Như đã trình bày ở phần trên, ngoài những yếu tố khách quan có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của văn phòng luật sư thì cũng có những yếu tố mang tính chủ quan gây ra những khó khăn, hạn chế nhất định trong quá trình các luật sư hành nghề.
Khó khăn lớn nhất của văn phòng là việc chính sách pháp luật còn quy định cho Luật sư nhiều nghĩa vụ, hạn chế sự tham gia của các cá nhân chưa có chứng chỉ luật sư khi tham gia hoạt động tố tụng và các văn bản pháp luật hiện hành còn hạn chế sự tham gia của luật sư quốc tịch Việt Nam ở ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, do đó khi có các khách hàng quen thuộc của mình muốn nhờ luật sư tham gia tranh tụng với tư cách luật sư bào chữa tại nước
ngoài thì Luật sư bắt buộc phải từ chối khách hàng. Đó là điều mà Luật sư cảm thấy rất áy náy với khách hàng của mình.
Ngoài những khó khăn về mặt pháp luật như trên, thì trong quá trình làm việc đội ngũ nhân viên cũng gặp phải những khó khăn nhất định như: về vấn đề ngôn ngữ, trong việc tư vấn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi do bất đồng ngôn ngữ mà hai bên không đi đến thống nhất ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý được do đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của văn phòng. Mỗi vụ việc như vậy có thể làm doanh thu của văn phòng giảm đi từ 50.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ MINH LONG 3.1. Cơ hội, thách thức
Song song với làn sóng đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước đã tạo ra một thị trường về dịch vụ pháp lý hết sức to lớn. Nhu cầu thị trường này đòi hỏi đội ngũ luật sư Việt Nam cũng như các văn phòng luật sư ở Việt Nam phải thay đổi để bắt kịp chuẩn mực của việc hành nghề luật sư với đẳng cấp cao hơn. Có thể nói rằng bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay đã đưa giới luật sư Việt Nam đến với thật nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.
3.1.1. Cơ hội
Thuận lợi lớn nhất mà mọi người đều dễ dàng nhận thấy là sự lớn mạnh về đội ngũ và trình độ của luật sư trong văn phòng. Nếu những ngày đầu tiên thành lập Văn phòng Luật sư Minh Long chỉ có 01 luật sư trưởng văn phòng, 05 luật sư làm việc theo chế độ hợp đồng, thì tính đến nay đội ngũ nhân viên chính thức và nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng đã có đến 08 Luật sư, 8 luật gia và có rất nhiều cộng tác viên trên khắp các địa phương trong cả nước, có nhiều luật sư tập sự cũng tham gia trong hoạt động tư vấn và đại diện ngoài tố tụng. Sự lớn mạnh về trình độ chuyên môn đã tạo rất nhiều thuận lợi trong việc hành nghề của các luật sư, có tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của văn phòng. Đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức tham gia WTO, cùng với khối lượng giao thương trong nước và thế giới ngày càng mở rộng, thì khả năng đáp ứng được các nhu cầu về dịch vụ pháp lý doanh nghiệp của đội ngũ luật sư trong nước đã trở nên đòi hỏi hết sức cấp bách. Do vậy, sự trưởng thành về lực lượng và trình độ của đội ngũ luật sư của văn phòng luật sư Minh Long không chỉ là mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình mà còn mang đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi lựa chọn dịch vụ pháp lý của văn phòng luật sư Minh Long.
