CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
1.5 Quá trình xây dựng và lựa chọn chiến lược
1.5.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Việc thiết lập ma trận IFE cũng giống như đối với ma trận EFE. Nhưng với đối tượng là cơng ty đang nghiên cứu, phân tích để xây dựng chiến lược. Xác định tổng số điểm về tầm quan trọng của Cơng ty ( bằng tổng các điểm có được ở bước 4). Tổng điểm cao nhất là 4 và thấp nhất là 1,0 trung bình là 2,5; số điểm quan trọng thấp hơn 2,5 cho thấy cơng ty khơng có nhiều điểm mạnh và chưa khắc phục hết các yếu kém của công ty, điểm cao hơn 2,5 cho thấy cơng ty có nhiều điểm mạnh và có thể khắc phục tốt các điểm yếu.
Bảng 1.3 : Ma trận IFE Các yếu tố bên
trong chủ yếu
Mức độ quan
trọng Điểm phân loại
Số điểm quan trọng Yếu tố 1 Yếu tố 2 … Yếu tố n Tổng cộng 1,0 xx
1.5.4 Xây dựng và lựa chọn các chiến lƣợc để thực hiện
1.5.4.1 Ma trận SWOT
Ma trận SWOT là công cụ để tập hợp những thành phần của các yếu tố bên trong và bên ngồi Cơng ty đã đề cập và dựa vào điểm phân loại mà xếp chúng vào những chiến lược cơ bản:
Bảng 1.4: Ma trận SWOT Điểm mạnh: S (strength)
Các điểm mạnh của Công ty
Điểm yếu: W (weakness)
Các điểm yếu của Công ty
Cơ hội: O (opportunity)
Các cơ hội của Công ty
Kết hợp S-O: Phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội.
Kết hợp W- O: Khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội
Đe dọa: T (threaten)
Các nguy cơ của Công ty Kết hợp S-T: Phát huy điểm mạnh, né tránh nguy cơ. Kết hợp W-T: Khắc phục điểm yếu, né tránh nguy cơ.
Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp (2006)
Việc sử dụng công cụ SWOT được tiến hành thông qua các bước:
Bước 1: Liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài
lên các ô của ma trận SWOT. SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ Strengths (các điểm mạnh), Weaknesses (các điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các mối đe dọa).
Bước 2: Đưa ra các kết hợp từng cặp một cách logic. Lập các chiến lược kết
hợp S/O, S/T, W/O, W/T.
S/O: Sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ bên ngoài? S/T: Sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài?
W/O: Khắc phục những yếu kém nào để tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng cơ hội bên ngoài, cần phải khai thác cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu kém hiện nay?
W/T: Khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay?
Bước 3: Đưa ra kết hợp giữa 4 yếu tố S+W+O+T. Điều này nhằm tạo ra sự
cộng hưởng giữa 4 yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt cơ hội, lấp dần những chỗ yếu kém và giảm bớt nguy cơ.
Bước 4: Tổng hợp và xem xét lại các chiến lược. Phân nhóm chiến lược và
phối hợp các chiến lược thành một hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau.
1.5.4.2 Ma trận QSPM
Người ta dùng ma trận chiến lược có thể định lượng (QSPM) dùng để đánh giá những chiến lược khả thi có thể thay thế chiến lược hình thành ở giai đoạn trên để lựa chọn những chiến lược tối ưu nhất.
Kỹ thuật phân tích này sẽ cho thấy một cách khách quan các chiến lược thay thế nào là tốt nhất. Ma trận QSPM sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ những phân tích từ ma trận EFE, ma trận IEF…. Và sau đó nhận những thơng tin cần thiết để thiết lập ma trận QSPM từ ma trận SWOT.
Như vậy, với các công cụ hoạch định chiến lược như đã phân tích ở trên, mỗi cơng cụ đều có ưu điểm cũng như hạn chế riêng. Do đó, khi áp dụng vào thực tế chúng ta phải linh hoạt chọn lọc các chiến lược thích hợp với từng hồn cảnh, điều kiện cụ thể
Bảng 1.5: Ma trận QSPM
Các yếu tố quan trọng Các chiến lƣợc có thể lựa chọn
Phân loại Chiến lƣợc 1 Chiến lƣợc 2 AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong
Yếu tố 1 Yếu tố 2 …. Yếu tố n
Các yếu tố bên ngoài
Yếu tố 1 Yếu tố 2 … Yếu tố n
Cộng số điểm hấp dẫn xx yy
Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp (2006)
Các bước để xây dựng ma trận QSPM:
Bước 1: Nghiên cứu đưa vào ma trận QSPM các chiến lược chính và các chiến
Bước 2: Liệt kê các yếu tố bên trong và bên ngoài trong các ma trận EFE, IFE
trong giai đoạn kết hợp của các chiến lược được nghiên cứu.
Bước 3: Lấy ý kiến phân loại cho các yếu tố của bước 2.
Bước 4: Xác định điểm số hấp dẫn (AS) đối với từng yếu tố trong mỗi chiến
lược. Trong đó điểm số hấp dẫn được cho từ 1-4; với 1 được xem là khơng hấp dẫn; 2 là có hấp dẫn đơi chút; 3 là khá hấp dẫn và 4 là rất hấp dẫn.
Bước 5: Tính tổng điểm hấp dẫn (TAS) bằng cách nhân điểm phân loại và
điểm hấp dẫn đối với từng yếu tố.
Bước 6: Cộng tổng điểm hấp dẫn và so sánh tổng điểm giữa các chiến lược.
Chọn chiến lược có điểm cao nhất làm chiến lược chính và chiến lược cịn lại dùng làm chiến lược thay thế.
1.5.5 Kiểm tra và đánh giá chiến lƣợc
Đây là bước cuối cùng của công tác tổ chức thực hiện chiến lược. Tất cả các chiến lược đều được xây dựng cho tương lai, Các yếu tố bên trong và bên ngoài lại thay đổi thường xuyên nên việc kiểm tra, đánh giá chiến lược là cần thiết nhằm phát hiện ra các vấn đề, từ đó có những phát hiện để đảm bảo thực hiện chiến lược thành cơng. Qúa trình kiểm tra phải được lập kế hoạch cụ thể, phải lựa chọn những hình thức kiểm tra phù hợp để đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược đúng theo định hướng và không bị cản trở.
Nội dung bước này:
- Giám sát việc thực hiện chiến lược thông qua hệ thống thông tin phản hồi - Đo lường và đánh giá kết quả đạt được
- Xem xét các vấn đề
- Tiến hành điều chỉnh chiến lược
Tuy nhiên việc điều chỉnh sẽ bị xáo trộn phần nào các kế hoạch của chiến lược và thực hiện chiến lược. Vì thế chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết. Hệ thống ln có khả năng tự thích nghi nên có những trường hợp nó sẽ tự điều chỉnh mà khơng cần sự tác động của chủ thể quản lý.
Các hình thức điều chỉnh có thể là:
+ Điều chỉnh mục tiêu chiến lược: Rất ít khi xảy ra trường hợp này + Điều chỉnh giải pháp và công cụ chiến lược
+ Điều chỉnh ngân sách cho chiến lược
+ Xóa bỏ việc thực hiện chiến lược: Đây là trường hợp xấu nhất chỉ xảy ra khi việc thực hiện chiến lược không những khơng đem lại kết quả mà cịn gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Tóm lại, các hoạt động cơ bản của việc thực hiện chiến lược là thiết lập các mục tiêu ngắn hạn, đưa ra các chính sách, phân phối các nguồn tài nguyên và động viên phối hợp nguồn nhân lực nhằm từng bước đi đến mục tiêu của chiến lược.
Cho đến nay các công ty thường đầu tư quá nhiều vào giai đoạn hoạch định chiến lược mà không chú trọng giai đoạn thực hiện chiến lược. Họ cho rằng chỉ cần đề ra chiến lược tốt, còn thực hiện chiến lược đó thế nào và kiểm tra ra sao thường ít được quan tâm.
TĨM TẮT CHƢƠNG 1
Ở chương này, tác giả đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về xây dựng chiến lược, các bước xây dựng và chọn lựa chiến lược kinh doanh của Công ty bằng các định nghĩa các thuật ngữ và các hoạt động cơ bản trong q trình xây dựng chiến lược. Có thể nói việc vận dụng các kiến thức, cơng cụ, và các mơ hình lý thuyết để xây dựng chiến lược kinh doanh và các giải pháp kèm theo nhằm nâng cao năng lực kinh doanh đối với một doanh nghiệp là việc không thể thiếu, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HƢNG VƢỢNG
2.1 Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Hưng Vượng 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Cơng ty Cổ phần Hưng Vượng là Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Xuất khẩu 3/2, trực thuộc Công ty Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Bình Dương (xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 10/QĐ-T1 ngày 01/07/1993 của Tổng Giám đốc Cơng ty Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Bình Dương.
Trước nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ gỗ phát triển mạnh mẽ ở các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản công ty đã không ngừng nghiên cứu, phát triển, hồn thiện và đa dạng hóa sản phẩm từ gỗ (cao su, thơng, gỗ Oak, maple, MDF…) Bằng nỗ lực và sự nhạy bén, công ty đã không ngừng cải tiến trong sản xuất và từng bước đưa công ty phát triển bền vững thành một công ty sản xuất đồ gỗ hàng đầu trên thị trường trong cũng như ngoài nước.
Với những kết quả đạt được, Ban lãnh đạo Công ty Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Bình Dương đã đề nghị với cơ quan Nhà nước về việc cổ phần hóa đơn vị trực thuộc: “Xí nghiệp Chế biến Lâm sản 3/2” thành lập Công ty Cổ phần Hưng Vượng vào đầu năm 2004 và đã được chấp thuận.
Theo Quyết định số 1419/QĐ-CT ngày 02/03/2007 của Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Dương, Cơng ty Cổ phần Hưng Vượng chính thức thành lập.Cơng ty Cổ phần Hưng Vượng là đơn vị hạch tốn độc lập và có tư cách pháp nhân.
Quy mô hoạt động của công ty
Nguồn vốn điều lệ của công ty chủ yếu là do các cổ đơng đóng góp là: 36.425.000.000 đồng. Trong đó:
Vốn lưu động: 109.667.597.918 đồng. Vốn cố định: 56.951.026.218 đồng.
Hiện nay, có 1243 cán bộ cơng nhân viên đang làm việc tại cơng ty. Trong đó: Số cơng nhân trực tiếp sản xuất là: 1129 người.
Số nhân viên quản lý gián tiếp và phục vụ khác: 114 người.
Cơng ty có 02 nhà máy sản xuất:
Nhà máy Phú Thọ tại đường 30/4, Phường Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Bao gồm 6 xưởng xản xuất, 3 nhà kho dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và một nhà ăn tập thể phục vụ bữa trưa cho cán bộ công nhân viên
Những thành quả mà công ty đạt đƣợc trong thời gian qua
Năm 2005: tổng doanh thu bằng ngoại tệ 12 triệu USD đạt 109% kế hoạch của HĐQT công ty giao 11 triệu USD (so với năm 2004 là 9,6 triệu USD tăng 25%).
Năm 2006: công ty Cổ Phần Hưng Vượng doanh thu đạt 18 triệu USD đạt 111% so với kế hoạch năm (tăng 33% so với ùng kỳ năm 2005), về lợi nhuận đạt trên 24 tỷ đồng. các chính sách chế độ của quần chúng CNVLĐ được đảm bảo đúng luật định, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 2 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2007: công ty Cổ Phần Hưng Vượng doanh thu đạt 20 triệu USD đạt 111% so với kế hoạch năm ( tăng thêm 33% so với cùng kỳ năm 2006), về lợi nhuận đạt trên 23 tỷ đồng. các chính sách chế độ của quần chúng CNVLĐ được đảm bảo đúng luật định, thu nhập bình quân đạt trên 2 triệu đồng/ người/ tháng
Năm 2008: tổng doanh thu là 385 tỷ so với kế hoạch năm đạt 111.7%. lợi nhuận của năm 2008 là 23 tỷ so với kế hoạch năm 22 tỷ đạt 113.6%. các chính sách chế độ của quần chúng CBNVLĐ được đảm bảo đúng luật định. Thu nhập bình quân đạt trên 2,5 triệu đồng/ người/ tháng.
Năm 2014 đến nay: nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do sự bất ổn của nền kinh tế thế giới .Các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với các trở ngại lớn về nguyên liệu và vốn cho sản xuất kinh doanh .Lạm phát tăng cao đã làm cho giá cả lương thực và các mặt hàng thiết yếu của cuộc sống luôn tục tăng ,gây nhiều khó khăn cho đời sống của người lao động .Trước tình hình đố tồn thể CB.CNV-NLĐ tại Công ty Cổ Phần Hưng Vượng đã quyết tâm vượt khó ,hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra về sản xuất ,kinh doanh và đảm bảo quá trình phát triển bền vững của Doanh nghiệp.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014 của cơng ty hồn thành vượt mức kế hoạch năm về sản lượng xuất khẩu ,doanh thu và lợi nhuận đạt được là :
Tổng sản lượng xuất khẩu đạt 2.263 conterner Tổng doanh thu 420 tỷ đồng
Để đạt được kết quả khả quan này ,tập thể CB.CNV-NLĐ đã đoàn kết khắc phục những khó khăn ,thực hiện triệt để sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc Cơng ty ,đảm bảo hồn thành những chỉ tiêu cơ bản trong sản xuất, kinh doanh mà Đại hội Cổ đông đề ra .Đây là kết quả thuận lợi cho việc thực hiện quá trình phát triển và xây dựng mơ hình cơng ty đại chúng trong thời gian tới.
2.1.2 Thông tin cơ bản về công ty
Tên Công Ty : Công Ty Cổ Phần Hƣng Vƣợng
Tên Tiếng Anh : PROSPER JOINT STOCK COMPANY. Tên Giao Dịch Quốc Tế: Prosper Joint – Stock Company( PJ Co.) Mã Chứng Khoán : HVC
Địa Chỉ : Đường Nguyễn Văn Tiết, Thị Trấn Lái Thiêu, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại : 0650 – 3755517
Fax : 0650 - 3757911; 3756394 Email : prosper@hcm.vnn.vn Website : http://www.prosper.com.vn
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Cơ cấu của công ty cổ phần Hưng Vượng được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đây là cơ cấu tổ chức khá hợp lý và có khoa học phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của cơng ty.
Ƣu điểm và nhƣợc điểm của sơ đồ trên: Ưu điểm:
- Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ. - Chế độ trách nhiệm rõ ràng.
- Tạo ra sự phối hợp dễ dàng giữa các phòng ban, tổ chức. - Tuân thủ theo nguyên tắc chỉ có một người đứng đầu.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức tồn diện
2.1.3.2 Chức năng - nhiệm vụ của các phịng ban
Đại hội đồng cổ đơng: bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa 2 kỳ đại hội cổ đơng, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát: là người thay mặt hội đồng cổ đơng để kiểm sốt mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của cơng ty. Ban kiểm sốt độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của ban giám đốc.
Ban giám đốc:
- Hoạch định chiến lược phát triển đúng đắng, xác định các mục tiêu cụ thể và
các kế hoạch hành động.
- Điều hành tồn bộ hoạt động của cơng ty.
- Kiểm sốt và điều chỉnh tồn bộ hoạt động của công ty nhằm đảm bảo hệ thống đang hoạt động tốt và đúng hướng.
- Trách nhiệm phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các thành phần kinh tế, cơ quan nhà nước và các cổ đơng.
Trợ lý giám đốc: giữ vai trị tham mưu cho tổng giám đốc về chuyên môn, chuẩn bị kế hoạch, các dự thảo trong phạm vi của mình.
Bộ phận nghiêm cứu – phát triển thị trường:
- Nghiên cứu, điều tra thị trường chế biến gỗ.
- Tìm kiếm, phân tích các cơ hội kinh doanh. Bộ phận nhân sự hành chính:
- Đảm bảo xây dựng một nguồn lực đúng, đủ về chất lượng và số lượng.