NPL1 0.6207*** 0.1748 0.003 ROE -0.0522 0.0413 0.227 CREDITGR 0.0038 0.0116 0.744 EQUITY -0.2857* 0.1549 0.086 GDP -0.2477** 0.1032 0.031 INF 0.0541* 0.0286 0.079 _CONS 4.5987 *** 1.1951 0.002 Số quan sát 120 Số nhóm 15 Số biến cơng cụ 14 Prob > chi2 0.000
AR(2) test – P.value 0.463 Hansen test – P.value 0.869
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
(***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%)
Biến phụ thuộc trong mơ hình là 𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡, biến nội sinh là 𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡−1 và bộ công cụ là
𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡, 𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡−1, 𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡−2, 𝐶𝑅𝐸𝐷𝐼𝑇𝐺𝑅𝑖,𝑡, 𝐸𝑄𝑈𝐼𝑇𝑌𝑖,𝑡−2, 𝐺𝐷𝑃𝑖,𝑡−2 và 𝐼𝑁𝐹𝑖,𝑡−1. Sau
khi sử dụng phương pháp GMM để khắc phục các hiện tượng nội sinh, tự tương
quan và phương sai sai số thay đổi, mơ hình sẽ có ý nghĩa ở mức 1% do chi2 =
Bên cạnh đó, tính hợp lý của bộ công cụ được sử dụng trong phương pháp GMM
còn được đánh giá qua các kiểm định Arellano-Bond và Hansen:
- Kiểm định Arellano - Bond (1991) có giả thiết 𝐻0: Khơng có hiện tượng tự tương quan và được áp dụng cho số dư sai phân. Kết quả của mơ hình trên
khơng bác bỏ giả thiết không tự tương quan của lệnh thứ hai AR(2) do P - value = 0.463 > 10%, tức chấp nhận giả thiết 𝐻0. Điều này chứng tỏ mơ hình trên khá
tốt vì khơng tồn tại hiện tượng tự tương quan.
- Kiểm định Hansen có giả thiết 𝐻0: các biến cơng cụ có hiệu lực, nghĩa là khơng
tương quan với sai số của mơ hình. Kết quả của mơ hình đã khẳng định rằng
các cơng cụ có thể coi là hợp lệ vì chấp nhận giả thiết 𝐻0 do P – value = 0.869 > 10%. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mơ hình đã được khắc phục hiện tượng nội sinh.
Ngồi ra, để mơ hình khơng q yếu cũng cần chắc chắn rằng số lượng các biến
công cụ phải nhỏ hơn hoặc bằng số lượng các nhóm. Và trong kết quả ước lượng
trên, số lượng biến công cụ (14) < số lượng nhóm (15) nên có thể đảm bảo tính vững của kết quả.
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định thực nghiệm bằng ước lượng GMM với lý thuyết
kinh tế
Biến Dấu kỳ vọng Kết quả nghiên cứu
𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡−1 (+) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê
����,� (-) Đúng dấu, khơng có ý nghĩa thống kê
�������,
�
(-) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê
������� ��,�
(+) Dấu dương, khơng có ý nghĩa thống kê
����,� (-) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê
����,� (+) Đúng dấu, có ý nghĩa thống kê
Như vậy, các biến độc lập gồm tỷ lệ nợ xấu năm trước (𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡−1) và tỷ lệ lạm phát (𝐼𝑁𝐹𝑖,𝑡) có tác động cùng chiều đến nợ xấu. Ngược lại, các biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu (𝐸𝑄𝑈𝐼𝑇𝑌𝑖,𝑡) và tốc độ tăng trưởng GDP (𝐺𝐷𝑃𝑖,𝑡) lại có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Nhưng nhìn chung, biến độc lập có ảnh hưởng mạnh nhất là tỷ lệ
nợ xấu năm trước với hệ số 0.6207. Các biến còn lại là tỷ suất sinh lời (𝑅𝑂𝐸𝑖,𝑡) và
tốc độ tăng trưởng tín dụng (𝐶𝑅𝐸𝐷𝐼𝑇𝐺𝑅𝑖,𝑡) có chiều tác động giống với chiều kỳ vọng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
4.3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Tỷ lệ nợ xấu năm trước có tương quan dương với tỷ lệ nợ xấu ở kỳ hiện tại và có ý
nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong trường hợp các yếu tố khác giữ nguyên, tỷ lệ nợ
xấu năm trước tăng 1 đơn vị sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu năm nay tăng lên 0.6207 đơn
vị. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao ở kỳ trước sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao trong kỳ này do khả năng quản trị rủi ro trong công tác cho vay của
