết quả của 03 phương pháp ước lượng này đều bị thiên lệch (bias) nên khơng cịn đảm bảo sự tin cậy nữa. Và trong những trường hợp vi phạm như vậy, ước lượng bằng GLS (khi không xảy ra nội sinh) hoặc bằng GMM (khi xảy ra nội sinh) sẽ là những mơ hình phù hợp và chính xác hơn.

3.3.2.1. Phương pháp Bình phương tối thiểu tổng quát (GLS)

Phương pháp ước lượng GLS cũng giống như phương pháp OLS nhưng có các biến số đã được biến đổi để thỏa mãn các giả thuyết bình phương tối thiểu tiêu chuẩn.

Trên thực tế, trong dữ liệu bảng sai số thường có phương sai khơng đồng nhất và tương quan lẫn nhau thường do:

- Các đơn vị chéo không đồng nhất.

- Tương quan giữa các đơn vị chéo.

Khi đó, nếu găp phải vấn đề phương sai khơng đồng nhất, có khả năng rất cao ước

lượng OLS sẽ khơng cịn là ước lượng nhất quán nữa. Vì thế, để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần phải thay thế bằng phương pháp GLS. Nói cách khác,

phương pháp GLS được sử dụng để đảm bảo khơng có sự tương quan giữa các sai

số của một đơn vị chéo theo thời gian. Tuy nhiên, phương pháp GLS có một hạn

chế là không thể khắc phục được hiện tượng nội sinh.

3.3.2.2. Phương pháp Mômen tổng quát (GMM)

Thực chất, những phương pháp ước lượng thường gặp như OLS, 2SLS, GLS đều là những trưởng hợp đặc biệt của GMM nên phải đi kèm với nhiều ràng buộc rất phức

tạp và chặt chẽ. Do đó, GMM có tính bao qt hơn cả và hầu như có thể sử dụng

được trong mọi tình huống:

- Nếu sử dụng GMM đối với mơ hình khơng bị nội sinh, khơng có phương sai sai

số thay đổi, khơng có hiện tượng tự tương quan thì kết quả theo phương pháp

GMM sẽ giống với kết quả theo OLS.

- Nếu sử dụng GMM đối với mơ hình bị nội sinh nhưng khơng có phương sai sai

số thay đổi, khơng có hiện tượng tự tương quan thì kết quả theo phương pháp

GMM sẽ giống với kết quả theo 2SLS.

- Nếu sử dụng GMM đối với mơ hình khơng bị nội sinh nhưng có phương sai sai

số thay đổi hoặc có hiện tượng tự tương quan thì kết quả theo phương pháp

GMM sẽ giống với kết quả theo GLS.

Bên cạnh đó, GMM cịn có thể xử lý những hàm hồi quy phi tuyến. Ngoài ra,

phương pháp GMM ln đảm bảo tính bền vững nếu sử dụng đúng biến công cụ,

bất kể về mức độ tương quan giữa các biến công cụ và biến bị nội sinh. ❖ Một số kiểm định tính phù hợp của kết quả ước lượng bằng GMM.

Để kiểm định tính phù hợp kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM, ta có thể sử dụng một số kiểm định sau:

- Kiểm định Sargan (hay còn được biết đến là kiểm định Hansen): Kiểm định

Sargan/Hausen được dùng để xác định sự phù hợp của các biến cơng cụ trong

mơ hình GMM. Thực chất, đây còn là kiểm định ràng buộc xác định quá mức

(Over – identifying restrictions).

Kiểm định Sargan/Hausen với giả thuyết 𝐻0: Biến công cụ là ngoại sinh - có nghĩa là khơng tương quan với sai số của mơ hình, thế nên giá trị P – value của

thống kê Hansen càng lớn thì càng có độ tin cậy. Kiểm định Sargan được xem

xét đối với trường hợp trong câu lệnh hồi quy khơng sử dụng tùy chọn Robust,

cịn đối với trường hợp có sử dụng tùy chọn Robust thì kiểm định Hansen sẽ

phù hợp hơn.

- Kmmiểm định Arellano – Bond (AR): Kiểm định này được đề xuất bởi

Arellano – Bond (1991) nhằm kiểm tra tính tự tương quan của phương sai sai số mơ hình GMM dưới dạng sai phân bậc 1. Vì vậy, chuỗi sai phân khảo sát mặc nhiên có tương quan bậc 1, AR(1) nên kết quả kiểm định được bỏ qua. Còn tương quan bậc 2, AR(2) được sử dụng để phát hiện hiện tượng tự tương quan của phần dư ở bậc 2 và thường cho kết quả tốt hơn AR(1).

Kiểm định Arellano – Bond (AR) có giả thuyết 𝐻0: Khơng có hiện tượng tự tương quan cho phần dư, vì vậy nên giá trị P – value của kiểm định AR(2) càng lớn thì càng chứng tỏ khơng có hiện tượng tự tương quan bậc 2 cho phần dư.

