Hiệu quả của hoạt động truyền thông-giáo dục sức khỏe về chăm

Một phần của tài liệu mô tả đầu ra của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 49 - 51)

sóc sức khỏe cho người cao tuổi

TT - GDSK là một trong những hoạt động cần thiết đối với NCT. Nghiên cứu của Đàm Viết Cương [7] cũng đã chỉ ra rằng NCT có nhu cầu cần được phổ biến kiến thức để biết cách phòng bệnh và tự chăm sóc. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền nâng cao kiến thức cho người chăm sóc NCT cũng là rất cần thiết.

Đánh giá hiệu quả của TT - GDSK cho NVYT về nội dung: Cách chăm sóc sức khỏe NCT, chống chỉ định tuyệt đối luyện tập thể dục ở NCT, phương pháp luyện tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương. Kết quả nghiên cứu sau can thiệp số NCT trả lời đúng từ 16 - 18 câu, 13 - 15 câu về CSSK NCT tăng lên ở xã Uy Nỗ và tăng hơn so với xã đối chứng Cổ Loa với HQCT là 249,6% và 83,6%. Đồng thời, số NVYT trả lời đúng về chống chỉ định tuyệt đối của luyện tập thể dục ở NCT từ 7 - 8 câu và 9 - 10 câu tăng lên với HQCT là 99,6% và 74,8 %. Về nội dung luyện tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương kiến thức của NVYT cũng tăng lên với HQCT thấp nhất là 69,3% (phương pháp luyện tập ở NCT có bệnh mạch vành) và cao nhất là 85,5% (phương pháp luyện tập tốt nhất cho NCTcó bệnh khớp). Qua đó, cho thấy rằng TT - GDSK cho NVYT với nhiều hình thức khác nhau về kiến thức kỹ năng CSSK NCT đã có hiệu quả. Đây là mắt xích quan trọng trong công tác CSSK NCT của mô hình.

Các cán bộ lãnh đạo cộng đồng cũng là một đối tượng trong công tác truyền thông nhằm nâng cao sức khỏe NCT. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau can thiệp cán bộ Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể đã hiểu, quan tâm và có trách nhiệm tham gia công tác CSSK cho NCT thể hiện ở việc hiểu rõ được vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong CSSK

NCT. Đây là một thành phần không thể thiếu để nhằm gây dựng và bảo vệ thành quả của công cuộc CSSK NCT.

Người thân là những người cận kề chăm lo đến cuộc sống của NCT. Khi họ hiểu được, có được những kiến thức về cách CSSK cho NCT thì hiệu quả chăm sóc sẽ nâng cao. Để làm được điều này, mô hình đã tổ chức nhiều hoạt động như nói chuyện trực tiếp, thảo luận nhóm, phát tở rơi, tờ gấp... cho người thân. Bước đầu biểu hiện của hiệu quả TT - GDSK cho người thân của NCT là lôi kéo họ đến các buổi nói chuyện, buổi thảo luận... để rồi dần dần khơi dậy trong họ sự quan tâm tới vấn đề NCT, đến những người đang chung sống với họ dưới một mái nhà, cùng huyết thống với họ. Những biểu hiện đó tăng cao ở xã Uy Nỗ sau can thiệp và tăng hơn so với xã Cổ Loa với HQCT cao với thấp nhất là 297,8% và cao nhất là 335,2%. Qua đó, cho thấy nếu thực hiện truyền thông theo mô hình thì sự quan tâm của người thân đến NCT sẽ tăng lên về cả vật chất và tinh thần nhằm đảm bảo NCT được sống vui, sống khỏe.

Với sự đeo bám của lão hóa, rình rập của bệnh tật, NCT không thể chỉ trông chờ vào giúp đỡ của những người xung quanh mà còn phải biết tự mình chăm sóc cho mình, biết cái gì nên tránh nên làm. Sau 12 tháng can thiệp, tại xã Uy Nỗ, kiến thức của NCT về một số nội dung để tự CSSK nâng lên rõ rệt như: Dự phòng bệnh tăng huyết áp (HQCT từ 114,8% đến 248,7% với p< 0,05), mục đích tập luyện dưỡng sinh (HQCT từ 44,8% đến 173,2% với p< 0,05). Truyền thông đã thật sự nâng cao được hiểu biết của NCT để bước đầu gây dựng khả năng chăm sóc chính bạn thân mình.

Hoạt động truyền thông đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung đã bổ sung, cải thiện kiến thức của người dân xung về vấn đề CSSK NCT. Đây là một chiến lược nhằm tạo dựng sức mạnh to lớn từ cộng đồng đến công tác này.

Một phần của tài liệu mô tả đầu ra của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã uy nỗ, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 49 - 51)