của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng
Phong tục là lối sống đã thành nề nếp, mang bản sắc của một vùng miền được mọi người cơng nhận, tn theo. Tập qn là thói quyen đã hình thành từ lâu trong đời sống cộng đồng, được mọi người tuân theo. Đạo đức là tất cả những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, quy tắc về “đạo làm người”, là những khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi của của người. Như vậy, cả phong tục, tập quán và đạo đức đều được hình thành từ rất lâu đời và ghi dấu bản sắc của một vùng miền, một dân tộc.
Vì liên quan đến đời sống cộng đồng nên nội dung của phong tục, tập quán chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chính của đời sống xã hội, trong đó có các quan hệ HN&GĐ. Đồng thời, đạo đức là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó có tác động chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng và với chính mình nên nó có ảnh hưởng lớn đến các hành vi trong quan hệ HN&GĐ.
Đất nước Việt Nam là nơi sinh sống của rất nhiều các dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc lại có tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, truyền thống đạo đức khác nhau. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phong tục, tập quán, đạo đức không chỉ là yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, mà cịn là một trong những yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng và tác động to lớn, chi phối cách ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng đối với những
quan hệ phát sinh trong đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực HN&GĐ.
Gia đình có ba chức năng cơ bản là chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục và chức năng kinh tế. Chức năng giáo dục là chức năng rất quan trọng của gia đình trong hình thành, phát triển nhân cách của các thế hệ trong gia đình, đặc biệt thế hệ trẻ. Ngồi ra, nó cịn giúp ni dưỡng, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong gia đình và xã hội. Nhân cách, khả năng ứng xử và khả năng thích ứng của mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng lớn từ giáo dục gia đình. Từ chức năng giáo dục đã xác lập các quyền được chăm sóc, giáo dục, đại diện và bảo vệ của các thành viên trong gia đình. Chính chức năng giáo dục đã duy trì và phát triển các chuẩn mực của phong tục, tập quán, đạo đức. Và điều này đã tác động một cách trực tiếp và có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực đến pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng.
Dưới thời PK, người dân thường có câu “phép vua thua lệ làng” với hàm ý những quy định của triều đình nếu khơng phù hợp với cuộc sống sẽ khơng thể phát huy tác dụng. Có những phong tục đã ăn sâu vào tiềm thức của cộng đồng dân cư từ đời này qua đời khác, chi phối cách sống, ứng xử của con người và khó có thể thay đổi. Vấn đề đặt ra là nhà nước cần có thái độ và định hướng như thế nào để một mặt vừa có thể duy trì, phát huy được những phong tục, tập quán tốt đẹp về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, mặt khác, vừa có định hướng xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, nhằm từng bước xây dựng quan hệ HN&GĐ tiến bộ trong đời sống đồng bào các dân tộc. Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã làm được điều đó. Nhiều nội dung của phong tục, tập quán, đạo đức tốt đẹp đã được quy định trong pháp luật về HN&GĐ. Hay nói cách khác, nhiều quy định của pháp luật được xây dựng dựa trên chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp, thể hiện cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng.
và những phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về HN&GĐ”. Điều đó khơng những được thể hiện trong Lời nói đầu của Luật mà còn được quán triệt và cụ thể hóa tại nhiều điều luật tương ứng. Điều 6 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định rõ: “Trong quan hệ HN&GĐ, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những ngun tắc quy định tại Luật này thì được tơn trọng và phát huy”. Đây là một quy định thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta trong việc giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán, truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc trong quan hệ HN&GĐ nói chung và quan hệ tài sản của vợ chồng nói riêng.
Một trong những nội dung thể hiện rõ nét ảnh hưởng của đạo đức, phong tục, tập quán đến quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng là quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Khi một người rơi vào hồn cảnh khó khăn, túng thiếu, có thể là do ốm đau, bệnh tật, mất sức lao động thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng dù hơn nhân khơng cịn tồn tại, tức là khơng cịn quan hệ vợ chồng. Truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta vẫn được giữ gìn và phát huy, phản ánh một tinh thần nhân văn sâu sắc.
Để thực sự đưa các quy định của Luật HN&GĐ đi vào đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trên cơ sở quy định có tính ngun tắc được khẳng định tại Điều 6 Luật HN&GĐ năm 2000, ngày 27/3/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2002/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật HN&GĐ đối với các dân tộc thiểu số. Theo đó, việc áp dụng các phong tục, tập quán của các dân tộc về HN&GĐ được quy định trong một số nội dung của Nghị định này. Đồng thời, Nghị định cũng ban hành kèm theo hai danh mục: Danh mục phong tục, tập quán tốt đẹp về HN&GĐ được khuyến khích phát huy và Danh mục phong tục, tập qn lạc hậu về hơn nhân và gia dình của các dân tộc bị cấm áp dụng hoặc cần vận động xóa bỏ. Như vậy, đạo đức, phong tục, tập
quán tốt đẹp là cơ sở xã hội của pháp luật. trong quá trình xây dựng pháp luật, các phong tục, tập quán, đạo đức tốt đẹp của dân tộc đã được ghi nhận trong pháp luật.
Các quy phạm pháp luật HN&GĐ gắn bó mật thiết với các quy phạm đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp. Việc các quy tắc, xử sự của đạo đức, phong tục, tập quán được quy định trong pháp luật tạo điều kiện cho pháp luật dễ dàng tuân thủ trên thực tế, góp phần quan trọng vào củng cố, duy trì, phát triển gia đình bền vững; giữ gìn, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực. Do vậy, trước hết khuyến khích các chủ thể thực hiện phong tục tập quán tiến bộ cũng chính là thực hiện các quy phạm pháp luật HN&GĐ một cách tự giác. Trong trường hợp này, phong tục, tập quán, đạo đức tốt đẹp trở thành cầu nối tạo ra mội trường thuận lợi cho pháp luật đi vào cuộc sống. Ngược lại có những phong tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời đã ăn sâu vào nhận thức của nhân dân thì phải tun truyền, thuyết phục xố bỏ dần dần.