6. Kết cấu của báo cáo
2.3.1: Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Hà Trung
hàng chính sách xã hội huyện Hà Trung-Tỉnh Thanh Hoá
2.3.1: Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Hà Trung-Tỉnh Thanh Hoá Trung-Tỉnh Thanh Hoá
2.3.1.1: Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Hà Trung
Tổng nguồn vốn của NHCSXH tính đến 31/12/2012 đạt 229.885 triệu đồng, tăng 36.474 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó:
- Nguồn vốn cân đối từ Trung ương: 229.489 triệu đồng. - Nguồn vốn huy động tại địa phương: 366 triệu đồng.
Theo điều lệ hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội thì NHCSXH được phép huy động vốn trong nước và ngoài nước của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư, được phát hành chứng chỉ nợ, Ngân hàng Nhà nước, vay khác trong và ngoài nước theo các dự án Chính phủ bảo lãnh, tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo, nhận dịch vụ uỷ thác cho vay nhận các nguồn vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế.
Ngân hàng Chính sách huyện Hà Trung thực hiện chủ trương của Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. Mặc dù vậy, bên cạnh nguồn vốn của trung ương giao, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung đã luôn luôn chủ động huy động các nguồn vốn tại địa phương, tuy nhiên kết quả không cao. Cơ cấu nguồn vốn và sự tăng trưởng nguồn vốn được thể hiện trong bảng sau:
Biểu 2.5:Nguồn vốn của NHCSXH huyện Hà Trung (Năm 2010-2012)
Đơn vị tính:triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng (%) Tổng nguồn vốn 151.268 100 193.411 100 27.85 229.885 100 18.8 Nguồn vốn TW 150.920 99.7 191.705 99.1 27.02 226.475 98.5 18.13 Nguồn vốn ĐP 366 0.3 1.706 0.9 366.12 3.410 1.5 99.8
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách huyện Hà Trung năm 2010-2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn đã tăng lên rõ rệt, năm 2010 tổng nguồn vốn là 151.286 triệu đồng, đến năm 2011 là 193.411 triệu đồng, tăng 42.125 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 là 229.885 triệu đồng tăng 36.474 triệu đồng so với năm 2011.
- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2011 là 27,85%, năm 2012 là 18,8%. Kết quả tăng trưởng nguồn vốn có được là do sự tăng lên của nguồn vốn trung ương.
- Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung chủ yếu là nguồn vốn Trung ương, tỷ trọng của nguồn vốn huy động trong tỉnh dao động từ 1– 3%. Với cơ cấu nguồn vốn như trên cho ta thấy khả năng huy động nguồn vốn tại địa phương của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung còn thấp, so với sự tăng lên của nguồn vốn Trung ương. Do vậy, sự tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn trung ương chuyển về.
2.3.1.2: Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo
• Về quy trình cho vay:
Từ ngày thành lập thực hiện quy trình cho vay trực tiếp đến hộ nghèo theo Quyết định 316, cho vay trực tiếp được hiểu, hộ nghèo trực tiếp nhận tiền vay không qua tổ chức trung gian nào. Hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh khi vay NHCSXH phải
làm đơn đề nghị vay vốn gửi đến tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tiến hành bình xét các hộ đủ điều kiện vay theo quy định. Tổ trưởng lập danh sách theo mẫu in sẵn (Mẫu 03/TD) gửi lên Ban xoá đói giảm nghèo xã, phường xem xét, sau đó mới chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân Hàng CSXH chuẩn bị tiền và tổ chức giải ngân theo từng xã, đến tận tay từng hộ nghèo vay vốn theo các bước sau:
1/ Hộ nghèo làm đơn đề nghị vay vốn gửi cho tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc các tổ chức: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên đang hoạt động ở địa phương.
2/ Tổ tiết kiệm và vay vốn họp bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách các hộ đủ điều kiện vay kèm đơn xin vay gửi Ban xoá đói giảm nghèo và UBND xã.
3/ UBND và Ban xoá đói giảm nghèo cùng xét duyệt danh sách hộ đủ tiêu chuẩn vay vốn và gửi NHCSXH .
4/ Cán bộ tín dụng tập hợp đơn và danh sách xin vay trình lên Giám đốc huyện, thị xã ký duyệt cho vay và ra thông báo về lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho các xã.
