Cho vay kinh doanh là hoạt động cho vay truyền thống của NH BIDV Quảng Bình từ trước đến nay, nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, và các doanh nghiệp xây lắp.
Dư nợ tại địa phương phân theo thời hạn
Chỉ tiêu Năm 2008 Cơ cấu Năm 2009 Cơ cấu Năm 2010 Cơ cấu Tổng dư nợ tại địa
phương
1165 100% 1492 100% 2154 100%
Ngắn hạn 768,9 66% 1074,2 72% 1227,8 57%
Trung, dài hạn 396,1 34% 417,8 28% 926,2 43%
Tỷ trọng của loại hình cho vay ngắn hạn đang có xu hướng giảm, năm 2008 là 66% đến năm 2010 là 57%. Trong khi cho vay dài hạn có xu hướng tăng từ 34% lên 43%. Tuy nhiên hình thức cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng trên 50% và được ngân hàng đặc biệt quan tâm.
Kết cấu dư nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu Năm 2008 Cơ cấu Năm 2009
Cơ cấu Năm 2010
Cơ cấu Tổng dư nợ tại địa phương 1165 100% 1492 100% 2154 100% 1. Doanh nghiệp nhà nước 895,9 76,9% 1168,2 78,3% 1130,4 52,48
% 2. Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh 202,7 17,4% 242,6 16,26% 770,3 35,76 % 3. Hợp tác xã 1,165 0,1% 0,746 0,05% 0,431 0,02 % 4.Cá nhân, hộ gia đình 65,24 5,6% 80,42 5,39% 252,9 11.74 % Qua bảng ta thấy trong cơ cấu cho vay thì tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp là cao nhất. Tỷ trọng cho vay đối với hợp tác xã và cá nhân hộ gia đình chỉ chiếm khoảng 6% trong năm 2008, 2009, năm 2010 có tăng lên là 11%. Tỷ trọng
cho vay doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, và cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên. Năm 2010, dư nợ đối với doanh nghiệp là 1900,7 tỷ đồng trong đó dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 770,3 tỷ đồng, chiếm 40,53%.
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng cho vay: Thành tựu:
- Về phía ngân hàng: Chất lượng cho vay kinh doanh đối với doanh nghiệp của BIDV QB đã có sự cải thiện rõ nét. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp tăng từ 1098,6 (2008) tỷ đồng lên 1900,7 tỷ đồng(2010), tăng 73 %.
Để đạt được mức tăng trưởng dư nợ như vậy trước hết là NH BIDV QB đã rất tích cực trong việc huy động vốn, với tốc độ tăng trưởng vốn đạt 63% vào năm 2010 là tốc độ tăng trưởng cao nhất của ngân hàng trong 5 năm hoạt động. Với số vốn huy động tăng trưởng nhanh như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc nâng cao dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp. Thêm vào đó, dư nợ đối với doanh nghiệp của ngân hàng tăng cao còn do ngân hàng đã cải thiện công tác giao dịch với khách hàng, đơn giản hoá thủ tục hồ sơ nên thu hút thêm khách hàng.
Về sự an toàn của vốn cho vay: Tỷ lệ nợ xấu thấp, ở dưới 2%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng BIDV làm rất tốt công tác thẩm định khách hàng và thẩm định phương án vay vốn, lựa chọn được những khách hàng có tình hình kinh doanh tốt và sử dụng vốn vay hiệu quả. Ngoài ra trong khâu phân tích, thẩm định trước khi cho vay, ngân hàng đã nghiên cứu và đề ra thời hạn cho vay và thời gian giải ngân hợp lý, kiểm soát khách hàng trong khi vay làm cho các khoản nợ quá hạn giảm xuống.