Cơ hội thứ hai của việc hành nghề luật trong điều kiện hội nhập toàn diện của Việt Nam là giới hành nghề luật Việt Nam được tiếp cận với một thị trường dịch vụ hoàn toàn mới mẻ và rộng lớn. Nếu trước đây các dịch vụ pháp lý phi hình sự được cung ứng chủ yếu là việc tham gia các vụ tranh tụng về kinh tế và dân sự của các đơn vị kinh tế và cá nhân trong nước, việc soạn thảo và thương lượng các hợp đồng kinh tế thường được bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp tự thực hiện. Chính vì vậy mà hoạt động tư vấn của luật sư rất hạn chế. Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, song song với làn sóng đầu tư từ nước ngoài đổ vào trong nước, những loại hình kinh doanh trong nước ngày càng đa dạng và phức tạp hơn như lĩnh vực sở hữu trí tuệ, thị trường chứng khoán, thị trường công cụ tài chính. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong nước trong quá trình mở rộng tầm kinh doanh của mình ra thế giới đã phải đương đầu với những hệ thống “phòng thủ thương mại” và “chế tài quốc tế” như những vụ kiện chống phá giá, vụ kiện ở trọng tài thương mại quốc tế. Những sự kiện này đã thực sự vượt quá sức “tự xử” của các doanh nghiệp, vốn không chuyên môn hóa cao trong lĩnh vực pháp lý. Có thể nói rằng thị trường cung ứng dịch vụ pháp lý được tạo ra từ những thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Loại thị trường phát sinh này tuy rộng lớn nhưng không dành cho tất cả các luật sư, để nắm bắt vận dụng được thời cơ này đòi hỏi người luật sư phải có những phẩm chất, kiến thức kinh doanh quốc tế nhất định.
Trong xu thế hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, việc gia nhập WTO lại càng trở thành một “cú hích” lớn, không những về những cải cách các quy định pháp luật sao cho pháp luật Việt Nam không trở thành những rào cản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn là việc đồng bộ hóa các quy định pháp luật trong nước so với các thông lệ, quy tắc thực hành thương mại thế giới và việc thực hiện công khai minh bạch hóa các thiết chế quản lý theo quy định của WTO. Đây là một thuận lợi lớn đối với giới luật sư nói chung và những công ty chuyên tư vấn doanh nghiệp nói riêng, bởi với những cải cách minh bạch hóa về thiết chế quản lý sẽ giúp luật
sư tư vấn có thể dự đoán được các rủi ro pháp lý trong quy trình thực hiện hệ thống quản lý doanh nghiệp, vốn trước kia rất chồng chéo bằng những quy định thiếu minh bạch.
Sự hội nhập của Việt Nam với thế giới, tự nó cũng tạo ra những cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ pháp lý ngày càng mở rộng, tạo tiền đề cho việc học tập nâng cao kỹ năng hành nghề luật của giới luật sư Việt Nam từ các hãng luật nước ngoài. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh pháp lý giúp cho giới luật sư Việt Nam cơ hội “đi tắt, đón đầu” được tiếp nhận, được chuyển giao, những phương pháp lý luận và kỹ năng hành nghề, phương pháp tổ chức quản lý hãng luật chuyên nghiệp, đã từ lâu được xây dựng thành những quy chuẩn nghề nghiệp mẫu mực ở các nước phát triển.
3.1.2. Thách thức
Việc gia nhập WTO cũng đã làm gia tăng về số lượng luật sư do đó tạo thành thách thức: Đó là sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ những người hành nghề luật. Do điều kiện phát triển kinh tế tại Việt Nam chưa được cân đối về mặt địa lý, vì vậy lực lượng luật sư tập trung tại Hà Nội rất đông dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển trong đội ngũ luật sư. Việc canh tranh diễn ra trên cả hai mặt: Chất lượng chuyên môn dịch vụ và thương mại. Cạnh tranh tạo ra sự mâu thuẫn về lợi ích, trong khi đó để môi trường pháp lý và nghề luật sư phát triển cũng rất cần sự hợp tác. Tính cạnh tranh cao trong một khu vực địa lý hẹp đã tạo thành những rào cản vô hình cho việc hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân hành nghề luật.
