Hiệu quả của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu mô tả đầu ra của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 48 - 95)

tuổi dựa vào cộng đồng tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 4.2.1. Hiệu quả của hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế xã

Để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe và KCB cho NCT, chúng ta sử dụng các chỉ số Điều hành dựa vào cộng đồng (CBM). Tại TYT xã Uy Nỗ, tỷ lệ sử dụng cũng tăng so với trước can thiệp và so với xã đối chứng Cổ Loa với HQCT = 121,4% với p< 0,05. Tỷ lệ sử dụng đủ, tỷ lệ sử dụng hiệu quả cũng tăng từ 40,2% lên 90,6% và 16,4% lên 49,6% với HQCT=121,4% và 185,6% có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ [32] sau can thiệp 24 tháng, tỷ lệ sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả tăng từ 50,5% và 21,3% lên 91,05 và 51,9% và tỷ lệ này trước và sau can thiệp ở kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập năm 2005 [21] khi xây dựng mô hình quản lý, khám chữa bệnh cho NCT tại tuyến xã tương ứng là: 48,48% lên 89,39% và 4,73% lên 49,8%.

Tại xã Uy Nỗ, sau 12 tháng can thiệp hoạt động KCB ở TYT đã đi vào nề nếp và có hiệu quả với cơ sở hạ tầng khang trang có phòng riêng, giường, chiếu, chăn, gối sạch sẽ, thoáng mát, dụng cụ y tế tại trạm về cơ bản đầy đủ để KCB cho NCT hàng ngày. Người khám là các bác sĩ đã được trang bị kiến

thức và kỹ năng KCB cho NCT. Thay đổi trên tuy không lớn nhưng góp phần động viên và hoàn thành tốt công tác CSSK cho NCT tại TYT tốt hơn.

4.2.2. Hiệu quả của hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi sóc sức khỏe cho người cao tuổi

TT - GDSK là một trong những hoạt động cần thiết đối với NCT. Nghiên cứu của Đàm Viết Cương [7] cũng đã chỉ ra rằng NCT có nhu cầu cần được phổ biến kiến thức để biết cách phòng bệnh và tự chăm sóc. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền nâng cao kiến thức cho người chăm sóc NCT cũng là rất cần thiết.

Đánh giá hiệu quả của TT - GDSK cho NVYT về nội dung: Cách chăm sóc sức khỏe NCT, chống chỉ định tuyệt đối luyện tập thể dục ở NCT, phương pháp luyện tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương. Kết quả nghiên cứu sau can thiệp số NCT trả lời đúng từ 16 - 18 câu, 13 - 15 câu về CSSK NCT tăng lên ở xã Uy Nỗ và tăng hơn so với xã đối chứng Cổ Loa với HQCT là 249,6% và 83,6%. Đồng thời, số NVYT trả lời đúng về chống chỉ định tuyệt đối của luyện tập thể dục ở NCT từ 7 - 8 câu và 9 - 10 câu tăng lên với HQCT là 99,6% và 74,8 %. Về nội dung luyện tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương kiến thức của NVYT cũng tăng lên với HQCT thấp nhất là 69,3% (phương pháp luyện tập ở NCT có bệnh mạch vành) và cao nhất là 85,5% (phương pháp luyện tập tốt nhất cho NCTcó bệnh khớp). Qua đó, cho thấy rằng TT - GDSK cho NVYT với nhiều hình thức khác nhau về kiến thức kỹ năng CSSK NCT đã có hiệu quả. Đây là mắt xích quan trọng trong công tác CSSK NCT của mô hình.

Các cán bộ lãnh đạo cộng đồng cũng là một đối tượng trong công tác truyền thông nhằm nâng cao sức khỏe NCT. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau can thiệp cán bộ Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể đã hiểu, quan tâm và có trách nhiệm tham gia công tác CSSK cho NCT thể hiện ở việc hiểu rõ được vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong CSSK

NCT. Đây là một thành phần không thể thiếu để nhằm gây dựng và bảo vệ thành quả của công cuộc CSSK NCT.

