6. Kết cấu của báo cáo
3.1.2: Định hướng hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ
cho hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Hà Trung
Căn cứ vào định hướng của ngành Ngân hàng, NHCSXH tỉnh Thanh Hoá, căn cứ vào mục tiêu kinh tế của huyện năm 2013, NHCSXH huyện Hà Trung tiếp tục mở rộng công tác cho vay hộ nghèo, mở rộng tín dụng luôn gắn liền với an toàn và hiệu quả. Tiếp tục mở rộng cho vay qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Ngân hàng chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tư, căn cứ vào tỷ lệ hộ nghèo từng xã, số hộ đang dư nợ tại Ngân hàng để thực hiện đầu tư vốn kịp thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo.
Tập trung tăng trưởng mạnh cho vay hộ nghèo, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững, coi đây là mặt trận chủ yếu trong công tác tín dụng tại NHCSXH huyện Hà Trung.
•Các mục tiêu cụ thể trong năm 2013 là:
- Tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% xuống còn 0,5%. - Tỷ lệ thu lãi đạt 95% trở lên.
- Ký hợp đồng uỷ thác với các tổ chức chính trị xã hội còn lại trên tổng 28 xã, thị trấn trong toàn huyện.
3.2: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Hà Trung
Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, cho vay hộ nghèo nhằm hỗ trợ vốn để giải quyết công ăn việc làm cho các hộ nghèo. Đây là nguồn vốn tín dụng với tính chất hoàn trả vốn cả gốc và lãi (lãi suất ưu đãi) khác cơ bản so với nguồn vốn cấp phát mang tính trợ cấp xã hội.
Cho vay hộ nghèo đòi hỏi phải cho thời gian tương đối dài để hộ nghèo từng bước thích nghi với sản xuất hàng hoá, làm quen với hạch toán kinh tế và tạo được một nguồn thu nhập vững chắc đảm bảo khả năng trả nợ và tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập.
Trên cơ sở đó việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hà Trung cần tập trung vào những giải pháp sau:
3.2.1: Thực hiện đúng các quy định cho vay
Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt cho vay và cuối cùng là thu nợ có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng tín dụng của NHCSXH. Nó tạo điều kiện thực hiện chế độ tín dụng công khai và dân chủ trong cộng đồng người nghèo, đồng thời cung ứng vốn kịp thời đúng đối tượng.
Hiện nay, nhìn chung công tác cho vay đã thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay (theo Quyết định số 136/QĐ-NHCSXH). Tuy nhiên, để vốn tín dụng của NHCSXH được cung ứng kịp thời tới đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo thì NHCSXH huyện Hà Trung cần phải chú trọng hơn nữa những mặt sau:
•Xác định đối tượng cho vay:
Trong địa bàn tỉnh có một số địa phương chưa xác định rõ ràng được đối tượng vay vốn, nên đã đưa cả những hộ đói tuy có sức lao động nhưng không có khả năng sử dụng vốn tín dụng hoặc những hộ già cả neo đơn không có sức lao động…. vào danh sách hộ nghèo được vay vốn. Điều này đã dẫn đến quan niệm sai lầm coi tín dụng đối với hộ nghèo là hình thức cấp phát, mang tính trợ cấp xã hội làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Theo quy định chung về cho vay hộ nghèo của NHCSXH, thì NHCSXH cấp tín dụng trên nguyên tắc “cho vay hộ nghèo có sức lao động, có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn”.
Như vậy cho vay hộ nghèo cần lựa chọn người vay có điều kiện sử dụng vốn, có điều kiện hoàn trả, tránh biến họ thành các con nợ không lối thoát.
•Xác định mức vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ.
Mức cho vay phải được xác định dựa vào nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo (giống, cây, con…) và giá cả trên thị trường, nguồn vốn của Ngân hàng chính sách, nguồn trả nợ của người vay.
Thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ phải xác định rõ dựa vào chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất theo công thức sau:
Thời hạn cho vay = Chu kỳ sản xuất + thời gian tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng chính xác công thức trên thì các hộ nghèo mới đảm bảo được thời gian thu hồi vốn để
trả nợ.
Điều kiện để thực hiện giải pháp: Cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm về cây trồng, vật nuôi… đồng thời phải tâm huyết với hộ nghèo.
•Nâng cao chất lượng tín dụng tổ nhóm:
NHCSXH huyện Hà Trung cho vay trực tiếp tới hộ nghèo thông qua mô hình tổ nhóm, hoạt động của tổ nhóm vay vốn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác cấp tín dụng cho hộ nghèo.Vì vậy, NHCSXH huyện Hà Trung cần phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động tổ nhóm bằng các biện pháp:
- Thực hiện bình xét công khai, dân chủ để lựa chọn tổ trưởng và lãnh đạo tổ là những người có năng lực, có đạo đức và tâm huyết đối với hộ nghèo.
- Duy trì và củng cố các tổ nhóm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bằng cách thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho tổ nhóm, để tăng nhận thức và nâng cao trách nhiệm.
