Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm tâm – sinh lý người chưa thành niên
Giai đoạn từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi là là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi trẻ em sang tuổi ngƣời lớn. Trong giai đoạn này, con ngƣời có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Chính sự thay đổi về thể chất và tinh thần ấy đã dẫn đến những thay đổi trong tâm lý– sinh lý của ngƣời chƣa thành niên.
Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần nên khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và kiểm sốt hành vi của họ cịn hạn chế, dễ bị kích động và bị tác động bởi mơi trƣờng xã hội và những điều kiện khách quan.
Về sinh lý, Cơ thể ngƣời chƣa thành niên trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi có sự phát triển khơng cân bằng giữa hệ tim và mạch. “Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu đã gây ra sự thiếu máu trong từng bộ
18
phận vỏ não và đơi khi cịn làm rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch. Do đó ngƣời chƣa thành niên có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc suy giảm, dễ bị kích động, dễ nổi nóng… Đồng thời, tuyến nội tiết ở ngƣời chƣa thành niên hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến sinh dục và tiếp giáp trạng) gây ra sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ƣơng, dễ đƣa họ đến những cơn xúc động mạnh, những phản ứng nóng nảy vơ cớ, những hành vi bất thƣờng” [37, tr.62]. Trên thực tế, trạng thái thần kinh, trạng thái cảm xúc không cân bằng là một trong những yếu tố có thể gây nên các hành vi lệch chuẩn của ngƣời chƣa thành niên. Trong nhiều trƣờng hợp chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhƣng ngƣời chƣa thành niên khơng thể kiềm chế đƣợc sự nóng giận q khích, khơng thể làm chủ đƣợc bản thân để dẫn đến những hành động sai lầm, thậm chí là thực hiện hành vi phạm tội.
Về tâm lý, ở độ tuổi này, NCTN bắt đầu hình thành nhu cầu độc lập, có tâm lý thích khám phá những điều mới lạ và nhận thức pháp luật còn hạn chế. Do có sự phát mạnh mẽ về thể chất và sự hoàn thiện về các chức năng sinh lý nên ngƣời chƣa thành niên dần ý thức đƣợc rằng “mình khơng cịn là trẻ con nữa”. Chính vì vậy nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên bắt đầu hình thành. Đó là nhu cầu khẳng định bản thân, tự đƣa ra các quyết định theo ý kiến riêng, tự hành động mà không bị phụ thuộc bởi ông, bà, bố mẹ… Một số ngƣời chƣa thành niên biểu hiện nhu cầu độc lập một cách thái quá: ngang bƣớng, cố chấp, hành động bồng bột, khoe khoang, gây gổ, sử dụng bạo lực để thể hiện sức mạnh của bản thân, muốn đƣợc tôn trọng nhƣ ngƣời lớn… Tất cả những hành vi đó của ngƣời chƣa thành niên đều mang tính chất lệch chuẩn và dễ dẫn đến các hành vi phạm tội.
Ngày nay, các phƣơng tiện truyền thông, mạng xã hội phát triển vô cùng mạnh mẽ và phổ biến. Đó chính là cơng cụ giúp ngƣời chƣa thành niên khám phá cuộc sống xung quanh, nâng cao nhận thức đối với xã hội… Đây là
19
yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới sự phát triển nhân cách của ngƣời chƣa thành niên. Tuy nhiên, bên cạnh những khám phá có lợi, trong q trình khám phá, tìm tịi những điều mới lạ, ngƣời chƣa thành niên thƣờng còn bị thu hút bởi những điều thiếu lành mạnh, lệch chuẩn và nhanh chóng học theo đó. Nếu họ không tự chủ đƣợc bản thân, không phân biệt đƣợc đúng sai, phải, trái. Thêm vào đó là sự thiếu quan tâm, kịp thời uốn nắn, giúp đỡ của gia đình, nhà trƣờng thì việc ngƣời chƣa thành niên sa vào con đƣờng phạm tội là tất yếu.
Ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi, ngƣời chƣa thành niên chƣa có những nhận thức đúng đắn về xã hội, và pháp luật. Hành vi của họ thƣờng dễ bị ảnh hƣởng bởi cảm xúc cá nhân, bạn bè cùng trang lứa. Cùng với cái “tơi” cá nhân ngang bƣớng, thích thể hiện nên họ dễ bị lôi cuốn theo những trào lƣu lệch chuẩn, những bạn bè xấu. Nhiều ngƣời chƣa thành niên thực hiện hành vi phạm tội mà khơng biết rằng mình đã phạm tội, khơng thấy đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội mà lại cho rằng mình chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình. Có thể nói rằng, Ý thức pháp luật là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của ngƣời chƣa thành niên. Khi họ khơng có đƣợc ý thức đúng đắn thì nguy cơ dẫn tới hành vi phạm tội là rất cao. Do vậy, chúng ta cần phải có những phƣơng pháp giáo dục phù hợp với tâm lý của ngƣời chƣa thành niên nhằm ngăn chặn những khuynh hƣớng tiêu cực trong ý thức pháp luật của thế hệ công dân tƣơng lai.