Người thân là những người cận kề chăm lo đến cuộc sống của NCT. Khi họ hiểu được, có được những kiến thức về cách CSSK cho NCT thì hiệu quả chăm sóc sẽ nâng cao. Để làm được điều này, mô hình đã tổ chức nhiều hoạt động như nói chuyện trực tiếp, thảo luận nhóm, phát tở rơi, tờ gấp... cho người thân. Bước đầu biểu hiện của hiệu quả TT - GDSK cho người thân của NCT là lôi kéo họ đến các buổi nói chuyện, buổi thảo luận... để rồi dần dần khơi dậy trong họ sự quan tâm tới vấn đề NCT, đến những người đang chung sống với họ dưới một mái nhà, cùng huyết thống với họ. Những biểu hiện đó tăng cao ở xã Uy Nỗ sau can thiệp và tăng hơn so với xã Cổ Loa với HQCT cao với thấp nhất là 297,8% và cao nhất là 335,2%. Qua đó, cho thấy nếu thực hiện truyền thông theo mô hình thì sự quan tâm của người thân đến NCT sẽ tăng lên về cả vật chất và tinh thần nhằm đảm bảo NCT được sống vui, sống khỏe.

Với sự đeo bám của lão hóa, rình rập của bệnh tật, NCT không thể chỉ trông chờ vào giúp đỡ của những người xung quanh mà còn phải biết tự mình chăm sóc cho mình, biết cái gì nên tránh nên làm. Sau 12 tháng can thiệp, tại xã Uy Nỗ, kiến thức của NCT về một số nội dung để tự CSSK nâng lên rõ rệt như: Dự phòng bệnh tăng huyết áp (HQCT từ 114,8% đến 248,7% với p< 0,05), mục đích tập luyện dưỡng sinh (HQCT từ 44,8% đến 173,2% với p< 0,05). Truyền thông đã thật sự nâng cao được hiểu biết của NCT để bước đầu gây dựng khả năng chăm sóc chính bạn thân mình.

Hoạt động truyền thông đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung đã bổ sung, cải thiện kiến thức của người dân xung về vấn đề CSSK NCT. Đây là một chiến lược nhằm tạo dựng sức mạnh to lớn từ cộng đồng đến công tác này.

4.2.3. Hiệu quả của hoạt động củng cố và tổ chức tập dưỡng sinh cho người cao tuổi người cao tuổi

Tuổi cao với sự sụt giảm về mặt sinh học của cơ thể, kèm theo một lối sống trì trệ, ít vận động là một mảnh đất màu mỡ cho bệnh tật phát triển. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp luyện tập đã được phổ cập cho nhân dân như: Yoga, khí công, thái cực quyền... Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng đối tượng.

Dưỡng sinh là một phương pháp luyện tập tổng hợp có tác dụng phòng ngừa một số chứng/ bệnh, nâng cao sức khỏe giúp con người thích nghi với môi trường, kéo dài tuổi thọ cho NCT. Nói cách khác, dưỡng sinh là cách sống để gìn giữ sức khỏe, cải thiện về thể chất và tinh thần, giúp sống lâu, sống khỏe, sống có ích [2].

Tại xã Uy Nỗ, hiệu quả của tập dưỡng sinh được thể hiện rõ khi đánh giá sự thay đổi của các cảm giác chủ quan sau 12 tháng can thiệp. Cảm giác chủ quan giảm nhiều nhất là cảm giác mệt mỏi (95,6%), thứ hai là tê buồn chân tay (94,2%), thứ ba là buồn ngủ ban ngày (88,3%). Những cảm giác chủ quan ít thay đổi sau khi tập luyện sinh là mất tập trung vào công việc (72,5%), run tay 72,9%), buồn nôn và nôn (77,0%). Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tụ cũng cho thấy các cảm giác chủ quan gây khó chịu cho NCT đều giảm sau can thiệp: mệt mỏi (92,3%), đau mỏi lưng (88,9%), tê buồn chân, tay (84,4%)...[32].

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy được tác dụng của tập dưỡng sinh lên các đối tượng khác nhau. Telles S. và cộng sự [39] đã sử dụng phương pháp luyện tập dưỡng sinh cho những người tàn tật nhận thấy có sự cải thiện về vận động, giảm bớt lo âu, chán chường, ăn ngon, dễ ngủ. Nghiên cứu của Đào Phong Tần [20] ở bệnh nhân mắc hội chứng thiểu năng tuần hoàn não mạn tính còn cho tấy sau khi tập dưỡng sinh, các triệu chứng của

bệnh được cải thiện về cả lâm sàng và cận lâm sàng (tăng tuần hoàn máu não, giảm cholesterol máu).

