Mô hình “ Quản lý, tư vấn chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng” tại xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội đã lồng ghép các hoạt động vào trong nhiệm vụ CSSK ban đầu của TYT xã. Mô hình không chỉ đơn thuần là KCB mà còn áp dụng nhiều biện pháp để động viên tinh thần luyện tập nâng cao thể lực ở NCT, khéo léo đưa NCT từ vị trí thụ động sang chủ động trong CSSK chính mình.
Nhu cầu KCB ở NCT đã được đáp ứng phần nào, kể cả đối được kinh tế khó khăn...Với sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, mô hình đã tuyên truyền sâu rộng về CSSK cho NCT đến đông đảo tầng lớp nhân dân. Từ đó, tạo nên sức mạnh to lớn từ cộng đồng cùng chung tay bảo vệ sức khỏe NCT. Củng cố và tổ chức hoạt động tập dưỡng sinh đã làm chuyển biến rõ rệt sức khỏe của NCT. Ở đấy, NCT không những được luyện những bài tập tăng cường thể lực mà còn là một sân chơi về tinh thần.
Tuy vậy, mô hình còn mang tính chất thí điểm. Số lượng NCT có nhu cầu được CSSK lớn, đội ngũ NVYT còn mỏng chưa đáp ứng đủ. Các hoạt
động quản lý, tư vấn và CSSK cho NCT tại cộng đồng đã làm tăng thời lượng, cường độ làm việc và trách nhiệm của NVYT của TYT và y tế thôn, mà không thu thêm phí dịch vụ từ NCT cho các hoạt động này và nếu như đề tài hết thời hạn nghiên cứu thì sẽ không có nguồn tài chính để trả thù lao và hỗ trợ động viên cho người cung cấp các dịch vụ trên. Việc tổ chức KSK định kỳ cho NCT tại xã phải mời bác sĩ tuyến trên, thuê máy móc, địa điểm, hay hoạt động truyền thông phải mời chuyên gia về nói chuyện, tập huấn...khó có khả năng duy trì vì thiếu kinh phí cho các hoạt động này.
Mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng” tại xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng nếu được duy trì sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT và đáp ứng được nhu cầu cơ bản, thiết yếu về CSSK cho NCT tại công đồng. Khi đề tài hết thời gian, TYT của xã nghiên cứu sẽ tiếp nhận quy trình “công nghệ” của mô hình, tuy nhiên có tiếp tục duy trì mô hình được hay không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan và khả năng khắc phục khó khăn của từng xã khác nhau. Việc giải quyết những vướng mắc để duy trì tốt mô hình cần sự quan tâm giải quyết của các cấp lãnh đạo, ban ngành, gia đình NCT chứ không thể một mình TYT xã tự giải quyết. Tính công bằng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính bền vững của mô hình. Vì vậy, mô hình phải được triển khai toàn xã, NCT nào cũng được tham gia.
KẾT LUẬN
Kết quả thu được từ thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
“Hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2012”
cho phép rút ra các kết luận sau:
1. Đầu ra của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng thực hiện tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, năm 2012
• Hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế
− Ở NCT tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất với (22,5%), cơ xương khớp (18,5%), hô hấp(18,3%), răng hàm mặt (15,3%), mắt (15,3%). Trong đó, các triệu chứng/ bệnh về tim mạch, hô hấp và tiết niệu - sinh dục, tỷ lệ ở nam cao hơn ở nữ, còn các triệu chứng/ bệnh như nội tiết, cơ xương khớp, tỷ lệ ở nữ nhiều hơn ở nam.
• Hoạt động tuyền thông-giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
− Đa dạng hóa về hình thức truyền thông: Trực tiếp (tập huấn, nói chuyện, thảo luận) và gián tiếp (tờ rơi, tờ gấp, phát thanh).
− Phong phú về nội dung truyền thông: Pháp luật về NCT, các bệnh thường gặp ở NCT, cách xử trí CSSK cho NCT, tập luyện dưỡng sinh ở NCT...
− Đa dạng về đối tượng tượng được truyền thông: NCT, người thân, NVYT, cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể.
• Hoạt động củng cố và tổ chức tập dưỡng sinh cho người cao tuổi
− Hoạt động luyện tập dưỡng sinh đã đi vào nề nếp với số lượng NCT tham gia 255 người (97,7%).
2. Hiệu quả của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng thực hiện tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, năm 2012
• Hoạt động quản lý, tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế
− Tỷ lệ sử dụng dịch vụ tại TYT xã Uy Nỗ tăng lên với HQCT của tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử dụng hiệu quả là 121,4%; 121,4% và 185,6% với p< 0,05.
• Hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
− Tỷ lệ NCT có kiến thức đúng về dự phòng bệnh tăng huyết áp, mục đích của tập luyện dưỡng sinh với HQCT đạt từ 114,8% đến 248,7% và từ 44,8% đến 173,2% với p< 0,05.