- Chi trả đầy đủ kịp thời hoa hồng cho tổ trưởng nhằm động viên họ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Tăng cường kiểm tra giám sát tổ trưởng tránh tình trạng tổ trưởng thu nợ, thu lãi không nộp vào Ngân hàng.
3.2.2: Kết hợp cung ứng vốn tín dụng với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và dạy nghề cho người nghèo.
Một trong những rủi ro khi cho vay là do trình độ hiểu biết của người nghèo có hạn nên đồng vốn cho vay thường được sử dụng kém hiệu quả. Người nghèo không chỉ thiếu vốn sản xuất mà còn thiếu kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ, cả về thị trường....Việc cấp tín dụng cho hộ nghèo muốn đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo thì phải nâng cao trình độ sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo. Thực tế cho thấy việc cấp tín dụng cho hộ nghèo không kết nối được các chương trình chuyển giao kỹ thuật nên hiệu quả đem lại chưa cao. Chính vì lẽ đó đồng thời với việc cấp tín dụng cho hộ nghèo cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Cung cấp những kiến thức về sản xuất, chăn nuôi
- Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận khoa học kỹ thuật, phương thức sản xuất.
- Hướng dẫn khoa học kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, cách làm ăn, sử dụng vốn vay.
Việc kết hợp cho vay vốn đối với những công trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư sẽ hạn chế được rủi ro trong việc đầu tư vốn, giúp người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao đời sống và trả nợ gốc, lãi cho Ngân hàng đúng thời hạn.
3.2.3: Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ tâm huyết với nghề nghiệp
Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi vấn đề nói chung và chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo nói riêng. Giải pháp đối với cán bộ cần phải thực hiện như sau:
Do mới thành lập và đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ NHCSXH huyện Hà Trung cơ bản mới được tuyển dụng, nghiệp vụ chuyên môn chưa được sâu, vì vậy phải thường xuyên tổ chức tập huấn đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt cán bộ tín dụng phải hiểu biết về kỹ thuật canh tác, cây trồng vật nuôi....
Từng bước đào tạo đội ngũ có năng lực, trình độ, tâm huyết với công tác xoá đói giảm nghèo, chuyên tâm tới hoạt động cho vay hộ nghèo, đó là điều kiện tốt để mở rộng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng.
3.2.4: Các giải pháp khác
Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo NHCSXH phải có được nguồn vốn đủ lớn. Tự lập và chủ động nguồn vốn vì đây là điều kiện không thể thiếu để thực hiện công tác cho vay hộ nghèo. Bên cạnh đó, NHCSXH Huyện Hà Trung phải có màng lưới sâu rộng, để tiếp cận thị trường (khách hàng).
- Tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo:
Nguồn vốn tại NHCSXH huyện Hà Trung trong những năm qua đã phản ánh một đặc điểm thực tế đó là nguồn vốn Trung ương chiếm tỷ trọng quá lớn (96 – 97%) .
Những năm tới, để tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo NHCSXH huyện Hà Trung cần tập trung theo hướng sau:
* Tiếp nhận, bảo tồn và phát triển nguồn vốn Trung ương giao.
* Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, từng bước tự chủ về nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu cho vay hộ nghèo. Muốn vậy cần thực hiện tốt những nội dung sau:
được chức năng của Ngân hàng Chính sách xã hội trong đó có chức năng huy động vốn .
- Tích cực vận động, huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo bằng hình thức tổ tiết kiệm vay vốn.
- Tiến hành huy động vốn của các đơn vị kinh tế và tiết kiệm trong dân cư. - Chủ động tìm kiếm các nguồn uỷ thác và thực hiện các dự án lồng ghép.
Trong những nội dung trên, việc tiến hành huy động vốn trong dân cư là một việc mới, nên rất khó khăn và phức tạp bởi vì mơí với cán bộ Ngân Hàng ngoài ra người dân còn chưa quen gửi tiền vào Ngân hàng Chính sách xã hội. Mặt khác cơ sở vật chất của Ngân hàng chính sách xã hội còn thiếu thốn, tâm lý khách hàng thiếu an tâm khi gửi tiền.
- Mở rộng mạng lưới dịch vụ:
Phát triển dịch vụ là một trong những yêu cầu hàng đầu của các Ngân hàng. Dịch vụ phát triển mạnh giúp cho Ngân hàng Chính sách xã hội có thêm nguồn vốn trong thanh toán, tăng nguồn thu đảm bảo khả năng tài chính, ngoài ra phát triển dịch vụ còn là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ vay vốn.
Dịch vụ phát triển mạnh, lượng khách hàng tăng lên, thành phần khách hàng cũng đa dạng hơn, từ đó tạo thuận lợi cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc tiếp thị, phát triển các nghiệp vụ của mình ra nhiều đối tượng khách hàng hơn.
