Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình

Thạnh giai đoạn 2014 – 2016

4.3.1 Những thành tựu đã đạt đƣợc

Chi cục thuế quận Bình Thạnh đã huy động lực lượng tăng cường cho công tác kiểm tra doanh nghiệp, các đội kiểm tra đã nỗ lực không ngừng để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao. Qua công tác quản lý, giám sát hồ sơ khai thuế, trên cơ sở nguồn dữ liệu kê khai của doanh nghiệp nộp tại cơ quan thuế, CBCC của bộ phận kiểm tra đã kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế hầu như đạt 100% số hồ sơ khai thuế hiện có trong năm đánh giá thu được số thuế điều chỉnh tăng vào năm 2014 hơn 30 tỷ đồng.

Trong công tác kiểm tra tại doanh nghiệp.Đầu tiên và đáng ghi nhận nhất đó là bộ phận kiểm tra đã hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, kết quả đạt được luôn vượt mức chỉ tiêu đề ra (Bảng 4.6), đã phát hiện hơn 99% doanh nghiệp có hành vi sai phạm và xử lý kịp thời các hành vi trốn tránh như sử dụng tên không thật để khai báo, sử dụng địa chỉ giả để đăng ký kinh doanh, các vấn đề trốn thuế, sử dụng các hoá đơn, chứng từ sai quy định,…

Cũng như trong giai đoạn vừa qua chi cục thông qua việc kiểm tra, phát hiện nhiều hành vi vi phạm để đưa ra quyết định truy thu tiền thuế và đều tăng qua các năm (bảng 4.7).

44

Tiến trình hiện đại hố ngành thuế, áp dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ, sử dụng ứng dụng theo dõi nhận hồ sơ thuế giúp rút ngắn thời gian cũng như các quy trình khơng nhất thiết, đồng thời cịn giữ bí mật thơng tin của người nộp thuế.

Trong công tác kiểm tra tại doanh nghiệp, ngoài việc sử dụng các tài liệu do doanh nghiệp kê khai, cán bộ kiểm tra luôn đối chiếu, so sánh, tìm nguồn thơng tin và các dữ liệu của các doanh nghiệp khác có liên quan.

Qua công tác kiểm tra, nhiều trường hợp vướng mắc, gây khó khăn cho người nộp thuế đã được phát hiện và báo cáo một cách nghiêm túc, trung thực cho cấp trên. Từ đây, nhiều trường hợp gây khó khăn cho doanh nghiệp đã được giải quyết triệt để. Và việc giải quyết các mâu thuẫn này đã góp phần hồn thiện hố cơ chế quản lý hiện hành.

Công tác tuyên truyền được chú trọng, tiến bộ và đưa chính sách gần đến người dân hơn. Các chi cục tổ chức các buổi đối thoại với doanh nghiệp theo định kỳ, trực tiếp trả lời về chính sách thuế tại các cơ quan, cung cấp những văn bản yêu cầu của người nộp thuế.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong liên lạc nội bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ngày một phổ biến cũng đã làm giảm chi phí về thời gian của các cán bộ kiểm tra, tăng hiệu quả công việc.

4.3.2 Những hạn chế cịn tồn tại

 Tình trạng vi phạm pháp luật về thuế như trốn thuế, gian lận thuế của doanh nghiệp còn phổ biến, chưa phát hiện được hết. Do khối lượng công việc kiểm tra tại trụ sở NNT mà cán bộ kiểm tra thuế đã thực hiện trong năm vẫn cịn ít chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

 Cơng tác kiểm tra hồn thuế cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập do số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng (năm 2014: 14.133 DN, năm 2015: 15.185 DN, năm 2016: 16.400 DN) đồng nghĩa với việc một lượng lớn hồ sơ hoàn thuế cũng tăng theo. Bên cạnh đó, số lượng CBCC thuộc bộ phận kiểm tra bị giới hạn, một CBCC phải thực hiện kiểm tra bình quân từ 150 – 200 DN. Mặt khác, việc hoàn thuế rất được các đối tượng nộp thuế quan tâm theo đó cơng tác kiểm tra hoàn thuế cũng sẽ được cơ quan thuế chú trọng và cơng việc kiểm tra hồn thuế đòi hỏi các

45

CBCC phải bỏ ra rất nhiều thời gian để xem xét các bộ hồ sơ khai thuế bao gồm tất cả các tờ khai, chứng từ có liên quan. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra hồn thuế.

