Thí nghiệm được tiến hành trên phôi nhựa và phôi nhôm có hình dáng như hình 3.75
Hình 3.75: Phôi nhôm gia công bề mặt cong.
Chế độ cắt sử dụng trong thí nghiệm.
o Tốc độ trục chính, S = 2500 vòng/phút.
o Lượng tiến dao gia công, F = 250 mm/phút.
o Chiều sâu cắt của mỗi lớp cắt, d = 1 mm.
o Chiều sâu tổng cộng khi gia công cắt thử, d = 3 mm.
o Bước tiến dao ngang g = 100% = 6 mm.
o Chế độ gia công khô
3.2.2.1 Gia công bề mặt cong theo phƣơng pháp thông thƣờng.
Khi gia công bề mặt cong theo phương pháp thông thường, đường chạy dao ở các lớp cắt có tọa độ (x, y) trùng nhau.
Khi gia công theo phương pháp nghiên cứu, đường chạy dao ở lớp thứ 2 cắt phần đỉnh nhấp nhô do lớp căt thứ nhất để lại, cứ như vậy cho đến hết chiều sâu cắt.
Hình3.76: Đường chạy dao theo phương pháp thông thường
Hình3.77: Kết quả cắt thử theo phương pháp thông thường trên phôi nhựa và phôi nhôm
3.2.2.2 Gia công bề mặt cong theo phƣơng pháp nghiên cứu.
Hình3.78: Đường chạy dao theo phương pháp mới
3.2.2.3 So sánh 2 mẫu gia công.
Hình 3.80: Hai mẫu gia công với phôi nhôm
- Dễ dàng nhận thấy trên hình chụp chiều cao nhấp nhô của chi tiết sau gia công thô bằng phương pháp mới giảm đáng kể so với khi gia công theo phương pháp thông thường. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với bước gia công tiếp theo.
- Thời gian gia công của 2 lần cắt đều xấp xỉ 4 phút 30 giây. Như vậy khi gia công bằng phương pháp nghiên cứu, thời gian cắt gọt không tăng.
Kết luận chƣơng 3
Qua việc nghiên cứu lý thuyết và cắt thử bằng thực nghiêm cho thấy kết quả gia công nằng phương pháp mới cho ta chất lượng bề mặt tốt hơn phương pháp thông thương trong khi chế độ cắt và thời gian gia công không thay đổi.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Trọng Hiếu cùng sự trợ giúp của các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Chế tạo máy, Trường ĐHBK Hà Nội, luận văn đã đạt được một số kết quả nhất định tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót.
Sau đây là một vài kết quả cũng như hướng phát triển tiếp của luận văn:
Các kết quả đạt được.
- Nghiên cứu tổng quan về công nghệ gia công trên máy điều khiển số CNC nói chung và máy phay CNC nói riêng.
- Nghiên cứu và gia công thử phương pháp mới để nâng cao chất lượng gia công thô mà không làm tăng thời gian gia công.
- Sử dụng thành thạo máy cũng như hệ điều khiển SINUMERIK trên máy phay CNC tại trung tâm EMCO – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Ứng dụng được phương pháp mới trong việc thí nghiệm cắt gọt trên máy phay CNC.
Hướng phát triển của đề tài.
- Đề tài là tiền đề để phát triển phương pháp gia công thô mới trên các máy phay 4, 5 trục, khi phay những bề mặt phức tạp bằng cách tích hợp đường chạy dao kiểu mới vào các phần mềm gia công (CAM).
- Tính toán chế độ cắt tối ưu cho bước gia công thô, từ đó có được bề mặt gia công thô tốt hơn dẫn đến có thể bỏ hoàn toàn bước gia công bán tinh mà chuyển hẳn sang bước gia công tinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. B. Lauiwers, P.P. Lefebvre. Five-axis rough milling strategies for complex shaped cavities based on morphing technology. Annals of CIRP, Vol. 55(1), p.59 - 62, 2006.
[2]. S. Tao and K.-L. Ting, Unified rough cutting tool path generation for sculptured surface machining. International Journal of Production Research, Vol.39(13) p.2973-2989, 2001.
[3]. Trần Văn Địch (2007), Công nghệ CNC, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.
[4]. Emco Maier, Machine description, Concept Mill 55 [5]. Emco Maier, Control description, Sinumerik 810/840D