40-50 26 27.7 51-60 30 31.9 >60 28 29.8 Tổng cộng 94 100
Nhận xét: tỉ lệ các nhóm tuổi mắc bệnh với tỉ lệ khác nhau. Nhóm tuổi 51-60
gặp nhiều nhất 31.9 %. Nhóm tuổi ít gặp hơn cả là <40 tuổi với 10.6%.
Bảng 3.2 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu
Giới tính n %
Nam 80 85.1
Nữ 14 14.9
Tổng cộng 94 100
Nhận xét:
- Tỉ lệ nam giới chiếm đa số: 85.1%, trong khi nữ giới chỉ chiếm 14.9%. - Tỉ lệ nam / nữ : 6/1
Tiền sử n %
Nghiện rượu 57 60.6
Viêm gan virus 24 25.5
Viêm gan + Nghiện rượu 7 7.5
Không rõ 6 6.4
Tổng cộng 94 100
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm tiền sử bệnh
Nhận xét:
- Số bệnh nhân xơ gan có tiền sử nghiện rượu: 60.6% chiếm tỉ lệ cao nhất. - Số bệnh nhân xơ gan có tiên sử viêm gan virus: 25.5% đứng thứ hai với 24 bệnh nhân.
- Chỉ có 7.5% bệnh nhân có tiền sử vừa nghiện rượu vừa bị nhiễm viêm gan virus.
- 6.4% bệnh nhân xơ gan có tiền sử không rõ.
Bảng 3.4. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
STT Triệu chứng Nam Tỉ lệ% Nữ Tỉ lệ% Tổng cộngn %
1 Tuần hoàn bàng hệ 57 71.3 6 42.9 63 67.1
2 Cổ chướng 50 62.5 9 64.3 59 62.8
5 Da xanh, niêm mạc nhợt 34 42.5 5 35.7 39 41.5 6 Phù 28 35.0 5 35.7 33 35.1 7 Lách to 21 26.3 6 42.9 27 28.7 8 Giãn TMTQ 22 27.5 1 7.1 23 24.5 9 Đau HSP 12 15.0 4 28.6 16 17.2 10 Sốt 14 17.5 1 7.1 15 16.0 11 XHTH 15 18.8 0 0 15 16.0
12 XH ngoài tiêu hóa 10 12.5 0 0 10 10.6
13 TDMP 3 3.8 2 14.3 5 5.3
Nhận xét:
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp là tuần hoàn bàng hệ(67.0%), cổ chướng(62.8%), vàng da(62.8%), gan to(61.7%), thiếu máu(41.5%), phù(35.1%). Ít gặp hơn là: lách to(28.7%), giãn TMTQ(24.5%), đau HSP(17%), sốt (16%), XHTH(18.8%), tràn dịch màng phổi(5.3%)
- Ở bệnh nhân nam hay gặp các triệu chứng: tuần hoàn bàng hệ(71.3%), gan to(66.3%), vàng da(66.3%); ít gặp tràn dịch màng phổi(3.8%). Ở nữ thường gặp cổ chướng (64.3%), lách to(42.9%), tuần hoàn bàng hệ(42.9); ít gặp giãn TMTQ(7.1%), không gặp xuất huyết.
Bảng 3.5. Phân loại các mức độ xơ gan theo Child-Pugh
Mức độ xơ gan n Tỉ lệ %
Child – Pugh A(nhẹ) 26 27.7
Child – Pugh B(vừa) 38 40.4
Child – Pugh C(nặng) 30 31.9
Biểu đồ 3.2. Phân loại theo mức độ xơ gan
Nhận xét: Chia theo bảng điểm của Child – Pugh có các mức độ sau: - Xơ gan mức độ nhẹ: 27.7%
- Xơ gan mức độ vừa: 40.4% - Xơ gan mức độ nặng: 31.9%
Bảng 3.6. triệu chứng cận lâm sàng về sinh hóa khi vào viện
Triệu chứng Số lượng n=94 %
GIẢM ALBUMIN(<35g/l) 70 74.5
TĂNG BILIRUBIN TP (≥18µmol/l) 77 81.9
TĂNG GOT(>37 U/l) 72 76.6
TĂNG GPT(>40 U/l) 63 67.0
Nhận xét:
- Tăng Bilirubin TP máu: 81.9%. - Tăng GOT: 76.6%.
