Sơ đồ 2 .3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty
3.1.1 Ưu điểm
3.1.1.1 Đánh giá chung
Về lĩnh vực hoạt động và bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm có quy mơ sản xuất tương đối lớn, với cơng nghệ và quy trình sản xuất hiện đại, cơng ty đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong và ngồi nước.
Doanh nghiệp ln có xu hướng mở rộng sản xuất, không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm.
Công tác tổ chức nhân sự tương đối hợp lý, giữa các bộ phận có sự phân cơng phân nhiệm rõ ràng khơng trùng lắp.
Cơ cấu bộ máy tổ chức gọn nhẹ và khoa học.
Về bộ máy kế toán tại doanh nghiệp
Bộ máy kế tốn năng động, có trình độ chun mơn cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin phục vụ cho doanh nghiệp.
Cơng tác kế tốn được kiểm tra thường xuyên và liên tục, giảm thiểu sai sót.
Mỗi nhân viên trong bộ máy kế toán đảm nhiệm một phần hành nên khơng xảy ra tình trạng gian lận. Bên cạnh đó, mỗi kế tốn viên cịn được trang bị một máy tính riêng thuận lợi cho việc cập nhật và truy xuất dữ liệu.
Chứng từ kế toán được lập đều chứng minh nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và thực sự hoàn thành, đồng thời tất cả đều hợp pháp và hợp lý. Trình tự ln chuyển chứng từ nhanh chóng, đảm bảo tính kịp thời cho việc kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin.
Về vận dụng tài khoản kế toán
Doanh nghiệp vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất được nhà nước quy định phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp.
Về vận dụng sổ sách kế toán
Chế độ sổ kế toán áp dụng theo chế độ sổ do nhà nước quy định . Tổ chức hệ thống sổ kế tốn tổng hợp và chi tiết đế xử lý thơng tin từ các chứng từ kế toán. Sổ sách kế toán hợp lý, phản ánh một cách tổng hợp nhất và chi tiết nhất tình hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Sổ sách và báo cáo kế tốn tại doanh nghiệp áp dụng hình thức kế tốn Nhật ký chung, tạo thuận lợi cho cơng tác phân cơng lao động kế tốn, có thể thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số liệu kế toán cho từng đối tượng kế toán ở mọi thời điểm. Do vậy, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý.
3.1.1.2 Cơng tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đã đảm bảo được tập hợp đầy đủ và phù hợp với các khoản mục chi phí, hệ thống sổ kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng về CPSX và giá thành sản phẩm tương đối đầy đủ và phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ kế toán.
Cơng ty đã có nhiều biện pháp đúng đắn trong việc lập định mức NVL như quản lý chặt chẽ khâu mua bán vật tư, lập kế hoạch mua vật tư đáp ứng kịp thời kế hoạch sản xuất, xây dựng định mức nguyên vật liệu hợp lý góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Để hạch tốn hàng tồn kho, cơng ty đã sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty do việc nhập, xuất NVL diễn ra thường xuyên, liên tục. Đồng thời, giúp cho kế tốn có thể theo dõi tình hình biến động của chi phí trên hệ thống tài khoản tổng hợp và các sổ kế toán, đảm bảo
thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và yêu cầu của công ty đối với cơng tác hạch tốn chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Công ty đã xây dựng đơn giá sản phẩm chi tiết tới từng công việc, từng nhiệm vụ cụ thể, do vậy việc áp dụng tính lương cho cơng nhân theo sản phẩm là hợp lý. Điều này đảm bảo được tính cơng bằng và khuyến khích người lao động làm việc. Đồng thời, có chế độ khen thưởng hợp kịp thời tới từng bộ phận sản xuất hoàn thành được kế hoạch đề ra. Ngồi lương chính, cơng nhân cịn nhận được các khoản phụ cấp, làm tăng ca, ngồi giờ.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng chi tiết cho từng khoản mục chi phí tại phân xưởng giúp việc quản lý chi phí được chặt chẽ và phản ánh được ảnh hưởng của từng khoản mục đến kết cấu giá thành sản phẩm. Từ đó, cung cấp thơng tin cần thiết để doanh nghiệp nhân định được nhân tố nào được thực hiện tiết kiệm hay lãng phí để đề ra kế hoạch phát huy hoặc hạn chế chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Việc sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm là phương pháp phù hợp nhất với điều kiện của cơng ty, giúp nhà quản lý biết chính xác giá thành ở từng công đoạn sản xuất, thuận tiện cho việc xác định hiệu quả kinh tế cho từng giai đoạn, từng phân xưởng sản xuất.
3.1.2 Tồn tại
Việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào cịn gặp nhiều khó khăn do khối lượng nguyên vật liệu quá lớn, đa dạng về chủng loại, số lượng. Bên cạnh đó, cơng ty chưa xây dựng hoàn thiện hệ thống kho bãi chứa nguyên vật liệu dẫn đến tình trạng nguyên vật liệu bị hao hụt, giảm chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình bảo quản.
Hiện nay, công ty chỉ lựa chọn một vài nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và ký kết hợp đồng cung ứng dài hạn. Do vậy, nhà quản lý sẽ khơng tìm hiểu được chất lượng và giá cả của những nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp khác.