Ngoài ta, để đảm bảo rằng biến công cụ không quá yếu, tác giả cần chắc chắn số lượng biến công cụ nhỏ hơn số lượng nhóm trong mơ hình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), tác giả đã tiến hành xây dựng mơ hình với các biến

được lựa chọn gồm biến phụ thuộc là Tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại NPLi,t và các biến

độc lập gồm Tỷ lệ nợ xấu năm cũ (𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡−1), Khă năng sinh lời (𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡), Vốn chủ

sở hữu (𝐸𝑄𝑈𝐼𝑇𝑌𝑖,𝑡), Tốc độ tăng trưởng tín dụng (𝐶𝑅𝐸𝐷𝐼𝑇𝐺𝑅𝑖,𝑡), Tốc độ tăng

trưởng (𝐺𝐷𝑃𝑖,𝑡) và Tỷ lệ lạm phát (𝐼𝑁𝐹𝑖,𝑡).

Bên cạnh đó, một số giả thuyết cũng được đưa ra để dự đoán mức độ tác động của các biến độc lập đến tỷ lệ nợ xấu như thế nào, cụ thể như sau: nợ xấu năm trước, tốc

độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến nợ xấu. Trái

lại, khả năng sinh lời, vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu.

Đối với dữ liệu được nghiên cứu trong bài, số liệu của các thông tin vi mô được thu thập chủ yếu từ báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2016, cịn số liệu vĩ mơ sẽ được lấy từ Ngân hàng thế giới World

Bank. Ngoài ra, phương pháp ước lượng được tác giả sử dụng trong bài là phương

pháp Bình phương tối thiểu tổng qt (GLS) và Mơmen tổng qt (GMM) vì mơ

hình có thể gặp phải hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.

Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ đưa ra kết quả của các kiểm định và kết quả ước

lượng mơ hình bằng 2 phương pháp GLS và GMM rồi nhận xét xem kết quả theo

6 4.86% 5 4 3.79% 3.7% 3.3% 3 2.52% 2.55% 2.46% 2.06% 1.9% 2 1.5% 1 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ nợ xấu

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 – 2016 2007 – 2016

Trên thực tế, mỗi tổ chức tài chính đều cơng bố tỷ lệ nợ xấu trên báo cáo tài chính

dựa trên Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và các quy định về phân loại nợ của

NHNN. Và từ các tài liệu của các NHTM này, NHNN mới tính tốn tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng rồi cơng bố trên website chính thức.

Hình 4.1: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 – 2016

(Đơn vị: %)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Dựa vào hình 4.1 có thể thấy tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại

Việt Nam có xu hướng tăng liên tục từ năm 2007 do ảnh hưởng từ sự tăng trưởng

cao của dư nợ tín dụng trong khi chất lượng của các khoản tín dụng và công tác

giám sát, quản trị nợ vay vẫn cịn nhiều thiếu sót. Tiếp theo đó, bước qua giai đoạn

từ năm 2008 – 2011, tỷ lệ nợ xấu tăng rất nhanh và đến cuối năm 2011, nợ xấu đã đạt đến 85,000 tỷ đồng, chiếm 3.3% tổng dư nợ. Sau đó, con số này lại tiếp tục tăng

lên đến 4.86% vào cuối năm 2012. Nói cách khác, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên và ln duy trì trên mức an tồn 3% trong suốt giai đoạn từ năm 2011 đến cuối năm 2014.

Khác Công nghiệp chế biến, chế tạo 19.23% 22.5% Xây dựng 9.5% 19.25% 11% Kinh doanh bất động sản, dịch vụ Vận tải, kho bãi

Bán buôn, bán lẻ,

sửa chữa ơ tơ, xe

máy, xe có động cơ

18.25%

Tuy nhiên, trong những năm kế tiếp, tỷ lệ nợ xấu đã bắt đầu có những tín hiệu tích

cực khi giảm dần qua từng năm xuống lần lượt còn 2.55% và 2.46% trong 2 năm

2016 và 2016.

Theo nhận định được đưa ra trong Báo cáo về hệ thống tài chính của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng giảm chủ yếu là do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu lại, trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu bên ngồi khó thu hồi giảm. Ngoài ra, nợ xấu thường tập trung chủ yếu ở các ngân hàng thương mại yếu kém hoặc ngân hàng trong diện tái cơ cấu. Mặt khác, xét về cơ cấu theo ngành kinh tế, nợ xấu thường tập trung ở 5 lĩnh vực

chính, gồm: cơng nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản, dịch vụ; bán

buôn, bán lẻ, sửa chữa ơ tơ, xe máy, xe có động cơ; vận tải, kho bãi và xây dựng.

Tính đến cuối tháng 6/2012, nợ xấu của 5 ngành này đã chiếm gần 96,000 tỷ đồng,

tương đương với khoảng 80.49% tổng nợ xấu của toàn bộ nền kinh tế.

Hình 4.2: Cơ cấu nợ xấu theo ngành của các NHTM Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng nhà nước năm 2012

4.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu (Đơn vị: %)Biến Số quan

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp những yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)