- Về phía doanh nghiệp: Trên 60% doanh nghiệp địa phương, công trình, dự án quan trọng của tỉnh đều do Chi nhánh tài trợ vốn, góp phần hình thành nên nhiều cơ sở công nghiệp lớn của tỉnh, các cơ sở sản xuất, các tuyến đường nội tỉnh, nội
các nhà máy sản xuất gạch tuynel, gạch ceramic, đường tránh thành phố Đồng Hới, cầu sông Gianh, cầu Quán Hàu và nhiều dự án khác, tạo ra hàng trăm tỷ đồng doanh thu đối với các doanh nghiệp, góp phần xác lập cân đối vĩ mô, dẫn dắt thị trường, ổn định sản xuất cho các doanh nghiệp và tạo nhiều công ăn việc làm, phúc lợi xã hội.
Như vậy về lợi nhuận mà khoản vay mang lại thì ngân hàng đã thành công vì đã đầu tư vào những dự án kinh doanh có hiệu quả cao, trên cơ sở đó thu được lãi cao nhờ khoản cho vay đó. Ngoài ra có thể thấy một nguyên nhân khác là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc nguồn vốn vay ngân hàng khi có nhu cầu vốn, bởi các hình thức tín dụng thương mại thông qua hình thức mua bán chịu, thương phiếu, hối phiếu còn chưa phát triển.
Hạn chế:
- Về hoạt động tín dụng: Dư nợ trung dài hạn và nợ nhóm II chiếm tỷ trọng cao
trong tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ bán lẻ còn thấp; tình hình tài chính của một số khách hàng còn yếu, khả năng cạnh tranh kém trong bối cảnh hội nhập, dẫn đến nguy cơ phát sinh nợ xấu.
- Hoạt động nguồn vốn: Nguồn vốn huy động chưa ổn định, thiếu tính bền vững,
tiền gửi có kỳ hạn ngắn ngày càng có xu hướng tăng, tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế còn thấp, dẫn đến tăng chi phí đầu vào, làm giảm khả năng cạnh tranh về nguồn vốn và lãi suất; cân đối nguồn vốn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng.
- Hoạt động dịch vụ: Cơ cấu thu dịch vụ chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào các
sản phẩm dịch vụ truyền thống và có thế mạnh như bảo lãnh, thanh toán. Các sản phẩm ngân hàng hiện đại mới đã được triển khai nhưng chưa đem lại hiệu quả cao và còn chiếm thị phần nhỏ trên thị trường.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính
sách điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu của thị trường, tuy nhiên tình trạng có sự chênh lệch trong tỷ giá niêm yết và tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường liên
ngân hàng vẫn quá cao và tồn tại kéo dài, gây khó khăn và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh.
- Địa bàn hoạt động hẹp trong điều kiện có nhiều ngân hàng nên áp lực cạnh tranh
lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
- Về các mặt công tác khác: Một số cán bộ còn thụ động trong công việc, dẫn đến
năng suất, hiệu quả công tác chưa cao; lỗi thống kê trong quá trình tác nghiệp mặc dù có giảm so với năm trước nhưng vẫn còn nhiều.Công tác tiếp thị, bán hàng ở một số đơn vị/cá nhân chưa chuyên nghiệp, vẫn còn tâm lý ngồi chờ khách hàng đến giao dịch, tiến độ giải quyết công việc chậm, chưa khoa học...
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan: Trên địa bàn tỉnh hình thành nhiều ngân hàng khiến mức độ cạnh tranh ngày càng lớn. Mức độ lạm phát và giá cả gia tăng khiến đồng Việt Nam có xu hướng mất giá, người dân hạn chế đầu tư vào hệ thống ngân hàng. - Nguyên nhân chủ quan: (về phía ngân hàng):
Công tác thẩm định tín dụng một số khâu chưa hiệu quả. Hình thức cho vay chưa phong phú. Ngân hàng chỉ cung cấp hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần còn hình thức cho vay thấu chi thì chưa được phát triển. Vì chưa đa dạng hoá được các hình thức cho vay nên ngân hàng đã không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng dẫn đến doanh số cho vay không tăng trưởng cao.