- Giảm Albumin máu: 74.5%. - Tăng GPT chiếm 67%.
Bảng 3.7. Đặc điểm xét nghiệm nguyên nhân xơ gan ở thời điểm vào viện
Số lượng Tỷ lệ %
Nhận xét:
- Tỉ lệ bệnh nhân bị nhiễm HBV gồm 23 bệnh nhân, chiếm 27.6%. - Có 3 bệnh nhân nhiễm HCV chiếm 5.3%.
Bảng 3.8. Đặc điểm nhóm máu của nhóm đối tượng
Nhóm máu Nghiện rượu VG virus n Tỉ lệ %
n % n % Nhóm O 24 25.5 13 13.8 37 39.4 Nhóm A 18 19.1 16 17.1 34 36.2 Nhóm B 10 10.6 8 8.5 18 19.1 Nhóm AB 5 5.3 0 0 5 5.3 Nhận xét:
- Tỉ lệ nhóm máu O hay gặp nhất với 37 bệnh nhân chiếm 39.4%
- Có 34 bệnh nhân nhóm máu A chiếm 36.2%, theo sau bởi nhóm máu B gồm 18 bệnh nhân chiếm 19.1%.
- Ít gặp nhất là nhóm máu B với chỉ 5 bệnh nhân tương ứng 5.3%.
- Trong nhóm có tiền sử nghiện rượu: nhóm máu O(25.5%) chiếm nhiều nhất. Nhóm có tiền sử viêm gan virus thì nhóm máu A(17.1%) hay gặp nhất.
Bảng 3.9. Đặc điểm công thức máu của nhóm đối tượng
Tiền sử Nghiện rượu VG virus Số lượng (N=94) Tỷ lệ % n % n % 90 < HGB < 120 g/l 24 25.5 15 16.0 39 41.5 60 < HGB ≤ 90 g/l 13 13.8 6 6.4 19 20.2 HGB ≤ 60 g/l 2 2.1 0 0 2 2.1 MCV < 80 fl 30 31.9 18 19.1 48 51.0 80≤ MCV ≤ 100 fl 7 7.4 5 5.8 12 12.8 MCHC < 300 g/l 28 29.8 18 19.1 46 48.9
MCHC ≥ 300 g/l 9 9.6 5 5.3 14 14.9 Bạch cầu <4 G/l 10 10.6 7 7.5 17 18.1 100≤ TC <150 G/l 12 12.8 10 10.6 22 23.4 50 ≤TC <100 G/l 15 16 8 8.5 23 24.5 10 ≤TC <50 G/l 10 10.6 7 7.5 17 18.1 TC<10 G/l 0 0 0 0 0 0 Nhận xét:
- Tỉ lệ thiếu máu là 63.8%, trong đó chủ yếu thiếu máu nhẹ(41.5%), và vừa(20.2%), ít gặp thiếu máu nặng(2.1%). Tỉ lệ này ở nhóm có tiền sử nghiện rượu và viêm gan virus tương tự nhau.
- Về loại thiếu máu: chủ yếu thiếu máu nhược sắc(51%), hồng cầu nhỏ(48.9%).
- Tỉ lệ giảm bạch cầu: 18.1%
- Tỉ lệ giảm tiểu cầu <150G/l chiếm 66%, trong đó chủ yếu giảm tiểu cầu vừa và nhẹ.
Bảng 3.10. Triệu chứng cận lâm sàng về đông máu
Rối loạn Số lượng Tỷ lệ %
50 < PT% < 70% 36 38.3
30 < PT% ≤ 50 % 12 12.8
PT % ≤ 30% 4 4.3
Thrombin time > 25giây 25 26.6
Nhận xét:
- Tỉ lệ giảm PT%<70% là 55.4%. Trong đó tỉ lệ bệnh nhân giảm PT% trong khoảng 50-70% chiếm tỉ lệ cao nhất 38.3%, nhóm 30 <PT% ≤ 50% xếp sau với 12.8%, chỉ có 4 bệnh nhân có tỉ lệ PT% giảm nặng ≤ 30% chiếm 4.3%.
