PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2.2. Cơ cấu vốn huy động
2.2.2.1 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng của ACB Huế từ 2015-2017
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Tổng VHĐ 845.096 100,00 860.586 100,00 877.798 100,00 15.490 1,83 17.212 2,00 Tiền gửi cá nhân 735.228 87,00 719.316 83,58 781.240 89,00 -15.912 -2,16 61.924 8,61 Tiền gửi KHDN 109.862 13,00 141.270 16,42 96.558 11,00 31.408 28,59 -
44.712 -31,65
Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2015 - 2017 tiền gửi của khách hàng cá nhân tại ngân hàng luôn chiếm hơn 80% tổng vốn huy động. Tiền gửi từ khách hàng cá nhân là nguồn vốn có tính ổn định nhất, và có thời hạn gửi dài nên ngân hàng có thể sử dụng để cho vay trung và dài hạn. ACB Huế ln duy trì tiền gửi khách hàng cá nhân hơn 80% tổng vốn huy động cho thấy ngân hàng nhận biết được tầm quan trọng của nguồn vốn này và ln có chính sách phù hợp để để huy động được tối đa nguồn vốn này trong dân cư. Tuy nhiên với tỷ trọng lớn như vậy, biến động của tiền gửi khách hàng cá nhân sẽ tác động lớn đến tổng vốn huy động của ngân hàng.
Cũng theo bảng trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân biến động không đều. Năm 2016, tốc độ tăng tiền gửi khách hàng cá nhân âm 2,16% cụ thể giảm 15.912 triệu đồng so với năm 2015. Năm 2017, lượng tiền gửi này tăng trở lại, đạt mức 8,61%, cụ thể chỉ tiêu tiền gửi cá nhân của Chi nhánh đã tăng 61.924 triệu đồng từ mức 719.316 triệu động trong năm 2016. Đây là con số tăng ấn tượng trong 1 năm của ACB Huế. nguyên nhân chủ yếu là do ngân mở rộng địa bàn kinh doanh, tăng cường công tác huy động vốn từ dân cư, đồng thời ngân hàng ln duy trì mức lãi suất theo thị trường nên thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền.
Tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn huy động của ACB Huế. Và qua bảng trên có thể thấy khoản mục này cũng biến động từ 2015-2017. Cụ thể từ 109.862 triệu đồng huy động được trong năm 2015, con số này đã tăng lên 141.270 trong năm 2016, xấp xỉ tăng trưởng 28,59%. Một con số đáng khen cho chi nhánh. Tuy vậy trong năm 2017 mức tăng trưởng âm còn đáng kinh ngạc hơn với giảm gần 31,65% tương ứng với giảm huy động đi 44.712 so với 2016. Đây là con số giảm đáng kể và có thể hiểu được khi ACB, Chi nhánh Huế quyết định chuyển sự tập trung vào nguồn vốn khách hàng cá nhân vốn chiếm được lòng tin của KH hơn làm thế mạnh cho mình.
Mặc dù có sự biến động như vậy ở cả hai khoản mục nhưng ACB đều giữ mức tăng trưởng cho nguồn vốn huy động. Có thể lý giải là do năm 2016 tuy nguồn vốn
huy động từ KH cá nhân giảm nhưng không nhiều bằng độ tăng của nguồn vốn huy động từ KHDN và tương tự năm 2017 tuy lượng tiền gửi từ KHDN giảm nhưng không vượt quá được độ tăng từ KH cá nhân. Điều này cho thấy ACB Huế những năm qua không chỉ chiếm được lòng tin của các khách hàng cá nhân, mà các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế cũng rất tin dùng các dịch vụ của ngân hàng.