Nhận định toàn trạng sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần của NCT tại hai xã Uy Nỗ và Cổ Loa cho thấy: Sau 12 tháng tham gia tập luyện dưỡng sinh sức khỏe NCT đã cải thiện nhiều ở xã Uy Nỗ với HQCT=59,4% (khỏe mạnh), HQCT=58,5% (tinh thần thoải mái dễ chịu). Nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh (2010) cũng cho thấy sau tập dưỡng sinh tỷ lệ NCT có sức khỏe tốt tăng từ 4,3% lên 16,9% [17]. Tác giả Trần Ngọc Tụ (2009) cũng cho kết quả nghiên cứu tương tự sau 24 tháng tập thể dục dưỡng sinh, trạng thái sức khỏe chung của NCT đều tốt lên, chiếm tỷ lệ 92,3% [32]. Tập dưỡng sinh không những đã mang lại hiệu quả về mặt thể chất mà còn là một môi trường để các cụ sinh hoạt, giảm bớt căng thẳng, buồn chán nảy sinh trong cuộc sống.

4.3. Đánh giá tính khả thi và bền vững của các nội dung can thiệp

Mô hình “ Quản lý, tư vấn chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng” tại xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội đã lồng ghép các hoạt động vào trong nhiệm vụ CSSK ban đầu của TYT xã. Mô hình không chỉ đơn thuần là KCB mà còn áp dụng nhiều biện pháp để động viên tinh thần luyện tập nâng cao thể lực ở NCT, khéo léo đưa NCT từ vị trí thụ động sang chủ động trong CSSK chính mình.

Nhu cầu KCB ở NCT đã được đáp ứng phần nào, kể cả đối được kinh tế khó khăn...Với sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, mô hình đã tuyên truyền sâu rộng về CSSK cho NCT đến đông đảo tầng lớp nhân dân. Từ đó, tạo nên sức mạnh to lớn từ cộng đồng cùng chung tay bảo vệ sức khỏe NCT. Củng cố và tổ chức hoạt động tập dưỡng sinh đã làm chuyển biến rõ rệt sức khỏe của NCT. Ở đấy, NCT không những được luyện những bài tập tăng cường thể lực mà còn là một sân chơi về tinh thần.

Tuy vậy, mô hình còn mang tính chất thí điểm. Số lượng NCT có nhu cầu được CSSK lớn, đội ngũ NVYT còn mỏng chưa đáp ứng đủ. Các hoạt

động quản lý, tư vấn và CSSK cho NCT tại cộng đồng đã làm tăng thời lượng, cường độ làm việc và trách nhiệm của NVYT của TYT và y tế thôn, mà không thu thêm phí dịch vụ từ NCT cho các hoạt động này và nếu như đề tài hết thời hạn nghiên cứu thì sẽ không có nguồn tài chính để trả thù lao và hỗ trợ động viên cho người cung cấp các dịch vụ trên. Việc tổ chức KSK định kỳ cho NCT tại xã phải mời bác sĩ tuyến trên, thuê máy móc, địa điểm, hay hoạt động truyền thông phải mời chuyên gia về nói chuyện, tập huấn...khó có khả năng duy trì vì thiếu kinh phí cho các hoạt động này.

Mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng” tại xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng nếu được duy trì sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT và đáp ứng được nhu cầu cơ bản, thiết yếu về CSSK cho NCT tại công đồng. Khi đề tài hết thời gian, TYT của xã nghiên cứu sẽ tiếp nhận quy trình “công nghệ” của mô hình, tuy nhiên có tiếp tục duy trì mô hình được hay không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan và khả năng khắc phục khó khăn của từng xã khác nhau. Việc giải quyết những vướng mắc để duy trì tốt mô hình cần sự quan tâm giải quyết của các cấp lãnh đạo, ban ngành, gia đình NCT chứ không thể một mình TYT xã tự giải quyết. Tính công bằng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính bền vững của mô hình. Vì vậy, mô hình phải được triển khai toàn xã, NCT nào cũng được tham gia.