Sự cạnh tranh về mặt thương mại còn đặt các luật sư trước một thử thách mà những người hành nghề luật thường gọi là “Sự thử thách cổ điển” đó là sự đấu tranh giữa lương tâm đạo đức nghề nghiệp và đồng tiền. Để duy trì được quan hệ với khách hàng, bất kỳ công ty hay văn phòng luật sư nào cũng lấy tiêu chuẩn về sự đáp ứng cao nhất nhu cầu khách hàng làm đầu, điều này tất yếu làm nảy sinh ra vấn đề sử dụng tiền làm phương tiện để đáp ứng các nhu cầu đó. Ở Việt Nam hiện nay, việc cân nhắc giữa lợi ích của khách hàng và
việc sử dụng đồng tiền làm phương tiện trong các quan hệ xã hội đòi hỏi phải được nhận thức đúng đắn. Để phát triển lợi ích lâu dài, chúng tôi luôn phải đấu tranh để bảo vệ được một chân lý nghề nghiệp rằng: “Một vài khách hàng là lợi ích trước mắt, tôn trọng pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và uy tín thương hiệu mới là những yếu tố chiến lược lâu dài trong lĩnh vực kinh doanh pháp lý.
Bên cạnh đó, sự hoàn thiện khung pháp lý cho các mặt hoạt động trong đời sống sinh hoạt xã hội nói chung và các lĩnh vực kinh doanh nói riêng đã sản sinh ra ngày càng nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành, ví dụ như Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Hàng không, Luật Kinh doanh Chứng khoán... Việc hiểu và vận dụng nội dung các quy phạm pháp luật có tính kỹ thuật nghiệp vụ này ngày càng đòi hỏi kiến thức chuyên ngành sâu hơn về mặt kinh tế, kỹ thuật chứ không chỉ riêng những kiến thức pháp lý ở các luật sư.
Yêu cầu này sẽ ngày càng lớn để trở thành một thách thức thực sự. Người luật sư hoàn toàn không thể tham gia tranh tụng tốt trong những vụ án khiếu nại về tổn hại môi trường nếu không có những kiến thức cần thiết về ô nhiễm môi trường. Để vượt qua thách thức này không có con đường thứ hai nào khác là phải luôn học tập nâng cao kiến thức để có thể tiếp cận được không chỉ với các quy định chuyên ngành ngày càng sâu sắc trong lĩnh vực pháp luật, mà còn đối với sự thay đổi về công nghệ, kỹ thuật liên quan đến nghề nghiệp diễn ra hàng ngày.
3.2. Định hướng kinh doanh trong những năm tới
- Mục tiêu chủ yếu của việc định hướng kinh doanh là nhằm nâng cao doanh thu cho văn phòng, nâng cao đời sống cho toàn bộ nhân viên trong văn phòng, nâng cao uy tín, kinh nghiệm hoạt động và sự tin tưởng của khách hàng đối với văn phòng. Để khẳng định và bảo vệ thương hiệu, những thành quả hoạt động của văn phòng từ trước đến nay. Một số định hướng chính đó là:
- Mở rộng địa bàn hoạt động và phạm vi khách hàng: Mở rộng thêm các địa điểm giao dịch ở khắp ba miền Bắc – Trung – Nam, nghiên cứu môi
trường ở các địa phương để bố trí, sắp xếp nhân lực hợp lý nhằm hoạt động đạt hiệu quả cao.
- Văn phòng hoạt động với phương châm bảo vệ và lợi ích cao nhất cho khách hàng: Văn phòng Luật sư với hoạt động kinh doanh, hành nghề với các ngành nghề đặc thù, hoạt động của văn phòng luật sư không những mang tính bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, mà còn nhằm bảo đảm quyền lợi cao nhất cho khách hàng của mình. Đó cũng là tôn chỉ hoạt động của văn phòng luật sư Minh Long, văn phòng luôn hướng đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng, khách hàng có vừa lòng, có tin tưởng thì đó là sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Đó cũng sẽ là một yếu tố rất lớn để văn phòng luật sư đạt được hiệu quả kinh doanh cao.