 Mức độ đóng góp số thuế truy thu cho tổng thu nội địa tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh và khối lượng cơng việc mà một CBCC kiểm tra thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp vẫn chưa cao (Bảng 4.5 và Bảng 4.6). Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả cơng tác kiểm tra thuế, gây thất thu NSNN.

 Về phía nguồn nhân lực của bộ phận kiểm tra thuế

Trong công tác kiểm tra, các công chức thuế phải giải quyết khối lượng công việc rất lớn. Đầu tiên, nhân sự của các đội kiểm tra thuế là gần như tương đương nhau nhưng các đối tượng lại khác nhau trong việc quản lý thuế. Các đối tượng này được phân ra theo các khu vực, phường cụ thể mà Chi cục trưởng đã phân đội để kiểm tra. Do đặc điểm này mà khối lượng công việc mỗi đội không đồng đều và trong các Đội cũng xuất hiện hiện tượng tương tự khi khối lượng công việc không thể được phân bổ đều cho các cán bộ.

Thực tế nữa cho thấy, các CBCC hoạt động lâu năm, dày dặn kinh nghiệm đã nghỉ hưu thay vào đó chủ yếu là các CBCC trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến tình trạng các thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt hết nên các doanh nghiệp có thể vi phạm pháp luật về thuế. Trong công việc, ngồi thực hiện các cơng tác kiểm tra, các Đội cịn phải theo dõi tình hình kê khai của các doanh nghiệp và nhiều công tác nội vụ khác. Điều này sẽ dẫn đến áp lực đối với các cán bộ cơng chức, rất có thể dẫn đến các sai sót, hậu quả khơn lường trong cơng việc.

 Về quy trình kiểm tra thuế

Trong cơng tác kiểm tra vẫn cịn hạn chế, một số cuộc kiểm tra chưa tuân thủ quy trình kiểm tra như thời gian kiểm tra còn kéo dài quá thời gian quy định. Thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra thì phải yêu cầu doanh nghiệp giải trình 2 lần, thời gian gải trình mỗi lần là 10 ngày, do đó khi kiểm tra từ giai đoạn đầu cho đến kết thúc một cuộc kiểm tra thời gian là 30 ngày, vì vậy đã ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả trong công tác kiểm tra.

46

 Về công nghệ thông tin

Hệ thống phần mềm hỗ trợ cịn nhiều thiếu sót. Trong những năm qua, việc phân tích đánh giá, so sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn vì doanh nghiệp đăng kí kinh doanh nhiều ngành nghề nhưng hệ thống thơng tin cịn nhiều hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu. Như vậy, cơng tác kiểm tra thuế gặp nhiều khó khăn cũng như các sai sót trong việc kiểm tra.

Vì vậy, việc phân tích, đánh giá dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được vẫn chưa được tận dụng tốt và chủ yếu chỉ dùng để tạo cơ sở nhằm tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

47

CHƢƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG

TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH

Từ những đánh giá về thực trạng công tác kiểm tra kiểm tra thuế và với mong muốn Chi cục thuế quận Bình Thạnh ngày càng hoạt động tốt và hiệu quả hơn, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn mà Chi cục thuế quận Bình Thạnh đang gặp phải và phù hợp với mục tiêu “Tiếp tục cải cách hành chính thuế, nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý thuế Minh bạch – Chuyên nghiệp –

Liêm chính – Đổi mới”và phương hướng thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra thuế

mà Chi cục thuế đã đề ra trong năm 2017.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)