Năng lực của cán bộ tín dụng còn hạn chế, đội ngũ trẻ còn thiếu kinh nghiệm. Việc thực hiện bảo đảm tiền vay còn nhiều bất cập: ngân hàng chủ yếu thực hiện bảo đảm tiền vay bằng hàng hoá tồn kho và bất động sản. Tại Việt Nam, thị trường bất động sản không ổn định, giá thị trường lên xuống thất thường, không phản ánh đúng giá trị thực tế của nó. Do đó ngân hàng cũng gặp khó khăn trong quá trình định giá và xử lý tài sản đảm bảo.
- Nguyên nhân về phía khách hàng: (về phía doanh nghiệp) : Khi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp không tiêu thụ được, khi đó sẽ không có
doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đủ khả năng để trả nợ nhưng doanh nghiệp cố tình trì hoãn trả nợ để kéo dài thời gian sử dụng vốn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG BIDV QUẢNG BÌNH VÀ MỘT
SỐ ĐỀ XUẤT 3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng:
3.1.1. Về công tác nguồn vốn
Bám sát diễn biến thị trường, cập nhật thông tin thị trường, điều hành công tác huy động vốn linh hoạt, sáng tạo theo tính hiệu thực tế của thị trường, đảm bảo đưa ra các mức lãi suất, sản phẩm huy động có tính cạnh tranh cao để thu hút được vốn. Phấn đấu mức tăng trưởng huy động vốn bình quân, cuối kỳ vượt mức kế hoạch TW giao từ 10% trở lên để đạt được điểm thưởng trong đánh giá xếp loại thi đua Chi nhánh 6 tháng và cả năm 2011.
Khai thác có hiệu quả các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hiện có đối với khu vực dân cư, đồng thời, đẩy nhanh tích cực nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các sản phẩm huy động dân cư mới, các sản phẩm đặc thù đáp ứng nhu cầu của các khách hàng cá nhân gửi tiền lớn
3.1.2. Về công tác tín dụng
Tập trung phục vụ các khách hàng truyền thống tốt của Chi nhánh, đặc biệt là các khách hàng sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu; các Tập đoàn, Tổng công ty, các khách hàng sản xuất, kinh doanh có vai trò tạo lập các cân đối vĩ mô
Tập trung ưu tiên vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu công nghiệp, vốn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khôi phục và ổn định sản xuất.
Chỉ xem xét cho vay những dự án tín dụng trung, dài hạn có hiệu quả.
Kiểm soát chặt chẽ trong cho vay nhập khẩu, chỉ cho vay phục vụ nhập khẩu các nhóm mặt hàng thiết yếu, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu; các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất.
Nâng cao khả năng quản trị, kinh doanh, kiểm soát với mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
3.1.3. Về công tác dịch vụ, hoạt động ngân hàng bán lẻ: Tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, coi dịch vụ là hoạt động mũi nhọn, tạo nguồn thu quan trọng cho Chi nhánh; Đẩy mạnh phát triển khách hàng, tăng cường công tác quản lý và
chăm sóc khách hàng, kiên quyết giữ và phát triển khách hàng quan trọng; Thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng;
Tập trung nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ thông qua việc chuẩn hoá các quy trình giao dịch, chú trọng cải thiện, đổi mới phong cách giao dịch, tạo sự thuận tiện trong sử dụng dịch vụ, chăm sóc khách hàng; tăng cường tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các sản phẩm dịch vụ của BIDV...; không ngừng củng cố, mở rộng hệ thống hạ tầng công nghệ nhằm hỗ trợ tối đa cho hoạt động dịch vụ.
3.1.4. Công tác Tài chính kế toán, Quản lý kho quỹ:
Phân tích cơ cấu nguồn thu trong tổng thu nhập, từ đó đánh giá được những hoạt động, dòng sản phẩm, khách hàng… đang mang lại hiệu quả để có động thái ứng phó phù hợp.