Với nhu cầu tiêu thụ xi măng ngày càng gia tăng, cơng ty đã trang bị những máy móc sản xuất, trang thiết bị hiện đại và quy mô, nhằm đem lại những sản phẩm chất lượng
nhất ra thị trường. Tuy nhiên, điều này lại gây khó khăn cho đội ngũ cơng nhân sản xuất có thâm niên lâu năm làm trong cơng ty. Họ sẽ khó khăn hơn trong việc vận hành máy móc so với những cơng nhân trẻ tuổi, có sức khỏe. Nếu khơng có những biện pháp thiết thực hơn thì đây cũng sẽ là một trong những nguyên nhân gây giảm năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.
Hiện nay, tại công ty có một loại cơng cụ (máy cắt đá) có thời gian sử dụng lâu dài, giá trị tương đối lớn nhưng công ty lại không phân bổ giá trị công cụ trong từng tháng, mà lại tính hết chi phí vào trong một kỳ. Điều này, dẫn đến giá thành sản phẩm không được phản ánh một cách chính xác nhất.
3.2 Một vài kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
3.2.1 Tăng cƣờng công tác quản lý nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm
Để tránh tình trạng thất thốt ngun vật liệu và đảm bảo được chất lượng trong quá trình sản xuất, cơng ty cần nhanh chóng hồn thiện và nâng cấp hệ thống kho bãi rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu bảo quản nguyên vật liệu cho sản xuất.
Chủ động khai thác nguồn cung ứng nguyên vật liệu để có thể lựa chọn được nhà cung ứng tốt nhất trên thị trường, đảm bảo được chủng loại, số lượng, thông số kỹ thuật và chi phí thấp nhất.
3.2.2 Sử dụng hợp lý nguồn lao động
Mở các lớp đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất để họ có thể hồn thành tốt cơng việc của mình. Có thể tiến hành bằng cách thuê chuyên gia hoặc tự doanh nghiệp tiến hành trên cơ sở những lao động có tay nghề cao.
Tăng cường khen thưởng, khuyến khích lao động, tạo động lực để lao động nhiệt huyết hơn trong công việc. Tạo môi trường làm việc thoải mái, thân thiện cho người lao động dưới các hình thức tổ chức những ngày lễ, ngày kỉ niệm, cuộc thi tìm lao động giỏi…
Trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động tốt nhất để người lao động yên tâm sản xuất, cống hiến công sức cho sự phát triển của công ty.
3.2.3 Tiến hành phân bổ cơng cụ, dụng cụ có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài
Công cụ dụng cụ sử dụng trong nhiều kỳ cần được tiến hành phân bổ đúng kỳ, đúng giá trị để giá thành sản phẩm được hạch tốn một cách chính xác hơn.
Khi xuất dùng 10 máy cắt đá, đơn giá 3.600.000 đồng/cái, thời gian sử dụng 12 tháng kế toán ghi:
Nợ TK 142: 36.000.000 đồng. Có TK 1534: 36.000.000 đồng.
Hàng tháng, kế toán căn cứ vào thời gian sử dụng cơng cụ dụng cụ đó để tiến hành phân bổ dần giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Nợ TK 6273: 3.600.000 đồng. Có TK 142: 3.600.000 đồng.
3.2.4 Giảm chi phí sản xuất chung
Cắt giảm các khoản chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bằng tiền khác nhằm hạ thấp chi phí sản xuất chung, bằng cách xây dựng lại định mức chi phí đi lại, chi phí điện nước, điện thoại…xuống mức thấp nhất.
Đào tạo chuyên sâu đội ngũ quản lý các phân xưởng tại nhà máy để mọi người phát huy hết khả năng làm việc, khơng để xảy ra tình trạng nhân viên quản lý phân xưởng làm việc hời hợt, thiếu trách nhiệm, làm tăng thêm chi phí cho cơng ty.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hiện nay, hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng đối với cơng tác kế tốn ở các doanh nghiệp. Tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm khơng những góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp mà cịn đóng một vai trị quan trọng trong quản lý và sử dụng vốn, một vấn đề có thể nói là nan giải đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước hiện nay.
Trong những năm thành lập và hoạt động công ty xi măng Đồng Lâm vẫn đứng vững và tạo được những tiền đề thuận lợi cơ bản cho hoạt động kinh doanh trước cũng như sau này. Để làm đươc điều đó là sự đóng góp khơng nhỏ của tồn đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên. Làm sao để hạ giá thành sản xuất nhưng vẫn đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công nhân viên là trăn trở lớn nhất đối với cơng ty. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo công ty đã hồn thành tốt vai trị điều hành, dẫn dắt, đưa công ty lên tầm cao mới trong nền kinh tế tăng trưởng như hiện nay.
Qua thời gian tìm hiểu về doanh nghiệp, em có được kiến thức về công tác Kế tốn – Tài chính, có được cái nhìn kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Hy vọng rằng qua những phân tích, nhận xét và đề xuất ý kiến của em phần nào giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại để công tác quản lý chi phí và tính giá thành nói riêng, cơng tác kế toán và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung ngày càng được nâng cao, phát triển hơn nữa trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu nội bộ Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm.
2. Phan Đức Dũng (2006). Kế toán giá thành. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.Hồ
Chí Minh.
3. Võ Văn Nhị (2009). Kế tốn tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản tài chính.
4. Võ Văn Nhị, Trần Anh Hoa, Nguyễn Ngọc Dung và Nguyễn Xuân (2006). Kế toán Tài chính. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.
5. Bài mẫu tham khảo từ Thư viện Trường Đại học Cơng nghệ Tp.Hồ Chí Minh.