5/ Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận danh sách hộ được vay vốn, thông báo cho hộ biết thời gian và địa điểm giải ngân .
6/ NHCSXH huyện, thị xã giải ngân trực tiếp tới hộ nghèo.
7/ Tổ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc cho các hộ nghèo vay vốn trả nợ đúng hạn.
Có thể nói đây là phương thức cho vay khá hợp lý. Việc hình thành các tổ nhóm để gắn trách nhiệm liên đới tới từng thành viên trong tổ, bởi vì các thành viên trong tổ hiểu rõ hoàn cảnh của các hộ nghèo vay vốn thuộc tổ mình. Đảm bảo chắc chắn tiền đến tay hộ nghèo và không trùng với các nguồn vốn khác đã cho vay. Điều này làm giảm bớt gánh nặng giám sát món vay của cán bộ tín dụng.
• Về điều kiện cho vay:
Thực hiện theo Quyết định 316 của NHCSXH Việt Nam, điều kiện để cho vay hộ nghèo phải là hộ có trong danh sách được tổ tiết kiệm lập, được UBND xã xét duyệt và đối chiếu hộ không có dư nợ NHNo& PTNT, NHCSXH và các chương trình khác.
Như vậy khi xét duyệt đảm bảo cho vay đúng người, đúng đối tượng và đúng với chủ trương, chính sách.
• Về lãi suất cho vay:
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Thống đốc Ngân hàng từng thời kỳ.
• Về thời hạn cho vay:
Căn cứ vào chu kỳ phát triển của cây trồng vật nuôi để định thời hạn nợ, nhưng ở huyện Hà Trung đối tượng cho vay chủ yếu là cho vay chăn nuôi trâu, bò, trồng lúa, trồng cây ăn quả, do vậy thời hạn cho vay thường là 2 đến 5 năm . Ngắn hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,7 %.
• Về mức cho vay:
Theo quy định của HĐQT- NHCSXH, mỗi hộ được vay tối đa là 30 triệu đồng, nhưng thực tế ở Ngân hàng chính sách Hà Trung mức cho vay bình quân 1 hộ trong những năm gần đây thường từ 10 đến 25 triệu đồng, mức vay như vậy là phù hợp với mỗi hộ nghèo vay vốn tại địa phương.
2.3.1.3: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tại Ngân hàng CSXH huyện Hà Trung
Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là nhằm giúp hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống khá giả, từng bước biết làm giàu để sớm hoà nhập với nền sản xuất hàng hoá. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung đã không ngừng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh cho hộ nghèo. Thực tế được thể hiện qua bảng số liệu về kết quả cho vay – thu nợ trong những năm gần đây như sau:
Biểu 2.6: Bảng kết quả hoạt động của NHCSXH huyện Hà Trung (Năm 2010-2012) Đơn vị : Triệu đồng Tiêu chí ĐVT Thực hiện năm 2010 Thực hiện năm 2011 Thực hiện năm 2012 A. Nguồn vốn Tr đồng 151.286 193.411 229.885 1. Nguồn vốn TW Tr đồng 150.920 191.705 226.475 2. Nguồn vốn ĐP Tr đồng 366 1.706 3.410 B. Sử dụng vốn Tr đồng Doanh số cho vay
+ Hộ nghèo + Các đối tượng CS khác Tr đồng 53.205 17.476 51.458 53.200 14.317 38.883 659.720 13.977 45.743 Doanh số thu nợ + Hộ nghèo Tr đồng 14.894 10.150 11.194 5.623 23.228 12.711
+ Các đối tượng CS khác 4.744 5.571 10.517 Tổng dư nợ + Hộ nghèo + Các đối tượng CS khác Tr đồng 151.286 63.984 87.302 193.411 72.816 120.595 229.885 74.067 155.818 C. Nợ quá hạn + Hộ nghèo + Các đối tượng CS khác Tr đồng 15 10 5 229 62 167 892 264 628
(Nguồn : báo cáo Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Hà Trung)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy năm 2010 đến 2012 là giai đoạn thực hiện chương trình dự án xoá đói giảm nghèo của huyện Hà Trung. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo tăng nhẹ, điều đó chứng tỏ số hộ thoát nghèo do được vay vốn NHCSXH ngày một tăng.