ngân hàng vẫn còn chưa hiệu quả, điều này cũng phù hợp với giả thuyết “Quản lý
kém”. Các nghiên cứu thực nghiệm của Salas và Saurina (2002) và Nir Klein (2013)
cũng thu được kết quả tương tự. Tại Việt Nam, trong giai đoạn nghiên cứu, các
NHTM nào kiểm soát tốt nợ xấu của những năm trước thì những năm sau thường có
rủi ro nợ xấu thấp hơn, chủ yếu nhờ việc thực hiện tốt công tác kiểm sốt, phịng ngừa nợ xấu tốt, mà điển hình là NHTM Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Nguyên nhân mà nợ xấu của các NHTM Việt Nam thay đổi trong thời gian nghiên
cứu là do ảnh hưởng từ một số chính sách chủ yếu sau:
- Quyết định số 780/QĐ – NHNN về việc Phân loại nợ đối với nợ được điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được ban hành từ ngày 23/04/2012. Đây được
xem là một giải pháp để kiềm hãm lại đà tăng của nợ xấu cũng như hỗ trợ các
doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm, vì quyết định này cho phép các NHTM giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ nếu doanh nghiệp vẫn còn triển vọng
có thể phục hồi kinh doanh, sản xuất, từ đó đã giúp nhiều khoản nợ không bị rơi vào nợ xấu.
- Thông tư 02/2013/TT – NHNN ban hành ngày 21/01/2013 quy định về Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi. Thơng tư này yêu cầu việc phân loại nợ và trích lập dự
phòng theo chuẩn mực Basel II mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.
Khơng chỉ có vậy, thực hiện thơng tư này sẽ khiến cho nợ xấu bộc lộ và có thể gây ra khó khăn bước đầu cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Thế nhưng chỉ có
việc nhìn nhận đúng bản chất của nợ xấu mới có thể đưa ra được phương pháp xử lý dứt điểm.
- Nghị định số 53/2013/NĐ – CP ban hành ngày 18/05/2013 về Thành lập, tổ
chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam (VAMC) như là một biện pháp nhằm xử lý nợ xấu.
- Quyết định 843/2013/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống
các tổ chức tín dụng” vào ngày 31/05/2013 đã đề cao nguyên tắc xử lý nợ xấu cần phải khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, được thực hiện bằng nhiều biện pháp
phù hợp và phải được đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế. - Thông tư 09/2014/TT – NHNN được ban hành vào ngày 18/03/2014 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tư 02/2013/TT – NHNN, cụ thể là
cho phép các tổ chức tài chính tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn
trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/03/2014 đến hết ngày 01/04/2015
nhưng với điều kiện là mỗi khoản vay chỉ được tái cơ cấu một lần.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tương quan âm với tỷ lệ nợ xấu và có ý nghĩa thống kê ở
mức ở mức 10%. Điều này thể hiện rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu
càng thấp thì sẽ có mức nợ xấu càng cao. Cụ thể, trong trường hợp các yếu tố khác
giữ nguyên, nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng lên 1 đơn vị sẽ làm tỷ lệ nợ xấu giảm
xuống 0.2857 đơn vị. Kết quả này cũng nhất quán với giả thuyết “Rủi ro đạo đức”
vốn hóa thấp thường chỉ đủ khả năng tập trung vốn vào một vài đối tượng cho vay nhất định, từ đó dẫn đến sự thiếu tính đa dạng và linh hoạt trong các khoản vay và dẫn đến nguy cơ nảy sinh nợ xấu khi có rủi ro xuất hiện là rất cao. Ngược lại, những
NHTM có mức độ vốn hóa cao sẽ có thể đa dạng hóa nhiều danh mục cho vay, hơn
nữa đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và từ đó vừa giúp giảm nguy cơ nợ xấu vừa đảm bảo năng lực cho vay của ngân hàng mình. Như vậy, các ngân hàng có mức tăng vốn chủ sở hữu được duy trì ở mức cao thì tỷ lệ nợ xấu cũng giảm và ngược lại, mối liên hệ này được thể hiện rõ nhất là ở NHTM Hàng hải Việt Nam
(Maritime Bank) trong những năm cuối của giai đoạn nghiên cứu.
