Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần tin học và viễn thông th (Trang 45 - 47)

2.1.1 .Lịch sử hình thành

3.3. GIẢI PHÁP HỔ TRỢ XÂY DỰNG MƠ HÌNH CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ

3.3.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính:

Một trong những điểm yếu thể hiện rõ nét nhất của các doanh nghiệp Việt Nam chính là hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính kém. Hiệu quả kinh doanh kém dẫn đến khả năng tích lũy vốn thấp, cịn năng lực tài chính yếu làm hạn chế khả năng tiếp cận, thu hút nguồn vốn bên ngồi, dẫn đến những khó khăn trong việc ra quyết định tài chính nói chung và quyết định xây dựng cơ cấu vốn hợp lý nói riêng. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính là yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp hiện nay, để thực hiện được mục tiêu này cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây:

- Tăng cường kiểm sốt chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể là: (1) thường xuyên rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên

Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 40

vật liệu để sản xuất sản phẩm, xây dựng cơ chế khốn chi phí đối với những bộ phận gián tiếp ví dụ như chi phí điện thoại, điện nước, văn phịng phẩm, chi phí hội nghị, cơng tác phí,… (2) Xây dựng cơ chế thưởng phạt liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm; (3) Kiểm soát giá các yếu tố đầu vào; (4) Thơng tin và giải thích một cách đầy đủ, rõ ràng sự khác biệt giữa kiểm sốt chi phí với cắt giảm chi phí để tạo ý thức tiết kiệm đối với nhân viên.

- Kiểm soát và đánh giá nghiêm túc các khoản đầu tư, nhất là những khoản đầu tư trái với ngành nghề kinh doanh chính. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch huy động vốn phù hợp với nhu cầu đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính để tránh hiện tượng thừa vốn hoặc thiếu hụt nguồn tài trợ, nếu thừa vốn thì tùy theo tính chất của nguồn vốn này là tạm thời hay lâu dài sẽ lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp nhưng nên ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực doanh nghiệp có khả năng kiểm soát, quản lý rủi ro để tránh hiện tượng thua lỗ mà kết quả hoạt động kinh doanh chính khơng thể đủ sức gánh vác các khoản chi phí hoặc khơng thể cạnh tranh với các đối thủ.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh là đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệp vì thơng qua đó có thể thấy được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và là căn cứ quan trọng xây dựng các biện pháp về phát triển sản phẩm, thị trường tiêu thụ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn cung cấp yếu tố đầu vào và huy động vốn hợp lý.

- Cần chú trọng hơn đến lập kế hoạch tài chính định kỳ đầy đủ nhằm định hướng cho cơng tác quản trị tài chính doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu sinh lời và khả năng thanh tốn. Hơn thế nữa, thơng qua kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thử thách để từ đó xây dựng lộ trình hoạt động kinh doanh thích hợp.

- Quan tâm thường xuyên đến việc tổ chức đánh giá, phân tích hoạt động doanh nghiệp, trong đó tập trung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm phát hiện những yếu kém cần khắc phục và phát huy thế mạnh và trên cơ sở đó đánh giá, dự tính rủi ro và tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính.

- Nâng cao năng suất lao động thơng qua đầu tư đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho người lao động hoặc tăng cường ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 41

3.3.2. Nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính và dự báo rủi ro phá sản:

Một vấn đề mà hiện nay ít doanh nghiệp quan tâm xác định đó chính là cơng cụ nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính đang ở mức độ nào và dự báo rủi ro phá sản. Cơng cụ này đặc biệt có ý nghĩa đối với doanh nghiệp có sử dụng nợ vay tài trợ hoạt động kinh doanh, tức hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là con số lớn hơn không (D/E > 0).

Để xây dựng cơng cụ này, doanh nghiệp có thể tiến hành theo các bước:

- Thiết lập hệ thống chỉ tiêu tính theo giá thị trường về khả năng sinh lời và khả năng thanh toán cũng như mối quan hệ giữa những chỉ tiêu này.

- Xây dựng tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu đã lựa chọn.

- Xác định giá trị của các chỉ cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ, đặc biệt là kỳ kế hoạch.

- Tiến hành phân tích, đánh giá và rút ra kết luận về tình trạng kiệt quệ tài chính ở cấp độ nào và mức độ tiềm ẩn xuất hiện rủi ro phá sản.

- Kiến nghị biện pháp để cải thiện hay tiếp tục phát huy tình trạng tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần tin học và viễn thông th (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)