Có được kết quả như trên là do NHCSXH huyện Hà Trung đã phối kết hợp cùng các ban ngành trong tỉnh tham gia đồng bộ, từ khâu chuẩn bị tài liệu tập huấn nghiệp vụ đến khâu giải ngân, hướng dẫn tổ trưởng về quản lý, sử dụng vốn, nâng cao trách nhiệm của từng ngành, từ đó đảm bảo từng món vay có hiệu quả .
Về doanh số thu nợ: Để tạo điều kiện cho người nghèo trả nợ, đồng thời để cán bộ tín dụng thường xuyên tiếp cận với khách hàng. NHCSXH tổ chức tổ thu nợ lưu động xuống từng xã, kết hợp với tổ trưởng, chính quyền địa phương lên lịch thu vào một ngày nhất định. Ngân hàng uỷ quyền cho tổ trưởng thu lãi (không uỷ quyền thu gốc). Vì vậy NHCSXH huyện Hà Trung thực hiện tương đối tốt công tác thu nợ gốc, lãi.
• Cơ cấu dư nợ theo thời hạn:
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung cho vay hộ nghèo với thời hạn được xác định dựa trên nhu cầu sản xuất chăn nuôi của đối tượng vay vốn và thời hạn cho vay phù hợp với quy định chung trong hệ thống NHCSXH là:
- Cho vay ngắn hạn: không quá 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
Kết quả cho vay của NHCSXH huyện Hà Trung trong những năm qua cho thấy rằng dư nợ cho vay tại đơn vị đều là cho vay trung, dài hạn.
Điều này cho ta thấy nhu cầu về vay trung hạn của người nghèo lớn, NHCSXH huyện hà Trung đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đó (biểu hiện ở tỷ trọng dư nợ
trung hạn).
Biểu số 2.7: Bảng cơ cấu dư nợ theo thời hạn ( Năm 2010-2012)
Đơn vị : Triệu đồng
Năm Tổng dư nợ cuối năm Dư nợ hộ nghèo
Ngắn hạn Trung hạn
2010 63.984 2.843 61.141
2011 72.816 2.296 70.520
2012 74.067 2.148 71.919
(Nguồn : báo cáo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung)
Nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và ngược lại dư nợ cho vay ngắn hạn nhỏ. Điều này cho ta thấy nhu cầu về vay trung hạn của người nghèo lớn.
Như vậy ta thấy việc cho vay hộ nghèo với thời hạn càng dài thì càng là gánh nặng đối với cán bộ tín dụng. Đây là vấn đề khó, vì nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu chu kỳ sản xuất (cây, con, giống) để xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn và lãi mà vẫn phục vụ được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giúp người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát khỏi nghèo đói.
Muốn chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo được nâng lên, việc cho vay hộ nghèo phải đạt được mục tiêu đó là thoát khỏi đói nghèo, cho vay phải được tiến hành đồng thời các chương trình như hướng dẫn cách thức làm ăn, nuôi trồng con gì. Bởi phần lớn hộ nghèo đều thiếu kinh nghiệm thiếu hiểu biết về sản xuất và chăn nuôi. Việc lồng ghép các chương trình hiện nay hiệu quả nhất là thông qua hoạt động cho vay theo dự án.
