Kiến nghị với UBND huyện hà trung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hà (Trang 55 - 57)

6. Kết cấu của báo cáo

3.3.3: Kiến nghị với UBND huyện hà trung

- Đề nghị UBND huyện có văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của huyện tham gia phối hợp với chính quyến cấp xã, các tổ chức CTXH nhận uỷ thác cho vay và NHCSXH huyện trong việc xử lý các khoản nợ xâm tiêu, chiếm dụng, xử lý các hộ vay có đủ điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả nợ.

- Chỉ đạo và hướng dẫn UBND cấp xã thành lập ban thu hồi nợ quá hạn, để thực hiện công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xâm tiêu, chây ỳ…., làm lành mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi tại địa bàn cơ sở; thành phần do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, cán bộ NHCSXH huyện, công an, xã đội, tư pháp, trưởng các thôn, bản và các tổ chức CTXH nhận uỷ thác cho vay làm thành viên. Nhiệm vụ của Ban thu hồi nợ quá hạn cấp xã: bàn bạc và thống nhất quan điểm trong công tác thu hồi nợ đọng. Trưởng ban thu hồi nợ quá hạn phân công nhiện vụ cụ thể cho từng thành viên, lập các tổ công tác xuống từng thôn bản gặp từng hộ dân đang còn nợ quá hạn, xâm tiêu ….để tuyên truyền vận động hộ vay trả nợ, tổ chức đối chiếu 100% hộ vay đang có nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng.

- Đưa chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách vào nội dung báo chỉ đạo hoạt động thường xuyên của UBND cấp xã. Hàng tháng ban thu hồi nợ quá hạn tham mưu cho UBND xã thông báo công khai trên loa đài truyền thanh của xã, thị trấn, công khai trong những cuộc họp dân về những tồn tại trong công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thông báo danh sách những hộ vay có nợ lãi, nợ đến hạn, quá hạn và yêu cầu hộ vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ của người vay vốn, lập danh sách hộ vay có nợ lãi, nợ quá hạn để báo cáo UBND huyện chỉ đạo xử lý.

KẾT LUẬN

Trong cuộc chiến chống đói nghèo còn nhiều khó khăn gian khổ không thể giải quyết một sớm, một chiều mà cần xác định lâu dài và quyết tâm thực hiện. Bằng mọi biện pháp trong đó cho vay hộ nghèo là biện pháp cần thiết để người nghèo suy nghĩ, trăn trở tìm cách sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ.

Việc Ngân hàng Chính sách xã hội cấp các khoản tín dụng và thực hiện chính sách cho người nghèo vay là một biện pháp tích cực, tác động tốt tới việc xoá đói giảm nghèo. Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung cho thấy mô hình này mới đi vào hoạt động còn trong giai đoạn hoàn thiện, nhưng bước đầu khẳng định vai trò trách nhiệm cộng đồng giữa người nghèo rất thiết thực.

Qua nghiên cứu thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo. Kết quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội thực sự có hiệu quả khi đời sống hộ nghèo được nâng lên, hộ đói nghèo giảm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Hệ thống văn bản nghiệp vụ của NHCSXH 05/2006

2.Điều lệ về tổ chức và hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2003.

3.Quyết định số 316/NHCS-KH của Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội. 4.Báo cáo thống kê huyện Hà Trung năm 2012.

5.Báo cáo kết quả xoá đói giảm nghèo hàng năm của huyện Hà Trung

6.Báo cáo kết quả hoạt động 5 năm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung từ năm 2007 – 2012

7.Tài liệu tập huấn cho vay hộ nghèo – NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thanh Hoá 5/2011.

8.Luật các Tổ chức tín dụng 12/12/1997 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9.Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, báo cáo sơ kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2011- 2015.

10.Xã hội hoá tín dụng xoá đói, giảm nghèo – Một hoạt động hiệu quả của NHCSXH Việt Nam của tác giả Trần Kinh Tế, tạp trí Cộng sản số 9 (177) năm 2009.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hà (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w