Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG về DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử EBANKING của NGÂN HÀNG TIÊN PHONG tại TP HCM (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu

Nghiên cứu định lượng thu thập dữ liệu từ người dùng trên khắp Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua bảng hỏi khảo sát trực tiếp theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

Về kích thước mẫu đạt yêu cầu cho nghiên cứu, nhóm chúng tơi đã dựa vào những tiêu chí sau: thứ nhất đảm bảo mẫu phải đại diện cho các đặc điểm chính của tổng thể; thứ hai, sai số xảy ra phải chấp nhận được; và cuối cùng do bài nghiên cứu của chúng tơi có sử dụng kĩ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA, theo (Nguyễn

Đình Thọ, 2013) để có thể phân tích EFA thì kích thước mẫu cần phải đủ lớn, cụ thể là đạt tối thiểu 100. Nhóm đã phân cơng thiết kế và gửi bảng khảo sát đến nhóm đối tượng mục tiêu cho nghiên cứu này thông qua khảo sát trực tiếp tại các trạm ATM của TP bank. Quá trình diễn ra hoạt động thu thâp dữ liệu kéo dài khoảng 4 ngày. Kết quả thu được 175 câu trả lời hợp lệ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng 2 nguồn dữ liệu:

- Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu ở các nguồn: Google, Google scholar, Báo cáo kết quả nghiên cứu (KQNC) về thái độ hài lòng về dịch vụ E-banking của Khách hàng trên địa bàn TPHCM

-Dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra, khảo sát bảng câu hỏi mà nhóm đã thu thập được 175 mẫu nhằm tìm ra các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự hài về dịch vụ E-banking của ngân hàng Tpbank.

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG về DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử EBANKING của NGÂN HÀNG TIÊN PHONG tại TP HCM (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w