3.3: Kiến nghị
3.3.1: Kiến nghị với Nhà Nước
- Đề nghị Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội để có tài chính thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Đề nghị Nhà nước sớm điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, có các chính sách phù hợp đảm bảo hội đủ ba yếu tố cơ bản: Phù hợp thông lệ quốc tế, có tính thực tiễn cao và thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp pháp luật.
- Có chính sách đồng bộ trong việc phát triển kinh tế xã hội gắn với xoá đói giảm nghèo:
3.3.2: Kiến nghị với Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH Việt Nam
- Đặc biệt nghiên cứu cung cấp các phần mềm tiện ích phục vụ giao dịch thuận tiện, sớm kết nối mạng thanh toán toàn quốc để thực hiện các dịch vụ thanh toán nhằm
tăng nguồn vốn trong thanh toán mở rộng quy mô hoạt động, tăng thu nhập đảm bảo tài chính.
- Đề nghị NHCSXH thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về các nghiệp vụ cơ bản cho cán bộ để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
- Đề nghị thực hiện khoán cơ chế tiền lương theo kết quả lao động để tăng động lực làm việc, khuyến khích mọi người hăng say lao động, cải tiến tăng năng suất và hiệu quả lao động.
3.3.3: Kiến nghị với UBND huyện Hà Trung
- Đề nghị UBND huyện có văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của huyện tham gia phối hợp với chính quyến cấp xã, các tổ chức CTXH nhận uỷ thác cho vay và NHCSXH huyện trong việc xử lý các khoản nợ xâm tiêu, chiếm dụng, xử lý các hộ vay có đủ điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả nợ.
- Chỉ đạo và hướng dẫn UBND cấp xã thành lập ban thu hồi nợ quá hạn, để thực hiện công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xâm tiêu, chây ỳ…., làm lành mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi tại địa bàn cơ sở; thành phần do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, cán bộ NHCSXH huyện, công an, xã đội, tư pháp, trưởng các thôn, bản và các tổ chức CTXH nhận uỷ thác cho vay làm thành viên. Nhiệm vụ của Ban thu hồi nợ quá hạn cấp xã: bàn bạc và thống nhất quan điểm trong công tác thu hồi nợ đọng. Trưởng ban thu hồi nợ quá hạn phân công nhiện vụ cụ thể cho từng thành viên, lập các tổ công tác xuống từng thôn bản gặp từng hộ dân đang còn nợ quá hạn, xâm tiêu ….để tuyên truyền vận động hộ vay trả nợ, tổ chức đối chiếu 100% hộ vay đang có nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng.
- Đưa chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách vào nội dung báo chỉ đạo hoạt động thường xuyên của UBND cấp xã. Hàng tháng ban thu hồi nợ quá hạn tham mưu cho UBND xã thông báo công khai trên loa đài truyền thanh của xã, thị trấn, công khai trong những cuộc họp dân về những tồn tại trong công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thông báo danh sách những hộ vay có nợ lãi, nợ đến hạn, quá hạn và yêu cầu hộ vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ của người vay vốn, lập danh sách hộ vay có nợ lãi, nợ quá hạn để báo cáo UBND huyện chỉ đạo xử lý.
KẾT LUẬN
Trong cuộc chiến chống đói nghèo còn nhiều khó khăn gian khổ không thể giải quyết một sớm, một chiều mà cần xác định lâu dài và quyết tâm thực hiện. Bằng mọi biện pháp trong đó cho vay hộ nghèo là biện pháp cần thiết để người nghèo suy nghĩ, trăn trở tìm cách sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ.
Việc Ngân hàng Chính sách xã hội cấp các khoản tín dụng và thực hiện chính sách cho người nghèo vay là một biện pháp tích cực, tác động tốt tới việc xoá đói giảm nghèo. Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung cho thấy mô hình này mới đi vào hoạt động còn trong giai đoạn hoàn thiện, nhưng bước đầu khẳng định vai trò trách nhiệm cộng đồng giữa người nghèo rất thiết thực.
Qua nghiên cứu thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo. Kết quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội thực sự có hiệu quả khi đời sống hộ nghèo được nâng lên, hộ đói nghèo giảm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hệ thống văn bản nghiệp vụ của NHCSXH 05/2006
2.Điều lệ về tổ chức và hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2003.
3.Quyết định số 316/NHCS-KH của Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội. 4.Báo cáo thống kê huyện Hà Trung năm 2012.
5.Báo cáo kết quả xoá đói giảm nghèo hàng năm của huyện Hà Trung
6.Báo cáo kết quả hoạt động 5 năm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung từ năm 2007 – 2012
7.Tài liệu tập huấn cho vay hộ nghèo – NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thanh Hoá 5/2011.
8.Luật các Tổ chức tín dụng 12/12/1997 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
9.Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, báo cáo sơ kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2011- 2015.
10.Xã hội hoá tín dụng xoá đói, giảm nghèo – Một hoạt động hiệu quả của NHCSXH Việt Nam của tác giả Trần Kinh Tế, tạp trí Cộng sản số 9 (177) năm 2009.