Trong việc xác định quan hệ hôn nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 74 - 77)

Quan hệ hôn nhân được coi là hợp pháp khi đảm bảo các điều kiện về kết hôn và đăng ký kết hơn. Nhưng do điều kiện hồn cảnh lịch sử nên xuất hiện các trường hợp không thỏa mãn hai điều kiện trên vẫn được coi là hôn nhân hợp pháp để xác định quan hệ tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc áp dụng các quy định này còn gặp phải những vướng mắc, bất cập.

3.1.1.1. Trường hợp cán bộ, bộ đội đã có quan hệ hơn nhân ở miền Bắc,

có được công nhận hôn nhân mới ở miền nam là hợp pháp theo quy định của Thông tư 60 hay không?

Đối tượng đề cập trong Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của TANDTC là cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong miền Nam tập kết ra miền Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác. Vì vậy, cán bộ, bộ đội đã có đã có quan hệ hơn nhân ở miền Bắc, vào miền Nam chiến đấu, cơng tác lại có quan hệ hơn nhân khác ở miền Nam không phải là các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 60/TATC.

Nhưng do hồn cảnh đặc biệt của chiến tranh, liệu có thể áp dụng tương tự pháp luật trong những trường hợp này hay không?

3.1.1.2. Việc hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng

khơng có đăng ký kết hơn, nay họ xin ly hơn thì việc xử lý được quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10. Nhưng trên thực tế, các địa phương áp dụng chưa thống nhất.

Điểm a và điểm b Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 quy định:

“a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hơn thì được khuyến khích đăng ký kết hơn; trong trường hợp có u cầu ly hơn thì được Tồ án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000;

b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hơn, nhưng có u cầu ly hơn thì Tồ án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải

quyết. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ khơng đăng ký kết hơn thì pháp luật khơng cơng nhận họ là vợ chồng;”

Từ quy định nêu trên có thể thấy: điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội quy định cho các trường hợp chung sống với nhau khơng có giấy đăng ký kết hôn được diễn ra trước ngày 03-01-1987 (ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực) thì khơng buộc hai bên phải đi đăng ký kết hơn, mà chỉ khuyến khích họ đăng ký kết hôn, dù họ không đi đăng ký kết hơn vẫn cơng nhận họ là vợ chồng.

Có quan điểm cho rằng giữa điểm a và điểm b Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội có điểm khác nhau căn bản đó là đối với các trường hợp quy định tại điểm b thì Nhà nước chỉ châm chước cho việc vi phạm về hình thức (khơng đăng ký hết hơn), cịn bắt buộc quan hệ hơn nhân đó phải thỏa mãn các điều kiện về nội dung (có đủ các điều kiện kết hôn) được quy định tại Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000 thì mới được phép cơng nhận có quan hệ vợ chồng; còn nếu vi phạm điều kiện về nội dung sẽ không công nhận họ là vợ chồng.

Đối với các trường hợp quy định ở điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội thì khơng bắt buộc nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng phải thỏa mãn các điều kiện về nội dung (điều kiện kết hôn), như trong điểm b Nghị quyết số 35/2000/QH10. Nói cách khác các trường hợp được quy định ở điểm a nếu các bên vừa vi phạm điều kiện về hình thức (khơng đăng ký kết hôn) vừa vi phạm các điều kiện về nội dung (“điều kiện kết hơn”) thì vẫn được cơng nhận quan hệ chung sống của nam và nữ đó là quan hệ hơn nhân hợp pháp. Ví dụ anh A đã có vợ là chị B, quan hệ hôn nhân hợp pháp này đang tồn tại, cả anh A và chị B đang chung sống tại tỉnh HD, đến năm 1970 anh A lấy thêm vợ lẽ là chị C có tổ chức cưới hỏi thì vẫn được Nhà nước cơng nhận quan hệ giữa anh A và chị C là vợ chồng hợp

pháp. Sở dĩ như vậy vì điểm a khơng có quy định về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng phải “có đủ điều kiện hết hôn” theo Luật HN&GĐ năm 1960 hay Luật HN&GĐ năm 2000. Do đó, trong mọi trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03-01-1987 mà có u cầu xin ly hơn hoặc có u cầu được đăng ký kết hơn thì các cơ quan có thẩm quyền phải cơng nhận quan hệ đó là quan hệ hơn nhân hợp pháp mà khơng địi hỏi phải xem xét các điều kiện kết hôn (điều kiện về nội dung).

Quan điểm thứ hai cho rằng: Cả điểm a và điểm b Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội đều quy định cho phép công nhận “hôn nhân thực tế”. Dù trong điểm a và điểm b có sự thể hiện khác nhau trong cách quy định, nhưng phải hiểu cả điểm a và điểm b Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội chỉ châm chước cho các trường hợp vợ chồng chung sống với nhau nhưng có vi phạm điều kiện về hình thức đó là chưa đăng ký kết hơn. Do đó, trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03-01-1987 được quy định ở điểm a thì hai bên nam nữ cũng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hơn mà Luật HN&GĐ năm 1960 quy định thì mới được cơng nhận quan hệ đó là quan hệ hơn nhân hợp pháp (trừ các trường hợp cán bộ ở Miền Nam đã có vợ, có chồng nhưng khi ra tập kết ở miền Bắc trước ngày giải phóng Miền Nam họ đã lấy tiếp vợ thứ hai thì tại Thơng tư số 60-TATC ngày 22-02-1978 của TANDTC hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về HN&GĐ của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong miền Nam tập kết ra miền Bắc lấy vợ, lấy chồng khác đã cho phép công nhận cả quan hệ hôn nhân trước và quan hệ hôn nhân sau là hợp pháp để xử lý quan hệ hôn nhân).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)