về tài sản của vợ chồng
Pháp luật được sinh ra trong đó đã bao gồm ý chí chủ quan, nhận thức của nhà làm luật. Chính vì vậy, có thể thấy rõ ràng rằng nhận thức của nhà làm luật qua từng thời kỳ và từng đối tượng cụ thể sẽ sản sinh ra những nội dung của văn bản pháp luật khác nhau.
Đối với Luật HN&GĐ, nhận thức chủ quan của nhà làm luật khơng chỉ mang tính chất cá nhân nhà làm luật mà còn đại diện cho quan điểm nho giáo, khổng tử.... được in đậm trong các thế hệ con người Việt Nam.
Ví dụ như việc nhà làm luật Việt Nam không thừa nhận quan hệ hơn nhân đồng giới. Vì vậy, quan hệ tài sản của vợ chồng giữa hai người cùng giới tính khơng thể tồn tại trong pháp luật Việt Nam.
Một ví dụ khác chứng minh việc tác động trong nhận thức của nhà làm luật đến quan hệ tài sản của vợ chồng đó là việc Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ tập trung quy định về chế độ tài sản pháp định. Điều đó thể hiện rằng, nhà làm luật hướng chế độ tài sản của vợ chồng theo quan điểm của chế độ tài sản
pháp định, chứ không phải là chế độ tài sản ước định (như quan điểm của một số nhà làm luật ở một số nước khác). Chế độ tài sản pháp định có hiệu lực áp dụng đối với tất cả các quan hệ hôn nhân hợp pháp, do vậy, mọi thỏa thuận của vợ chồng trái với các quy định của chế độ tài sản pháp định cần bị tuyên bố là vơ hiệu khi có tranh chấp xảy ra. Nhà lập pháp Việt Nam hiện nay không dự liệu bất kỳ một điều khoản nào cho phép vợ chồng lập hôn ước, nhưng cũng không ấn định những quy định cấm.
Một nội dung nữa mà ta có thể thấy được sự thay đổi trong nhận thức của nhà làm luật về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: Luật HN&GĐ năm 1986 chỉ quy định một cách thức chia duy nhất là quyết định của TA. Nhưng đến Luật HN&GĐ năm 2000 đã cho phép vợ chồng được thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản bên cạnh việc chia tài sản chung bằng quyết định của TA. Đồng thời, trong nhiều quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, nhà lập pháp đã ý thức hơn quyền của vợ chồng đối với quan hệ tài sản giữa họ nên đã trao cho vợ chồng nhiều quyền năng hơn bằng việc để họ thỏa thuận xác lập, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về tài sản trong nhiều trường hợp khác.
Như vậy, có thể thấy, qua gia đình, mà mối quan hệ trọng tâm là quan hệ tài sản của vợ chồng, chân dung của xã hội hiện ra một cách sinh động và toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị, phong tục, tập quán, đạo đức, lịch sử và cả nhận thức của nhà làm luật. Bởi các yếu tố đó ln là cơ sở thực tiễn quan trọng, mang tính quyết định đến việc hình thành các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng.
Chương 3