3.2 Khái quát tình hình các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006-
3.2.1 Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam
Kể từ ngày thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 6/5/1951, đến nay ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua một chặng đường lịch sử 65 năm. Tuy nhiên, trước năm 1990, ngành được vận hành theo hệ thống một ngân hàng duy nhất theo mơ hình Liên Xơ cũ, theo đó chỉ có một ngân hàng nhà nước cùng lúc thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại.
Sự ra đời của Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính đã thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng thương mại (Tạp chí Kinh doanh Quốc tế, 2010). Theo đó, ngân hàng nhà nước giám sát chính sách tiền tệ, ban hành tiền tệ, thực hiện các quy định, giám sát các tổ chức tín dụng và dự đốn dự trữ ngoại hối, với mục tiêu chính là bình ổn tiền tệ và tỉ lệ lạm phát; trong khi đó các ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian giữa người vay và người cho vay.
Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam đã gia tăng đáng kể trong 25 năm qua, đạt mức 150 ngân hàng với hơn 1,100 thể chế tài chính phi ngân hàng (Cơng ty chứng khốn Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng, 2014). Sự phát triển này có thể được chia thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1990-1995 là kỷ nguyên của các ngân hàng thương mại cổ phần và từ đầu thế kỷ 21 là kỷ nguyên của các ngân hàng nước ngoài.
Trang 38
Hình 4 : Số lượng ngân hàng theo nhóm
Nguồn: Lược từ trang web chính thức của ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn/
Trong khi số lượng ngân hàng nhà nước vẫn giữ nguyên, số lượng các ngân hàng thương mại gia tăng chóng mặt và đạt mức cao nhất với 51 ngân hàng vào năm 1996, nhưng đến năm 2013 chỉ cịn 34 ngân hàng. Điều này có thể được lý giải bởi các quy định về yêu cầu vốn tối thiểu và tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu khiến các ngân hàng nhỏ và hoạt động kém hiệu quả phải sáp nhập hoặc hợp nhất.