2.3.1.4:Kết quả cho vay hộ nghèo trong thời gian qua
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung đi vào hoạt động được đến nay là năm thứ 10 năm, thành lập năm 2003 với chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhằm giúp hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống khá giả, từng bước biết làm giàu để sớm hoà nhập với nền sản xuất hàng hoá. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung đã không ngừng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh cho hộ nghèo. Thực tế được thể hiện qua bảng số liệu về kết quả cho vay – thu nợ trong những năm gần đây như sau:
Biểu số 2.8: Bảng kết quả cho vay, thu nợ hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung (2010-2012)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1- Doanh số cho vay Triệu 17.476 14.317 13.977 2- Doanh số thu nợ Triệu 10.150 5.623 12.711
Trong đó: - Nợ quá hạn Triệu 10 62 264
3- Số hộ còn dư nợ Hộ 13.037 13.647 13.628 4- Tổng số hộ nghèo Hộ 19.500 14.500 13.900
5- Số hộ thoát nghèo Hộ 782 818 816
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung)
Dư nợ cho vay hộ nghèo qua hai năm tăng trưởng nhanh chiếm hơn 80% tổng dư nợ cho vay các chương trình, cuối năm 2010 có 13.037 hộ vay, với số dư là 63.984 triệu đồng. Đến 31 tháng 12 năm 2012 số hộ còn dư nợ là 13.682 hộ với số dư là 74.067 triệu đồng. Tăng so với năm 2010 là 10.083 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 15,7%. Nợ quá hạn năm 2010 là 10 triệu đồng bằng 0,15%/tổng dư nợ cho vay hộ nghèo; Năm 2011 dư nợ là 72.816 nợ quá hạn 62 triệu đồng bằng 0.82% tổng dư nợ cho vay hộ nghèo. Đến 31 tháng 12 năm 2012 số hộ còn dư nợ là 13.682 hộ với số dư nợ là 74.067 triệu đồng. Tăng so với năm 2011 là 1.251 triệu đồng, nợ quá hạn năm 2012 là 264 triệu đồng bằng 0.35%/ tổng dư nợ cho vay hộ nghèo.
Việc cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Hà Trung được thực hiện bằng phương pháp ủy thác cho vay toàn phần qua tổ chức chính trị xã hội. Hình thức ủy thác cho vay này đã phát huy tác dụng và mang lại một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ một số hạn chế. Thực hiện sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, ngay khi nhận bàn giao toàn bộ số dư nợ cho vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT, NHCSXH huyện Hà Trung đã thực hiện ngay việc củng cố Tổ tiết kiệm & vay vốn, đặc biệt năm 2007 có văn bản số 1617/NHCS-TD ngày 28/08/2007 V/v: Nâng cao chất lượng tín dụng, NHCSXH huyện Hà Trung tiến hành ký hợp đồng uỷ thác từng phần theo văn bản của NHCSXH Việt Nam quy định thông qua các hội đoàn thể (Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh….). Tính đến hết năm 2012 NHCSXH
huyện Hà Trung đã ký hợp đồng thu lãi với 419 tổ TK& VV ở 4 tổ chức chính trị xã hội với tình hình dư nợ quản lý như sau:
Biểu 2.9: Cho vay hộ nghèo qua các tổ chức CT-XH tính đến 31/12/2012
Đơn vị tính:triệu đồng
Chỉ tiêu Số tổ
TK&VV Dư nợ uỷ thác
Dư nợ cho vay hộ nghèo
Hội nông dân 179 92.399 37.838
Hội phụ nữ 145 94.753 24.008
Hội cựu chiến binh 63 26.335 6.990
Đoàn thanh niên 32 16.398 5.231
Tổng cộng: 419 229.885 74.067
(Nguồn từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hà Trung)
Có thể nói cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là một cách nhanh nhất giúp vốn ưu đãi đến tay người nghèo, thuận tiện trong việc triển khai cho vay – thu hồi vốn, giảm bớt được khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng mà ngân hàng vẫn quản lý được chất lượng tín dụng. Ngoài ra từ tháng 9 năm 2005 Thực hiện văn bản 2064/NHCS- KHNV ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam về thành lập các tổ giao dịch lưu động đối với các xã cách trụ sở trên 3km. NHCSXH huyện Hà Trung đã có 25 điểm giao dịch trên 25 xã, thị trấn. Hàng tháng các tổ cho vay thu nợ lưu động có lịch thu nợ, thu lãi vào một ngày nhất định tại trụ sở UBND xã. Tỷ lệ thu lãi qua gần 5 năm thực hiện công văn 2064/NHCS- KHNV đạt kết quả cao, luôn hoàn thành về kế hoạch thu lãi từ 96% trở lên, Tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, chiếm tỷ lệ không đáng kể trên tổng dư nợ.
Nhận xét: qua biểu số 2.8: Bảng kết quả cho vay, thu nợ hộ nghèo của NHCS huyện Hà Trung trong 3 năm (2010-2012) là:
- Cho thấy tổng số hộ nghèo có giảm: năm 2010 là 19.500 hộ, đến 2012 là 13.900 hộ.