Theo Saunders cùng nhóm nghiên cứu (2012), trong nghiên cứu khoa học có bốn chủ nghĩa chính là chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa diễn giải và chủ nghĩa thực dụng. Chủ nghĩa thực chứng được vận dụng trong trường hợp thống kê tính tốn được và có những bằng chứng xác thực liên quan đến đời thực, nhằm tiến hành thử nghiệm các giả thuyết. Các nhà nghiên cứu thực chứng kết hợp các phương pháp có hệ thống và các bằng chứng thu thập được để trình bày các phân tích hướng dẫn. Chủ nghĩa hiện thực tương đối giống với chủ nghĩa thực chứng, trong đó các nhà nghiên cứu mở rộng tri thức nhằm cung cấp những kết quả và kết luận có giá trị. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu được phân tích bởi các nhà hiện thực thường chịu nhiều tác động do phạm vi lấy thơng tin và ví dụ chưa đầy đủ, hay do hiểu sai các kết quả. Saunders cùng nhóm nghiên cứu (2012) định nghĩa chủ nghĩa diễn giải phần nào nhằm đạt được những ý niệm về các khía cạnh của nghiên cứu. Chủ nghĩa diễn giải tranh luận rằng chỉ thu thập các thống kê đo đếm được là chưa đủ để đánh giá các yếu tố bối cảnh thương mại và quản trị. Kết quả là các nhà diễn giải có rất nhiều điều cần thiết phải làm để ước lượng cẩn thận các dữ liệu định tính mới xem xét được thực tế một cách toàn diện nhất. Cuối cùng, chủ nghĩa thực dụng cho rằng nhận thức luận và bản thể luận người nghiên cứu cần sử dụng là các điều tra nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng các nhà thực dụng cân nhắc cả chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa diễn giải. Theo chủ nghĩa thực dụng, các phương pháp gộp bao gồm định tính và định lượng được vận dụng sâu sắc. Quan điểm của chủ nghĩa thực chứng là ý thức hệ
Trang 26 quan trọng mà các nghiên cứu trước đây đã tập trung phân tích. Đây được xem là chủ nghĩa triết học hợp lý nhất để phát triển thủ tục cơ cấu, các mối quan hệ rõ ràng và nêu ra các hệ quả tiềm ẩn. Mặt khác, chủ nghĩa thực chứng có thể khơng thích hợp đối với nghiên cứu này do khơng thể thu thập tồn bộ dữ liệu trong một sớm một chiều.