- Đặt chỉ tiêu hoạt động kinh doanh và đưa ra mức thưởng doanh số cụ thể cho từng phòng ban. Kích thích sự làm việc tích cực và hiệu quả của nhân viên. Nhân viên sẽ có những động thái tích cực để tìm kiếm nguồn khách hàng để nâng cao doanh thu. Đây cũng là một biện pháp thiết thực và có ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh của văn phòng luật sư Minh Long.
- Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, cử một số luật sư theo học các khóa đào tạo ngoại ngữ để hoàn thiện các khả năng của luật sư hội nhập, tiến tới việc thực hiện các dịch vụ pháp lý với các nhà đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.
- Tuyển thêm các cộng tác viên có kinh nghiệm hành nghề để nâng cao số lượng công việc và bảo đảm thực hiện công việc có hiệu quả.
- Một số chỉ tiêu cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của văn phòng luật sư Minh Long trong năm 2012:
Căn cứ vào kết quả hành nghề của văn phòng luật sư Minh Long trên cơ sở các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết và căn cứ vào công tác nhu cầu dự báo sự phát triển nghề luật sư trong xã hội thời gian tới của Bộ Tư pháp. Trong năm 2012, Văn phòng luật sư Minh Long phấn đấu các chỉ tiêu chủ yếu về chất lượng dịch vụ, nâng cao số lượng hợp đồng dịch vụ pháp lý và nâng mức chi phí, thù lao thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với các vụ việc
tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, các dịch vụ pháp lý khác. Phấn đấu đạt lợi nhuận kinh tế tăng khoảng 15% so với năm 2011, duy trì ổn định hoạt động kinh doanh, đảm bảo cuộc sống cho anh em luật sư và nhân viên trong văn phòng cũng như các đồng chí là cộng tác viên. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu cho hoạt động của năm 2012 như sau:
+ Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật: 2.000.000.000 đồng + Tham gia tố tụng đạt mức thù lao: 1.200.000.000 đồng + Đại diện ngoài tố tụng đạt mức thù lao: 2.000.000.000 đồng
+ Cung cấp các dịch vụ pháp lý khác với mức thù lao đạt được: 5.000.000.000 đồng
+ Ngoài ra văn phòng luật sư Minh Long cũng phấn đấu thực hiện cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho các đối tượng hộ nghèo, các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật. Phấn đấu tư vấn khoảng 20 vụ việc/năm 2012.
+ Thu nhập bình quân của các luật sư: 15.000.000 đồng/người/tháng. + Thu nhập bình quân của nhân viên trong văn phòng: 7.000.000 đồng/người/tháng.
+ Thu nhập của cộng tác viên thì tùy theo năng lực và số lượng các vụ việc mà cộng tác viên tham gia giải quyết mà có mức thu nhập tương ứng, nhưng cũng không thấp quá 3.000.000 đồng/người/tháng.
+ Phấn đấu nộp thuế vào ngân sách nhà nước: 1.020.000.000 đồng.
+ Đóng góp vào các quỹ phát triển xã hội, quỹ vì người nghèo số tiền: 500.000.000 đồng.
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củaVPLS VPLS
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của văn phòng luật sư Minh Long chính là:
- Những giải pháp làm tăng các số lượng các vụ việc cần giải quyết để gia tăng số lượng hợp đồng dịch vụ pháp lý;
- Những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ để nâng cao mức thù lao khi cung cấp từng dịch vụ pháp lý cụ thể;
- Những giải pháp để hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý được diễn ra hiệu quả, nhanh chóng tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Nếu thực hiện tốt được các giải pháp trên, thì uy tín, thương hiệu của văn phòng sẽ ngày càng được nâng cao hơn nữa, hiệu quả kinh doanh của văn phòng sẽ đạt mức phát triển rực rỡ nhất. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh đó không chỉ thể hiện ở một khía cạnh riêng biệt nào, mà đó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có: yếu tố quản lý, nhân lực, mục tiêu kinh doanh, thị trường cung