Thứ hai, xuất phát từ việc đảm bảo giải quyết vụ án một cách chính
xác, khách quan
Nhƣ đã phân tích ở trên, NCTN là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, chƣa thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, nhận thức pháp luật còn chƣa đầy đủ và đặc biệt họ dễ bị kích động, lơi kéo bởi những ngƣời xung quanh, nếu sinh trƣởng trong môi trƣờng xấu và khơng đƣợc chăm sóc giáo dục chu đáo, NCTN dễ bị
20
ảnh hƣởng bởi các thói hƣ tật xấu, tệ nạn xã hội dẫn đến hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, so với ngƣời đã thành niên ý thức phạm tội của NCTN chƣa sâu sắc, họ dễ tiếp thu sự giáo dục của xã hội, nhà trƣờng cũng nhƣ gia đình để từ bỏ con đƣờng phạm tội. Do vậy xét về mặt nhân thân ngƣời phạm tội, không thể coi NCTN phải chịu trách nhiệm hình sự giống nhƣ ngƣời đã thành niên đƣợc. Chính vì thế, hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội phải nhẹ hơn so với ngƣời đã thành niên phạm tội và không phải tất cả những NCTN phạm tội đều phải xử lý bằng hình sự; Thủ tục tố tụng đối với các vụ án hình sự do NCTN thực hiện cũng phải đặc biệt hơn so với thủ tục tố tụng đối với những vụ án thơng thƣờng. Vì lý do đó trong cơng tác điều tra các VAHS mà bị can là NCTN, Điều tra viên, KSV cần phải thu thập thông tin, chứng cứ để không chỉ làm rõ tất cả những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự mà còn nhằm xác định rõ những vấn đề khác theo quy định tại Điều 416 BLTTHS năm 2015. Phải vận dụng một cách có căn cứ các nguyên tắc quy định tại Điều 91 BLHS năm 2015 nhằm đảm bảo việc giải quyết các VAHS do NCTN thực hiện một cách chính xác, khách quan.
Thứ ba, xuất phát từ việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên
Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho ngƣời chƣa thành niên là nguyên tắc của luật pháp quốc tế cũng là tƣ tƣởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật ở nƣớc ta. Trong đó, sự tham gia của Viện kiểm sát vào quá trình tố tụng hình sự đối với những vụ án do NCTN phạm tội phải đƣợc tôn trọng và bảo đảm. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Theo yêu cầu của Công ƣớc này thì: “Bất cứ khi nào xét thấy phù hợp và nên làm” các quốc gia phải khuyến khích thiết lập các biện pháp xử lý ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp luật mà không cần viện dẫn đến các thủ tục tƣ pháp trong điều kiện bảo
21
đảm quyền con ngƣời và sự nghiêm minh của pháp luật. Áp dụng hình phạt nghiêm với ngƣời chƣa thành niên phạm tội không phải là một biện pháp tốt bởi sẽ làm cho những đứa trẻ đó trở nên chai sạm, lỳ lợm hơn khi cảm thấy xã hội không khoan dung. Mặc cảm của đứa trẻ khơng dễ gì xóa đƣợc trong suy nghĩ trong nhận thức còn non nớt của chúng. Việc xử lý hành vi phạm tội của NCTN chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội.
Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật với ngƣời chƣa thành niên năm 1985 (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh) đề ra các tiêu chuẩn tối thiểu, toàn diện về việc áp dụng pháp luật với ngƣời chƣa thành niên. Các quy tắc này hƣớng dẫn các quốc gia thành viên khi xây dựng các hệ thống tƣ pháp riêng cho ngƣời chƣa thành niên theo nghĩa vụ đƣợc quy định tại Điều 40 của Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Nội dung của điều này là cơ sở để các quốc gia thành viên xây dựng và ban hành các luật, quy tắc, thể chế để áp dụng riêng đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội, và bảo vệ các quyền cơ bản của họ. Quy tắc Bắc Kinh một lần nữa nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống các quy định áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên cần chú trọng đến quyền, lợi ích của ngƣời chƣa thành niên, đồng thời đảm bảo mọi quyết định xử lý ngƣời chƣa thành niên phải phù hợp với hoàn cảnh và tƣơng xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà các em đã thực hiện.
Ở nƣớc ta, bảo đảm quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội là bảo đảm cho những quy định của pháp luật về ngƣời đƣợc thực hiện trên thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời bảo vệ quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội khi có sự xâm hại, sự vi phạm quyền của các em từ các cơ quan, các chủ thể thực hiện việc xem xét, xử lý hành vi phạm tội của ngƣời chƣa thành niên. Pháp luật tuy là yếu tố quan trọng không thể thiếu, nhƣng
22
không phải là yếu tố duy nhất bảo đảm cho các em đƣợc hƣởng thụ các quyền, cũng nhƣ bảo đảm cho các em không bị tƣớc mất quyền của mình trong hoàn cảnh đối mặt với pháp luật và là đối tƣợng xem xét của pháp luật. Trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế nêu trên, hệ thống tƣ pháp ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam đã đƣợc quan tâm nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện. Việc bảo đảm quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa hiện có của Việt Nam. Sự phù hợp này thể hiện trên cả hai phƣơng diện đó là xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật.
Hiện nay, trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, hàng loạt các chế định pháp luật mang tính cá biệt nhằm bảo đảm quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Đó là các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ngƣời chƣa thành niên; nghĩa vụ của các cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng… đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Tồn bộ những quy định đó thể hiện những tƣ tƣởng, nguyên tắc của Nhà nƣớc ta mang tính nhân đạo và hƣớng tới mục tiêu chung bảo đảm cho quyền của ngƣời chƣa thành niên không bị tƣớc bỏ một cách trái pháp luật.