- Số bệnh nhân có thời gian Thrombin kéo dài>25 giây là 25, chiếm 26.6 %.
Bảng3.11. Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu và xuất huyết
Số lượng tiểu cầu Xuất huyết N P
n % Tiểu cầu ≥150 G/l 2 6.3 32 < 0.05 100≤ Tiểu cầu <150 G/l 2 9.1 22 50 ≤Tiểu cầu <100 G/l 4 17.3 23 10 ≤Tiểu cầu <50 G/l 11 64.7 17 Tiểu cầu <10 G/l 0 0 0 Tổng cộng 19 94 Nhận xét:
- Mức độ giảm số lượng tiểu cầu càng nặng thì khả năng xuất huyết của bệnh nhân càng cao. Cụ thể với mức tiểu cầu ≥ 150 G/l chỉ có 6.3% bệnh nhân xuất huyết. Trong khi đó ở mức tiểu cầu 100-149 G/l tăng lên 9.1%, đến mức tiểu cầu 50-99 G/l thì tỉ lệ này lên đến 17.3 %. Cuối cùng ở mức giảm tiểu cầu nặng (10-49 G/l) có tới 64.7% số bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng.
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tỉ lệ Prothrombin và xuất huyết.
Tỉ lệ Prothrombin Xuất huyết n P
n % PT ≥ 70% 4 9.5 42 < 0.05 50 < PT% < 70% 6 16.7 36 30 < PT% ≤ 50 % 6 50.0 12 PT % ≤ 30% 3 75.0 4 Nhận xét:
- Ở mức PT% bình thường ≥ 70% tỉ lệ xuất huyết chỉ 9.5%. - Khi PT% giảm ở mức 50-70% tỉ lệ xuất huyết là 16.7%
- Với mức giảm PT% trong khoảng 30-50% thì tỉ lệ xuất huyết tăng lên 50% - Cuôi cùng ở những bệnh nhân có PT% giảm nặng ≤ 30% thì có tới 75% số bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết trên lâm sàng.
- Từ đó thấy được mức độ xuất huyết cũng tăng dần với mức độ giảm của tỉ lệ Prothrombin.
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu với mức độ xơ gan.
Mức độ XG Tiểu Cầu(G/l) Tổng cộng 100≤TC<150 50≤TC<100 10≤TC<50 n % n % n % n % Child A 5 19.2 4 15.3 3 11.6 12 46.1 Child B 9 23.6 8 21.1 6 15.7 28 73.6 Child C 8 26.6 11 36.6 8 26.6 27 90.0 Nhận xét:
- Tỉ lệ bệnh nhân có giảm TC tăng dần theo mức độ nặng của xơ gan: Child A là 46.1%, Child B là 73.6%, Child C là 90%.
- Trong đó mức độ giảm TC vừa và nặng ở nhóm bệnh nhân Child C cũng cao hơn 2 nhóm còn lại.
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa mức độ xơ gan và tỉ lệ Prothrombin
Mức độ XG Child A 18 69.2 7 26.9 1 3.8 0 0 P<0. 05 Child B 15 39.5 21 55.3 2 5.3 0 0 Child C 9 30.0 8 26.6 9 30.0 4 13.3
Nhận xét: Mức độ giảm PT% tỉ lệ với độ nặng của xơ gan.
- Tỉ lệ giảm PT% trong nhóm xơ gan nhẹ thấp nhất 30.7% và chủ yếu giảm ở mức độ nhẹ và vừa.
- Tỉ lệ giảm PT% ở nhóm xơ gan vừa cao hơn, cũng chủ yếu ở mức độ nhẹ và vừa.
- Xơ gan nặng tỉ lệ giảm PT% nhiều nhất 69.9% và có 13.3% giảm ở mức độ nặng.
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu và một số xét nghiệm sinh hóa.
