Chính sách ưu đãi

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo PHÂN TÍCH sức hấp dẫn của THỊ TRƯỜNG hb tại VIỆT NAM với DOANH NGHIỆP CJ OLIVE YOUNG (Trang 33 - 34)

Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài. Chính phủ Việt Nam đã bổ sung các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngồi hiệu quả, chất lượng cao, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Tính đến ngày 20/9/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi đạt 18,75 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam đã có những cải tiến đáng chú ý trong việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận tài chính và điều hành hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.

Cụ thể:

a. Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngồi hàng rào khu cơng nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

b. Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thông qua các Trung tâm hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp (trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) để giúp các doanh nghiệp đổi mới, cải thiện năng lực quản lý.

c. Hỗ trợ tín dụng

Các nhà đầu tư hoạt động trong một số lĩnh vực ưu đãi đầu tư như y tế, môi trường, giáo dục, sản xuất,..hoặc thuộc các địa bàn kinh tế khó khăn có thể vay vốn tín dụng nhà nước tại các quỹ tín dụng nhân dân hoặc Ngân hàng chính sách với mức lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại hiện tại.

d. Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị.

Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận mặt bằng sản xuất liên hệ với UBND, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố để được hỗ trợ tiếp cận những khu vực có mặt bằng để xây dựng nhà máy sản xuất và hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng (mạng lưới điện, nước); Đối với các cơ sở muốn rời khỏi nội thành, nội thị thì Sở Xây dựng cũng như Sở Quy hoạch và kiến trúc và các sở ban ngành khác cùng hỗ trợ doanh nghiệp có biện pháp di dời hợp lý.

2. Ưu đãi về thuế:

Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI ln đặt trong mối quan hệ với định hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính thường tập trung vào chính sách thuế như: Thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:

– Miễn thuế vốn: Chính phủ khơng thu thuế trên các khoản chuyển nhượng hay phần

kiếm được từ cổ phiếu.

– Miễn giảm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Sau khi kinh doanh có lãi, trong một thời gian các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi không phải nộp thuế. Sau một thời gian miễn thuế, các nước tiến hành giảm thuế.

Để phục vụ các chiến lược và định hướng chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống chính sách về thuế tiếp tục được cải cách với thay đổi quan trọng nhất là giảm thuế suất thuế phổ thông. Cụ thể, mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế TNDN theo xu hướng giảm từ 28% trong giai đoạn 2001-2008 xuống còn 25% trong giai đoạn 2009-2013, 22% trong giai đoạn 2014-2015 và 20% từ ngày 01/01/2016…

Hiện nay, mức thuế suất ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như cơng nghệ thơng tin, phần mềm, năng lượng tái tạo, lĩnh vực bảo vệ mơi trường...

– Miễn giảm các loại thuế thu nhập khác.

Chính phủ cho phép các nhà đầu tư không phải nộp các khoản thuế địa phương như thuế doanh thu, lợi tức.Ngành được miễn giảm có thể là ngành định hướng xuất khẩu, hay ngành thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước

– Miễn giảm thuế hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu (vốn).

Chính phủ khơng thu thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất (bao gồm máy móc và các linh kiện, phụ tùng thay thế, nguyên nhiên vật liệu) phục vụ các ngành khuyến khích như ngành hướng vào xuất khẩu, hay các ngành thực hiện chiến lược hố cơng nghiệp đất nước, các dự án khuyến khích đầu tư.

3. Miễn thuế hải quan

Doanh nghiệp cũng có thể được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

+ Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để tạo tài sản cố định cho một số dự án nhất định theo quy định của pháp luật.

+ Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu với nước ngoài.

+ Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trực tiếp dịch vụ sản xuất các sản phẩm phần mềm.

+ Hàng hóa nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật.

→ Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số luật thuế thân thiện với quốc tế doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, đây là một bước tiến quan trọng để khuyến khích các cơng ty nước ngồi để thành lập cửa hàng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo PHÂN TÍCH sức hấp dẫn của THỊ TRƯỜNG hb tại VIỆT NAM với DOANH NGHIỆP CJ OLIVE YOUNG (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w