Nguyên nhân mà tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam thay đổi trong giai
đoạn 2007 – 2016 một phần là vì Quyết định số 254/QĐ – TTg Phê duyệt đề án “Cơ
cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” được ban hành vào
ngày 01/03/2012. Đề án đã quy định rằng các tổ chức tài chính phải đảm bảo vốn điều lệ từ 3000 tỷ đồng và tỷ lệ an toàn vốn từ 9% trở lên. Do đó, những ngân hàng
nào chưa có đủ số vốn thì phải huy động thêm để đạt yêu cầu. Ngoài ra, quyết định này cũng khuyến khích hoạt động hợp nhất, sát nhập giữa các ngân hàng và quá
trình này cũng đã làm cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu thay đổi.
Tốc độ tăng trưởng GDP có tương quan âm với tỷ lệ nợ xấu và có ý nghĩa thống
kê ở mức 5%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu tốc độ tăng trường GDP của tồn nền kinh tế cao thì sẽ làm tỷ lệ nợ xấu giảm. Cụ thể trong mơ hình, khi các yếu
tố khác giữ nguyên, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1 đơn vị sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu
giảm xuống 0.2477 đơn vị. Điều này được giải thích là vì nếu mơi trường nền kinh
tế tăng trưởng tốt, các hộ gia đình và các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để hoạt động hiệu quả hơn, doanh thu đạt được cũng cao hơn, từ đó làm tăng khả năng thanh tốn đúng hạn cho các món nợ vay từ ngân hàng và làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Kết quả này
cũng giống như các nghiên cứu của Rajiv Rajan và Sarat Chandra Dhal (2003) và
8.00% 7.00% 6.00% 7.13% 6.42% 6.24% 6.68% 6.21% 5.66% 5.40% 5.98% 5.25% 5.42% 5.00% 4.86% 3.79% 4.00% 3.30% 3.70% 3.00% 2.52% 2.55% 2.06% 1.90% 2.46% 2.00% 1.50% 1.00% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ nợ xấu Tốc độ tăng trưởng GDP
Nhìn vào thực tế của Việt Nam trong những năm qua, tác giả thấy rằng kết quả ước
lượng này khá chính xác. Dựa vào hình 4.3 có thể thấy được rằng tốc độ tăng
trưởng GDP tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng.
Khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm và ngược lại.
Hình 4.3: Tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2016 (Đơn vị: %)
Nguồn: thống kê từ dữ liệu
Tỷ lệ lạm phát có tương quan dương với tỷ lệ nợ xấu và có ý nghĩa thống kê ở mức
1%. Khi những yếu tố khác giữ nguyên, tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị sẽ làm cho tỷ lệ
nợ xấu tăng 0.0541 đơn vị. Mối tương quan này là phù hợp với giả thuyết “Kém
may mắn” và giống với giống với kết quả trong nghiên cứu của của Fofack (2005). Nguyên nhân là do khi tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế tăng quá cao, chính phủ sẽ phải ban hành chính sách tiền tệ thắt chặt kết hợp đồng bộ với chính sách tài khóa thắt chặt đề kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường. Nhưng điều này cũng sẽ gây ra
khó khăn do giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất lên và như vậy làm giảm khả năng
trả nợ của người vay vốn, từ đó làm gia tăng nguy cơ nợ xấu của ngân hàng.
Xét tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2016, tác giả nhận thấy kêt quả
25.00% 23.12% 20.00% 18.68% 15.00% 10.00% 8.30% 8.86% 9.09% 7.06% 6.59% 4.86% 4.09% 5.00% 1.50% 2.06% 1.90% 2.52% 3.30% 3.79% 3.70% 0.00% 3.24% 2.55% 0.88% 2.46% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ lạm phát
chiều đến tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, khi tỷ lệ lạm phát tăng lên thì
cũng làm tỷ lệ nợ xấu tăng theo và ngược lại.
Hình 4.4: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2016 (Đơn vị: %)
Nguồn: Thống kê từ dữ liệu
Tuy nhiên, khác với những kết quả nghiên cứu trước đây, khả năng sinh lời và tốc
độ tăng trưởng tín dụng có chiều tương quan với tỷ lệ nợ xấu đúng như kỳ vọng
nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Điều đó có thể là do trong giai đoạn nghiên
cứu, mối quan hệ giữa các yếu tố này với tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam
chưa được thể hiện rõ ràng. Nhưng nếu bỏ qua vấn đề nội sinh và phân tích kết quả
theo ước lượng GLS thì tốc độ tăng trưởng tín dụng và khả năng sinh lời có mối tương quan với tỷ lệ nợ xấu như sau:
Tốc độ tăng trưởng tín dụng có tương quan âm đến tỷ lệ nợ xấu và có ý nghĩa thổng kê ở mức 1%. Nếu những yếu tố khác giữ nguyên, tăng trưởng tín dụng tăng
lên 1 đơn vị sẽ làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0.0054 đơn vị. Điều này có liên quan
đến giả thuyết “Tăng trưởng tín dụng có tính chu kỳ”. Keeton (1999) đã đưa ra ý
kiến về việc tăng trưởng tín dụng có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro tín dụng tùy vào
thường, khi nền kinh tế tăng trưởng cao, các ngân hàng có xu hướng nới lỏng điều kiện cho vay để thu hút người vay. Tăng trưởng theo cách này được xem là dựa vào tăng cung tín dụng. Hành động này cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận một loạt các khoản vay chất lượng kém vì khơng đảm bảo được khả năng trả nợ khi
có biến cố phát sinh.
Nhưng trong một số trường hợp, tăng trưởng tín dụng tăng lại mang đến những kết
quả tích cực, giúp nợ xấu giảm, cụ thể là khi tăng trưởng tín dụng do cầu tín dụng
tăng vì khách hàng chủ động muốn tăng tỷ trọng vốn vay ngân hàng trong tổng số
vốn kinh doanh. Trường hợp này xảy ra lúc việc chi phí huy động vốn từ các chủ sở hữu hiện tại hoặc huy động từ thị trường vốn trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn so với vốn vay ngân hàng. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu các NHTM ở Texas
trong giai đoạn 1976 - 1990 của Robert T. Clair (1992).
Khả năng sinh lời có tương quan âm đến tỷ lệ nợ xấu và có ý nghĩa thổng kê ở mức 5%. Khi những yếu tố khác giữ nguyên, khả năng sinh lời tăng lên 1 đơn vị sẽ
làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0.0184 đơn vị. Điều này đã góp phần chứng minh cho
giả thuyết “Quản lý kém” và phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác như Nir
Klein (2013). Chỉ số này đã phản ánh rằng những ngân hàng nào thực hiện hiệu quả công tác quản lý, các chi phí kinh doanh đều được kiểm sốt chặt chẽ thì sẽ có suất sinh lời cao hơn nên giúp cho tỷ lệ nợ xấu giảm và ngược lại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Từ các kết quả ước lượng có thể thấy được rằng đa phần các biến đều có ý nghĩa
thống kê. Thêm vào đó, các biến độc lập vi mơ và vĩ mơ được sử dụng đều có tác
động đúng với chiều của kỳ vọng. Trong đó, các yếu tố nợ xấu năm trước, tỷ lệ lạm
phát có tương quan dương với nợ xấu. Ngược lại, đối với các yếu tố khác như tỷ lệ
vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng GDP thì có tương quan âm với nợ xấu. Tuy
nhiên, các biến còn lại là tỷ suất sinh lời và tốc độ tăng trưởng tín dụng mặc dù
mang đúng dấu như kỳ vọng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, trong chương kế tiếp, tác giả sẽ dựa vào các kết quả vừa thu được và bối