CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.5. Biến tỷ lệ thất nghiệp
Hệ số hồi quy của biến tỷ lệ thất nghiệp là -32,87942 với mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu giảm -32,87942 đơn vị. Điều này ngược dấu với kì vọng ban đầu và các nghiên cứu trước đây của các tác giả Messai, Jouini (2013), Klein (2013), Fillip (2015), Ghosh (2015), Makri, Tsagkanos & Bellas (2014). Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu kết quả này có thể phù hợp với thực tế tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài hay khơng.
Thật vậy, tình hình nợ xấu của các NHTM và tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2013 và năm 2015 ủng hộ cho kết quả nghiên cứu này của tác giả. Mối tương quan nghịch chiều này có thể giải thích hai ngun nhân như sau: tỷ trọng cho vay cá nhân tiêu dùng trên tổng dư nợ tín dụng vẫn cịn thấp; Thứ hai đó là tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thấp và không biến động nhiều. Do đó, về lý thuyết
khi thất nghiệp tăng lên có thể dẫn đến gia tăng nợ xấu trong trường hợp số người
thất nghiệp khơng có giao dịch tín dụng với ngân hàng ít thì nguy cơ rủi ro nợ xấu sẽ giảm xuống. Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ đặc thù thị trường tại Việt Nam
cho phép người lao động có thể sẵn sàng làm bất kỳ công việc nào tuy khác với
chun mơn do đó tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thấp so với các nước trên thế giới
và rất ít biến động. Thất nghiệp dạng này gần với thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế. Như vậy, điều này có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp tăng giảm khơng giải thích cho sự thay đổi của nợ xấu mà có thể nợ xấu thay đổi đơn thuần do những yếu tố khác tác động như GDP và các yếu tố ngân hàng.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của đề tài được tóm tắt trong bảng 4.10 được trình bày dưới dây:
Bảng 4.10. Tóm tắt kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu của
NHTMCP Việt Nam Tên biến Kí hiệu Dấu kì
vọng Kết quả Mức ý nghĩa
Biến phụ thuộc
Tỷ lệ nợ xấu năm
hiện tại NPLit
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDPit - - 1% Tỷ lệ thất nghiệp UNTit + - 1% Biến độc lập -Yếu tố vĩ mô Tỷ lệ lạm phát INFit + + 1% Tỷ lệ nợ xấu năm trước NPLit-1 + + 1%
Quy mơ ngân hàng SIZEit + - Khơng có ý
nghĩa thống kê Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng CREDITit + - 1% Biến độc lập - Yếu tố vi mô
Khả năng sinh lời
của ngân hàng ROEit - +
Khơng có ý nghĩa thống kê
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, dựa trên cơ sở lý thuyết và mơ hình đã xây dựng ở chương
trước, tác giả đã lựa chọn được mơ hình phù hợp cuối cùng là FGLS. Kết quả mơ
hình nghiên cứu cho thấy có 05 nhân tố trong 07 nhân tố nghiên cứu tác động đến
nợ xấu. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng tín dụng (-), tỷ lệ nợ xấu năm trước (+), tốc độ tăng trưởng kinh tế
(-), tỷ lệ lạm phát (+) và tỷ lệ thất nghiệp (-) với mức ý nghĩa thống kê cao (1%).
Còn yếu tố hiệu quả sinh lời và quy mô tài sản, nghiên cứu chưa khẳng định được
tác động đến nợ xấu bằng thực nghiệm.
Như vậy, các nhân tố tác động đến nợ xấu đã được xác định rõ. Trong chương sau, tác giả sẽ dựa trên kết quả nghiên cứu và tình hình thực tế tại Việt Nam để đưa ra một số góp ý nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam và một số hạn chế - hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.