Tiểu cầu Sinh hóa 100-149 50-99 <49 x s± Albumin 30.5±7.1 30.2±7.3 27.1±8.9 GOT 96.8±43.2 127.5±41.2 132.6±50.8 GPT 56.4±30.1 54.5±32.4 53.6±21.8 Bilirubin 43±19.2 42±21.3 57.8±35.4 Nhận xét:
- Nồng độ Albumin máu trung bình ở nhóm giảm tiểu cầu nhẹ và vừa bằng nhau và cao hơn nhóm giảm tiểu cầu nặng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
- Nồng độ GOT máu trung bình ở mức độ giảm tiểu cầu nặng cao hơn mức vừa, ở mức vừa cao hơn mức nhẹ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
- Nồng độ GPT máu trung bình ở 3 mức độ giảm tiểu cầu không có sự khác biệt với độ tin cậy 95%.
- Nồng độ Bilirubin máu trung bình ở mức độ giảm tiểu cầu vừa và nhẹ bằng nhau và cùng thấp hơn ở mức độ giảm tiểu cầu nặng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa mức độ xơ gan và một số triệu chứng lâm sàng.
Mức độ XG Lách to THBH Phù n % n % n % Child A 3 11.5 11 42.3 7 26.9 Child B 14 36.8 28 73.7 12 31.6 Child C 12 40.2 24 80.0 15 50.0 Nhận xét:
- Tỉ lệ bệnh nhân lách to, THBH, phù tăng tỉ lệ với mức độ nặng xơ gan. - Ở mỗi mức độ XG thì THBH hay gặp nhất trong 3 triệu chứng.
Chương 4. BÀN LUẬN
Xơ gan là một bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng, đa số các bệnh nhân khi vào viện khám bệnh mới phát hiện được, chủ yếu đã ở mức độ vừa và nặng, ở giai đoạn này thường có tiên lượng nặng. Mặc dù có các nghiên cứu trong và ngoài nước về xơ gan, các thử nghiệm, các phương pháp điều trị tích cực đã mang lại hiệu quả cho người bệnh nhưng tỉ lệ sống sót của xơ gan sau 5 năm vẫn rất thấp.
Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân vào viện điều trị đã có biểu hiện xơ gan trên lâm sàng và xét nghiệm, có các rối loạn đông cầm máu ở các mức độ khác nhau.
4.1. Một số đặc điểm chung.
Trong tổng số 94 bệnh nhân xơ gan được điều trị tại khoa Nội bệnh viện XanhPôn chúng tôi thấy tỉ lệ giữa nam và nữ chênh lệch nhau nhiều: 6/1, có độ tuổi từ 29 đến 87. Tỉ lệ mắc bệnh giữa các nhóm tuổi khác nhau, trong đó nhóm tuổi 51-60 là hay gặp nhất chiếm 31.9%, nhóm tuổi ít gặp nhất là dưới 40 tuổi với 10.6%. Về tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu: 47.5±12.1 gần giống một số nghiên cứu của một số tác giả trong nước có độ tuổi trung bình mắc xơ gan là 46.3±13.1 và thấp hơn so với tuổi trung bình trong một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài: 55.3±13.4.
4.2. Một số đặc điểm lâm sàng.
Về tiền sử bệnh nhân: để xác nguyên nhân xơ gan rất khó, đòi hỏi phải sinh thiết gan và làm nhiều xét nghiệm khác, để một phần đánh giá yếu tố nguy cơ gây xơ gan cho bệnh nhân chúng tôi khai thác tiền sử của người bệnh. Trong nghiên cứu này, tiền sử của các bệnh nhân xơ gan nổi bật là do
rượu và virus. Số bệnh nhân xơ gan có nghiện rượu của chúng tôi là cao nhất: 57 bệnh nhân chiếm 60.6%, do virus là 25.5%, chỉ có 7.5% bệnh nhân đồng thời nghiện rượu và nhiễm virus. Trước đây tác giả Trần Văn Huy xơ gan do rượu là 28,6%, do virus là 19%; Nguyễn Đình Chúc xơ gan do rượu là 34,2%, còn do virus là 41,5% .
Tuy các nghiên cứu có số liệu khác nhau nhưng đều có nhận xét rằng tỉ lệ xơ gan do rượu và do virus gặp nhiều hơn các nguyên nhân khác. Số bệnh nhân xơ gan do rượu trong nghiên cứu của chúng tôi rất cao, và ngày càng gia tăng ở các nghiên cứu gần đây, đây là dấu hiệu đáng báo động cảnh báo cho xã hội.