Tiết giảm tối thiểu 15% các chi phí trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong năm 2011.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình
3.2.1. Tạo nguồn vốn ổn định
Ngân hàng là trung gian giữa người tiết kiệm và người đầu tư. Nguồn vốn ngân hàng huy động từ các khoản tiền tiết kiệm của dân cư, vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, xã hội và các khoản vay khác sẽ được sử dụng để cho vay. Do đó để nâng cao quy mô cho vay ngân hàng BIDV QB cần phải đảm bảo có một nguồn vốn ổn định và tăng trưởng. Ngoài ra theo quy định của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại chỉ được cho vay vốn ở một tỷ lệ nhất định so với vốn chủ sở hữu. Như vậy muốn tăng doanh số cho vay thì ngân hàng cần phải tăng quy mô vốn chủ sở hữu.
3.2.2. Đa dạng hoá phương thức cho vay
Thực tế hoạt động cho vay ở BIDV QB chủ yếu được thực hiện bằng phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. Phương thức cho vay thấu chi chưa được sử dụng. Khách hàng đến với ngân hàng phải lựa chọn những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp chứ không phải đưa ra yêu cầu về phương thức tín dụng phù hợp với mình để ngân hàng đáp ứng. Do đó khả năng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng còn hạn chế. Thêm vào đó, việc đa dạng hoá các loại hình tín dụng còn có thể giúp BIDV QB giảm thiểu rủi ro và tăng doanh số cho vay. Với những lý do đó, việc đa dạng hoá và phát triển các loại hình dịch vụ là một yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng cho vay kinh doanh.
3.2.3. Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay
Quy trình được xây dựng chặt chẽ với những điều kiện, những thủ tục cần thiết để đảm bảo cho mục tiêu sinh lời và an toàn cho các khoản vay. Tuy nhiên trong quá trình xử lý các khoản vay nhiều cán bộ tín dụng đã không thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết và bỏ qua một số điều kiện quy định dẫn tới những sai sót, gây ra rủi ro cho ngân hàng. Do đó để nâng cao chất lượng cho vay thì việc đảm bảo thực hiện tốt quy trình tín dụng là một yêu cầu quan trọng
3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp và thẩm định phương án sản xuất kinh doanh thẩm định phương án sản xuất kinh doanh
Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp và thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là căn cứ để ra quyết định tài trợ đúng đắn, bởi vậy nó có tác động trực tiếp đên chất lượng cho vay. Thông qua thẩm định, ngân hàng sẽ đánh giá được doanh nghiệp nào tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi, có phương án sử dụng vốn vay hợp lý, điều đó đảm bảo cho ngân hàng có thể thu được lợi nhuận từ cho vay. Nếu thẩm định không chính xác thì có thể dẫn đến tình trạng không thu hồi được vốn vay.Để nâng cao chất lượng thẩm định cần kết hợp các giải pháp sau:
3.2.5. Nâng cao công tác kiểm soát trong khi cho vay
Sự biến động và sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khó khăn, mất khả năng thanh toán. Vì vậy việc kiểm soát trong khi vay sẽ giúp ngân hàng phát hiện những dấu hiệu mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, cần phải xét đến những trường hợp doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốn vay vào mục đích sai trái, nhiều rủi ro, có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Do đó kiểm soát trong khi cho vay được coi là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức, giúp ngân hàng kiểm soát được hành vi của người vay vốn, đảm bảo đồng vốn được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Việc kiểm soát trong khi vay của BIDV QB hiện nay ở Ngân hàng mới tập trung chủ yếu việc xem xét các báo cáo tài chính mới nhất, một số giấy tờ hoá đơn liên quan …
Cùng với việc kiểm soát các khoản cho vay, BIDV QB cần thực hiện quản lý nợ quá hạn một cách bài bản và có hệ thống, thực hiện phân loại nợ quá hạn theo các tiêu thức khác nhau như theo thành phần kinh tế, theo ngành nghề, theo loại tiền, theo nguyên nhân. Từ đó đánh giá chất lượng các khoản cho vay để có những biện pháp quản lý phù hợp.
3.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng