CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
3.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ Phần Hưng Vượng đến năm
3.2.3.1 Giải pháp thực hiện chiến lược “Mở rộng thị trường trong nước”
Thị trường sản xuất kinh doanh của cơng ty có vai trị quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một cơng ty. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu để làm sao ổn định thị trường tiêu thụ truyền thống và mổ rộng thêm các thị trường mới luôn là mục tiêu cơ bản của mỗi công ty. Các giải pháp mở rộng và ổn định thị trường dựa trên mặt mạnh của môi trường bên trong Công ty và các cơ hội từ mơi trường bên ngồi đem lại cho công ty.
Mở rộng thị trường tiêu thụ
Về thị trường: Dựa vào khả năng và ưu thế hiện tại của mình, Cơng ty cần tập
trung vào phân đoạn thị trường trọng điểm của mình, tìm hiểu và dự báo xu hướng tiêu dùng trong thời gian sắp tới. Công ty cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, tạo được một mạng lưới tiếp thị phân phối rộng khắp, phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi của đối thủ cạnh tranh.
Về phân phối: Công ty phải có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của
hệ thống phân phối, kể cả chất lượng dịch vụ trước và sau khi bán hàng cho phù hợp với đặc điểm của thị trường tiêu dùng. Đa dạng hóa các kênh tiêu thụ sản phẩm, nhưng nên cố gắng phát triển kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, tránh phụ thuộc vào các đơn vị trung gian… Đưa thương mại điện tử vào như một kênh phân phối mới, năng động, hiệu quả, thường xuyên tiến hành tuyên truyền quảng bá sản phẩm của mình qua nhiều phương thức khác nhau, thực hiện công tác phục vụ kỹ thuật khi bán và sau bán sao cho thật thuận lợi để phục vụ tốt hơn đối với khách hàng.
Tăng cường quảng bá sản phẩm
Tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh cơng ty thơng qua việc xây dựng một thương hiệu vững mạnh. Trên cơ sở soát lại quy hoạch và chiến lược sản phẩm đã có. Trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao và có thị trường đầu ra hiện tại lớn, sau đó sẽ dần chuyển sang những mặt hàng có giá trị cao. Khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến thiết kế, tạo mẫu, chuyển dần từ những mặt hàng chất lượng thấp, trung bình sang những mặt hàng chất lượng cao, giá trị lớn. Quảng cáo rộng rãi sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để xây dựng thương hiệu vững mạnh cần thực hiện tốt những cam kết về giá trị mang lại đối với khách hàng.
Cải tổ công tác sản xuất
Ln có kế hoạch sản xuất và dự trữ nguyên liệu, xây dựng kho bảo quản nguyên liệu và thành phẩm bảo đảm chất lượng của sản phẩm.
Luôn kiểm tra chất lượng sản phẩm, sai sót trong q trình sản xuất.
Đẩy nhanh tiến độ giao hàng, thực hiện chế độ hậu mãi cho khách hàng, cam kết chất lượng sản phẩm.
Thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống và các khách hàng tiềm năng mới.
Xây dựng phát triển nhiều hình thức thanh tốn
Xây dựng các phương thức thanh toán thuận lợi cũng là một yếu tố làm tăng độ hài lòng của khách hàng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của Công ty so với các đói thủ khác. Vì vậy, Cơng ty cần xây dựng nhiều hình thức thanh tốn phù hợp cho khách hàng. Đối với các khách hàng truyền thống công ty có thể có chính sách chậm thu.
Tăng cường Công tác nghiên cứu thị trường sản xuất
Hiện nay, Cơng ty chưa có bộ phận Marketing riêng biệt. Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường cịn yếu kém. Vì vậy, Cơng ty cần thành lập bộ phận chuyên trách, các nhóm nghiên cứu nhằm phân tích, dự báo cho từng mảng thị trường. Bộ phận nghiên cứu thị trường phải thông thạo các nghiệp vụ để có điều kiện chuyên sâu nắm vững đặc điểm của thị trường. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng có nhiệm vụ là cung cấp các cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về thị trường, đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối nhằm giúp cơng ty có định hướng tốt trong sản xuất.. Bộ
phận này sẽ liên kết với các bộ phận khác như bộ phận sản xuất, tài chính… và với bộ phận hoạch định chiến lược để đề ra các kế hoạch sản xuất cho từng thời điểm.