− Nhận thức và trách nhiệm của cán bộ Đảng, chính quyền và cộng đồng về CSSK NCT được tăng cường. Kiến thức về lão khoa của NVYT xã được nâng cao với HQCT từ 8,5% đến 167% có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
• Hoạt động củng cố và tổ chức tập dưỡng sinh cho người cao tuổi:
− Sau thời gian 12 tháng luyện tập dưỡng sinh, sức khỏe NCT được nâng lên rõ rệt. Các triệu chứng khó chịu của NCT hầu hết đều giảm sau can thiệp, trong đó giảm nhiều nhất là mệt mỏi (95,6%), tê buồn chân tay (94,2%), buồn ngủ ngày (88,3%), mất ngủ đêm (82,6%). Tỷ lệ NCT có đánh giá khỏe mạnh về thể chất và thoải mái về tinh thần tăng cao với HQCT là 59,4% và 58,5% với p< 0,05.
KIẾN NGHỊ
Qua thực tế triển khai mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng” tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, năm 2012, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
1. Mô hình CSSK NCT dựa vào cộng đồng có thể áp dụng được ở những vùng nông thôn đang trong tiến trình đô thị hóa và có những điều kiện tương tự như xã Uy Nỗ. Tuy nhiên, cần xem xét điều kiện cụ thể của địa phương để áp dụng các nội dung và hình thức can thiệp cho phù hợp.
2. Để mô hình có thể áp dụng hiệu quả nhất và bền vững cần: Phải có sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể và cá nhân trong cộng đồng đến công tác CSSK NCT.
1. Bộ Y tế (2004), Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác CSSK cho người cao tuổi, 02/2004/TT-BYT.
2. Hoàng Bảo Châu (1991), Phương pháp dưỡng sinh, bách khoa thư bệnh học, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam
3. Lê Hồng Diệp Chi (2006), Tổ chức hoạt động thể dục thể thao đối với người cao tuổi, Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh người cao tuổi 4. Nguyễn Đình Cử (2006), "Xu hướng già hóa dân số thế giới và đặc
trưng người cao tuổi Việt Nam", Tạp chí Gia đình và Trẻ em. Số 11. 5. Nguyễn Đình Cử (2011), 50 năm chính sách giảm sinh ở Việt Nam
(1961-2011): Thành tựu, tác động và bài học kinh nghiệm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr. 107 - 120.
6. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương và các cộng sự. (2006), Đánh giá chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế.
7. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương và các cộng sự. (2007), Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại năm tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên, Phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam.
8. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh và cộng sự (2005), Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở vùng nông thôn Việt Nam, Hội thảo về sự già hóa dân số trong phát triển hệ thống y tế và phát triển nông thôn tại Bangladesh.
9. Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (1990), Nghị quyết 45/106, truy cập ngày 4/1/2013, tại trang web www.gopfp.gov.vn.
11. Đào Văn Dũng và Phạm Thị Thu Hằng (2009), Phát huy hiệu quả các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt nam truy cập ngày 30/11/2012, tại trang web http://www.tuyengiao.vn.
và khả năng đáp ứng của y tế tuyến xã tại tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y.
14. Đặng Vũ Cảnh Linh (2009), Người cao tuổi và các mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi Việt Nam, Nhà xuất bản dân trí, Hà Nội.
15. Lê Văn Nhẫn và Nguyễn Thế Huệ (2004), Người cao tuổi Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất vản khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Nuffic (2012), Sức khỏe lứa tuổi, Luck house graphics Ltd, Hà Nội. 17. Trần Thị Mai Oanh (2010), Sức khỏe, chăm sóc sức khỏe của người cao
tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp ở huyện miền núi Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII (2009), Luật khám bệnh, chữa bệnh, truy cập ngày 19/12/2012, tại trang web http://www.chinhphu.vn. 19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII (2009), Luật người cao
tuổi, truy cập ngày 30/11/2012, tại trang web http://www.chinhphu.vn. 20. Đào Phong Tấn, Nguyễn Thị Vân Anh và Dương Xuân Hòa (2003),
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một vài chỉ số sinh học trên bệnh nhân mắc hội chứng thiểu năng tuần hoàn não mạn tính sau bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học viện lão khoa. 21. Nguyễn Văn Tập (2005), Nghiên cứu tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh ở người cao tuổi và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
22. Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2007), "Tình hình bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam qua một số nghiên cứu dịch tễ học tại cộng đồng", Tạp chí Dân số phát triển. số 4/2007.
23. Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già và thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi ở Việt Nam.
25. Nghiêm Thị Thủy (2010), "Người cao tuổi trên thế giới và đặc trưng nhân khẩu học", Tạp chí Dân số phát triển. Số 4(109).
26. Tổng cục thống kê (1990), Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số năm 1989, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
27. Tổng cục thống kê (1999), Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
28. Tổng cục thống kê (2010), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
29. Tổng cục thống kê (2011), Niên giám thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
30. Tổng cục thống kê (2012), Báo cáo đánh giá tổng quan về thực trạng nông thôn, nông nghiệp năm 2011.
31. Tổng cục thống kê (2012), Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr 40. 32. Trần Ngọc Tụ (2009), Nghiên cứu mô hình quản lý và chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi tại cộng đồng huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (2005 - 2007), Luận văn Tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.