KẾT LUẬN

Kết quả thu được từ thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

“Hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2012”

cho phép rút ra các kết luận sau:

1. Đầu ra của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng thực hiện tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, năm 2012

Hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế

− Ở NCT tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất với (22,5%), cơ xương khớp (18,5%), hô hấp(18,3%), răng hàm mặt (15,3%), mắt (15,3%). Trong đó, các triệu chứng/ bệnh về tim mạch, hô hấp và tiết niệu - sinh dục, tỷ lệ ở nam cao hơn ở nữ, còn các triệu chứng/ bệnh như nội tiết, cơ xương khớp, tỷ lệ ở nữ nhiều hơn ở nam.

Hoạt động tuyền thông-giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

− Đa dạng hóa về hình thức truyền thông: Trực tiếp (tập huấn, nói chuyện, thảo luận) và gián tiếp (tờ rơi, tờ gấp, phát thanh).

− Phong phú về nội dung truyền thông: Pháp luật về NCT, các bệnh thường gặp ở NCT, cách xử trí CSSK cho NCT, tập luyện dưỡng sinh ở NCT...

− Đa dạng về đối tượng tượng được truyền thông: NCT, người thân, NVYT, cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Hoạt động củng cố và tổ chức tập dưỡng sinh cho người cao tuổi

− Hoạt động luyện tập dưỡng sinh đã đi vào nề nếp với số lượng NCT tham gia 255 người (97,7%).

2. Hiệu quả của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng thực hiện tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, năm 2012

Hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế

− Tỷ lệ sử dụng dịch vụ tại TYT xã Uy Nỗ tăng lên với HQCT của tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử dụng hiệu quả là 121,4%; 121,4% và 185,6% với p< 0,05.

Hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

− Tỷ lệ NCT có kiến thức đúng về dự phòng bệnh tăng huyết áp, mục đích của tập luyện dưỡng sinh với HQCT đạt từ 114,8% đến 248,7% và từ 44,8% đến 173,2% với p< 0,05.

− Nhận thức và trách nhiệm của cán bộ Đảng, chính quyền và cộng đồng về CSSK NCT được tăng cường. Kiến thức về lão khoa của NVYT xã được nâng cao với HQCT từ 8,5% đến 167% có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Hoạt động củng cố và tổ chức tập dưỡng sinh cho người cao tuổi:

− Sau thời gian 12 tháng luyện tập dưỡng sinh, sức khỏe NCT được nâng lên rõ rệt. Các triệu chứng khó chịu của NCT hầu hết đều giảm sau can thiệp, trong đó giảm nhiều nhất là mệt mỏi (95,6%), tê buồn chân tay (94,2%), buồn ngủ ngày (88,3%), mất ngủ đêm (82,6%). Tỷ lệ NCT có đánh giá khỏe mạnh về thể chất và thoải mái về tinh thần tăng cao với HQCT là 59,4% và 58,5% với p< 0,05.

KIẾN NGHỊ

Qua thực tế triển khai mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng” tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, năm 2012, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

1. Mô hình CSSK NCT dựa vào cộng đồng có thể áp dụng được ở những vùng nông thôn đang trong tiến trình đô thị hóa và có những điều kiện tương tự như xã Uy Nỗ. Tuy nhiên, cần xem xét điều kiện cụ thể của địa phương để áp dụng các nội dung và hình thức can thiệp cho phù hợp.

2. Để mô hình có thể áp dụng hiệu quả nhất và bền vững cần: Phải có sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể và cá nhân trong cộng đồng đến công tác CSSK NCT.

1. Bộ Y tế (2004), Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác CSSK cho người cao tuổi, 02/2004/TT-BYT.

2. Hoàng Bảo Châu (1991), Phương pháp dưỡng sinh, bách khoa thư bệnh học, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam

3. Lê Hồng Diệp Chi (2006), Tổ chức hoạt động thể dục thể thao đối với người cao tuổi, Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh người cao tuổi 4. Nguyễn Đình Cử (2006), "Xu hướng già hóa dân số thế giới và đặc

Một phần của tài liệu mô tả đầu ra của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 48 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w