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong xơ gan là: mệt mỏi, gầy sút, rối loạn tiêu hoá, vàng da, phù, cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ, thiếu máu, gan to, lách to. Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng nặng tương đối nhiều: gặp nhiều nhất là tuần hoàn bàng hệ có 63 bệnh nhân (67.1%), cổ chướng và vàng da có 59 bệnh nhân (62.8%), gan to 58 bệnh nhân (61.7%), thiếu máu 39 bệnh nhân (41.5%), phù 33 bệnh nhân (35.1%), lách to 28.7%. Các triệu chứng ít gặp hơn cả là XHTH (16%), XHDD (10.6%), TDMP (5.3%).
Năm 1973 Pugh và cộng sự đã đưa ra bảng điểm tính điểm để đánh giá các mức độ xơ gan, có 3 mức độ xơ gan nhẹ, vừa và nặng tương ứng là Child- Pugh A, Child-Pugh B và Child-Pugh C. Theo bảng điểm Child-Pugh nghiên cứu của chúng tôi có kết quả sau: 26 bệnh nhân thuộc Child-Pugh A (27.7%), 38 bệnh nhân Child-Pugh B (40,4%), 30 bệnh nhân Child-Pugh C (31.9%). 31.9% bệnh nhân đến viện ở giai đoạn nặng, chứng tỏ bệnh nhân không biết mình bị bệnh hoặc không nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh này nhất là các biến chứng của nó.
Theo nghiên cứu của Lê Thị Vân Anh tỷ lệ xơ gan có các nhóm Child- Pugh như sau: Child-Pugh A: 14% còn Child-Pugh B và Child-Pugh C là 86%.
Ở Pháp Child-Pugh A: 50% còn Child-Pugh B: 24% và Child-Pugh C là 26%. Các triệu chứng lâm sàng nặng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao hơn ở một số nước phát triển, phần lớn bệnh nhân vào viện ở giai đoạn mất bù, có lẽ do: trình độ dân trí thấp và nền kinh tế khó khăn nên người bệnh chưa nhận thức đầy đủ về căn bệnh này cũng như người bệnh chưa tích cực điều trị. Còn ở các nước phát triển, nhận thức của người dân đồng thời với trang thiết bị công nghệ cao, điều kiện kinh tế thuận lợi hơn cho việc chẩn đoán sớm, tạo điều kiện cho điều trị có hiệu quả, giảm tỉ lệ biến chứng của bệnh. Chính vì vậy chúng ta cần tuyên truyền tăng cường nhận thức cho cộng đồng biết mức độ nguy hiểm của xơ gan, cần có kế hoạch khám định kỳ sức khoẻ cho mọi người dân, đó là điều kiện tốt hơn để sớm chẩn đoán ra một số bệnh nói chung và bệnh xơ gan nói riêng.
4.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng khi vào viện.
4.3.1. Triệu chứng cận lâm sàng về sinh hóa, nhóm máu:
Khi tiến hành làm xét nghiệm sinh hóa cho các bệnh nhân xơ gan ở thời điểm vào viện chúng tôi thấy một tỉ lệ khá cao bệnh nhân có rối loạn một số chỉ số sinh hóa. Số lượng bệnh nhân có biểu hiện tăng nồng độ Bilirubin toàn phần ≥ 18µmol/l là 77 bệnh nhân chiếm 81.9%. Về biểu hiện giảm nồng độ Albumin huyết tương, một biểu hiện của suy tế bào gan, có 70 bệnh nhân (74.5%). Tỉ lệ bệnh nhân tăng men gan GOT và GPT lần lượt là 76.6% và 67% cũng tương đối cao. Kết quả này cho thấy phần lớn bệnh nhân xơ gan đã ở giai đoạn tương đối nặng.
Về xét nghiệm định hướng nguyên nhân xơ gan, 26 bệnh nhân (chiếm 27.6%) có kết quả HbsAg(+), trong khi đó chỉ có 5 bệnh nhân(5.3%) bị nhiễm
HCV. Qua đó cho thấy nhiễm virus HBV, HCV mạn tính là một trong những