Quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh chợ lớn (Trang 59 - 61)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2 Thực trạng kếtốn nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương

2.2.1 Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng chung của CN Chợ lớn nói riêng và của NH Vietinbank nói chung được hệ thống hóa theo sơ đồ dưới dây:

Sơ đồ 2.4: Quy trình tín dụng của Vietinbank – CN Chợ Lớn

Bước 1: Tư vấn, hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng

Cán bộ tín dụng tiếp nhận khách hàng có đề xuất yêu cầu vay vốn rồi tư vấn giải pháp vay vốn phù hợp hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn. Nếu khách hàng đồng ý thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Bước 2: Lập tờ trình đánh giá, thẩm định và đề xuất cấp tín dụng

Cán bộ tín dụng kiểm tra lại thơng tin trên hồ sơ khách hàng đã cung cấp để phân tích và thẩm định khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng thu hồi nợ và lãi vay trong tương lai. Xác định rủi ro tín dụng và đưa các giải pháp phịng ngừa rủi ro.

Bước này nhằm mục đích hồn thiện hồ sơ vay vốn cho khách hàng làm cơ sở để ra quyết định tín dụng.

Cán bộ Thẩm định tín dụng tại phịng hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định lại tài sản do khách hàng đăng kí thế chấp và soạn hồ sơ tài sản đảm bảo. Sau đó trình lên Giám đốc để xét duyệt hồ sơ tài sản đảm bảo rồi hồn thiện hồ sơ tín dụng.

Bước 4: Kí kết hợp đồng tín dụng

Sau khi nhận được sự phê duyệt và quyết định cấp tín dụng cho khách hàng thì cán bộ tín dụng của phịng khách hàng sẽ thơng báo cho khách hàng các nội dung liên quan đến các khoản vay, bổ sung các thông tin cần thiết để hồn thiện hồ sơ.

Sau đó NH và KH sẽ tiến hàng kí kết hợp đồng tín dụng đã được soạn theo quy định của NH.

Bước 5: Giải ngân

Khi khác hàng có u cầu giải ngân thì cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra hồ sơ, điều kiện giải ngân. Hồ sơ giải ngân sau khi được phê duyệt, tiến hành lấy giấy nhận nợ, nhập dữ liệu khoản vay vào hệ thống, thực hiện giải ngân theo quy định

Sau đó tồn bộ chứng từ sẽ chuyển đến cho phịng kế tốn giao dịch để tiến hành giải ngân cho KH. Kế tốn hạch tốn nghiệp vụ dựa trên chứng từ đó và lưu lại theo quy định.

Bước 6: Giám sát và thu nợ

Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng cần phải theo dõi, giám sát khách hàng và kiểm tra khả năng trả nợ để dự báo những rủi ro có thể xảy ra trước khi sự việc trở nên nghiêm trọng nhằm đề ra các giải pháp xử lý kịp thời, làm được vậy cần có sự phối hợp giữa cán bộ phịng kế tốn và phịng hỗ trợ tín dụng.

Bước 7: Thu hồi nợ, gia hạn hoặc xử lý nợ

Căn cứ vào giấy nhận nợ, cán bộ tín dụng của phịng khách hàng lập phiếu báo thu nợ trình cấp lãnh đạo rồi gửi cho doanh nghiệp vay vốn.

Khi khách hàng muốn đề nghị được gia hạn nợ, cơ cấu nợ thì cán bộ tín dụng kiểm định, kiểm tra rồi lập tờ trình cho cấp lãnh đạo xem xét và quyết định. Đối với các khoản nợ đã đến hạn mà khơng trả được nợ thì khơng được cho phép gia hạn nợ, cơ cấu nợ,...và thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Thanh lý hợp đồng tín dụng được thực hiện trong các trường hợp như khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc khoản tín dụng đến hạn thanh tốn. Khi đó đó, cán bộ tín

dụng và cán bộ kế toán đối chiếu thu nợ gốc và lãi vay, tiến hành tất tốn khoản vay rồi lưu tồn bộ hồ sơ.

Một phần của tài liệu Khóa luận kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh chợ lớn (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)