33. UNFPA (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi Việt Nam. Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, truy cập ngày 29/12/2012, tại trang web http://www.un.org.vn.
34. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh Người cao tuổi.
35. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa VIII (1989), Luật Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
B. TIẾNG ANH
36. CDC (2007), The state of aging and health of America in 2007, truy cập ngày 4/3/2013, tại trang web http://www.cdc.gov
38. Kabir Z (2000), Self- reported health problems among the elderly resultz of a cross-sectional study in Bangladesh, Karolinska Institutet. 39. Narendran S Telles S, Raghuraj P, (1997), "Comparison of changes
in autonomic and respiratory parameters of girls after yoga and games at a community home", Percept Mot Skills. 84, tr. 252-257.
40. World Health Organization (1984), The use of Epidemiology in the study of the elderly, Geneva.
41. World Health Organization (2001), "Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension among the elderly in Bangladesh and India: a multicentre study", Bull World Health Organ. 79(6), tr. 490-500.
PHỎNG VẤN NGƯỜI CAO TUỔI (Điều tra sau can thiệp)
Chỉ phỏng vấn những người từ 60 tuổi trở lên
Ngày phỏng vấn: ... / .../ 201... Thôn:...Xã...Huyện: Đông Anh, Hà Nội Họ tên điều tra viên (ĐTV):... Họ tên giám sát viên (GSV):...
A. CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
A.1. Họ và tên người cao tuổi:... A.2. Tuổi... Năm sinh:... A.3. Giới 1. Nam 2. Nữ
A.4. Dân tộc 1. Kinh 2. Khác (ghi rõ)... A.5. Tôn giáo:
Không Phật giáo Thiên chúa Khác
1 2 3 4
A.6. Trình độ học vấn: Mù
chữ
Biết đọc,
biết viết Cấp I Cấp II Cấp III
Trung cấp/ Đại học Đại học/ Cao đẳng Sau đại học 1 2 3 4 5 6 7 8
A.7. Nghề nghiệp chính hiện nay: Nông nghiệp Làm công ăn lương Dịch vụ, buôn bán Thủ công Nội trợ Nghề
tự do Hưu trí Già yếu (ghi rõ)Khác
1 2 3 4 5 6 7 8 9...
A.8. Tình trạng hôn nhân hiện nay: Đang có vợ/
chồng Ly thân Ly dị Góa Chưa kết hôn
1 2 3 4 5
A.10. Khi ông/bà đau uống, bệnh tật thì ai sẽ là người giúp đỡ ông/ bà? (chọn nhiều phương án trả lời)
1. Vợ/ chồng 6. Cháu trai
2. Con trai 7. Cháu gái
3. Con gái 8. Anh chị em
4. Con rể 9. Khác (ghi rõ)...
5. Con dâu 10. Không có ai
A.11. Ông/ bà cho biết hoàn cảnh kinh tế của gia đình ông/ bà ở mức nào sau đây?
Thiếu thốn Đủ tiêu Sung túc
1 2 3
A.12. Ông/bà có thẻ bảo hiểm y tế hay bất kỳ hình thức hỗ trợ khám chữa bệnh nào không?
1. BHYT bắt buộc 4. Đối tượng chính sách
2. BHYT tự nguyện 5. Không có thẻ BHYT
3. BHYT người nghèo 6. Khác (ghi rõ)...
A.13. Ông/bà tham gia sinh hoạt với hội/ câu lạc bộ nào ở địa phương? (chọn nhiều
phương án trả lời)
1. Hội người cao tuổi 9. Câu lạc bộ sức khỏe
2. Hội cựu chiến binh 10. Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ
3. Hội chữ thập đỏ 11.Câu lạc bộ thể dục, dưỡng sinh
4. Hội phụ nữ 12. Câu lạc bộ chim, cây cảnh
5. Hội bảo thọ 13. Câu lạc bộ làm vườn
6. Hội nông dân 14. Khác (ghi rõ)...
7. Khác (ghi rõ)... 15.Không tham gia CLB nào cả
8. Không tham gia
A.14. Ông/ bà có thường xuyên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ người cao tuổi ở thôn/ xã không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không tham gia Không có CLB
1 2 3 ⇒ tiếp câu 3.4 4
B. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
Thoải mái, dễ chịu Bình thường Không thoải mái Lo lắng, buồn phiền
1 2 3 4
B.3. Hiện tại ông/bà cảm thấy khả năng đi lại, sinh hoạt hàng ngày của mình như thế nào?
Bình thường Đi lại khó khăn Không đi lại được
1 2 3
B.4. Hiện tại ông/bà cảm thấy khả năng ăn nhai của mình như thế nào?
Bình thường Khó khan
1 2
B.5. Hiện tại ông/bà cảm thấy khả năng nghe người khác nói của mình như thế nào?
Bình thường Khó khan
1 2
B.6. Hiện tại ông/bà cảm thấy khả năng nói của mình như thế nào?
Bình thường Khó khan