1. Về chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT
Theo Khoản 1 Điều 111 BLTTDS 2015 quy định “cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 (Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích cơng cộng và lợi ích của Nhà nước) của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tịa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT” trong khi đó tại Điều 134 BLTTDS lại quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này kiến nghị Tòa án áp dụng BPKCTT. Như vậy, điều này làm cho các chủ thể không nắm chắc được rằng sẽ phải yêu cầu hay dùng văn bản kiến nghị Tịa án áp dụng BPKCTT. Do khơng nắm chắc như thế nên sẽ gây ra mâu thuẫn giữa hai điều luật cụ thể như khi gửi đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT thì khi cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu không đúng và gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường tại Khoản 1 Điều 113 BLTTDS 2015. Nhưng khi kiến nghị như Điều 134 BLTTDS 2015 thì khi gửi yêu cầu khơng đúng thì khơng phải bồi thường vì tại Điều 134 khơng quy định trách nhiệm bồi thường. Do đó, cần sửa đổi để có quy định thống nhất về quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Điều 111 và Điều 134 BLTTDS 2015.
2. Về thủ tục áp dụng BPKCTT
Tuy nhiên, việc áp dụng trình tự, thủ tục này trên thực tế phát sinh một số khó khăn, vướng mắc sau:
Về việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT: Khi người yêu cầu áp dụng BPKCTT khơng đúng thì Tịa án u cầu họ sửa đổi, bổ sung đơn. Tuy vậy, BLTTDS chưa quy định rõ thời hạn tối đa cho việc sửa đổi, bổ sung nên việc ấn định thời gian sửa đổi, bổ sung của mỗi Tòa án là khác nhau. Như vậy gây ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích của những người bị yêu cầu trong trường hợp người đưa ra yêu cầu áp dụng mà khơng có căn cứ rõ ràng. Do đó, cần sửa đổi là phải ấn định thời gian tối đa việc thực hiện sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT, nếu hết thời gian ấn định mà người yêu cầu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu của Tịa án thì Tịa án trả lại đơn u cầu kèm chứng cứ. Về thủ tục gửi quyết định không áp dụng BPKCTT sang cho Viện kiểm sát: Theo Khoản 2 Điều 139 BLTTDS 2015 chỉ quy định Tòa án gửi quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp Tịa án khơng đưa ra quyết định áp dụng BPKCTT thì Viện kiểm sát khơng thể phán đốn được hành động khơng đưa ra quyết định của Tịa án là đúng hay không. Cụ thể như Điểm a Khoản 2 Điều 133 BLTTDS 2015 thì chỉ quy định trường hợp nếu khơng chấp nhận u cầu thì Thẩm phán phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu nhưng lại khơng có quy định rằng phải thơng báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp nên như thế Viện kiểm sát trong trường hợp này khó có thể thực hiện quyền kiến nghị của mình theo Điều 140 BLTTDS 2015. Để việc giải quyết quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT giữa Tòa án và Viện kiểm sát theo chiều hướng khách quan hơn thì BLTTDS phải bổ sung thêm quy định về việc phải thông báo về đưa ra hay không đưa ra quyết định về việc giải quyết yêu cầu của Tòa án cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
1.3. Về căn cứ hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT
Theo các khoản 2, 3 Điều 138 BLTTDS 2015, khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 138 BLTTDS 2015:
“2. Trường hợp hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại chứng từ bảo
lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá quy định tại Điều 136 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này.
3. Thủ tục ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Trường hợp đã có bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phân cơng giải quyết.”
Do chưa có sự phân chia thủ tục hủy bỏ áp dụng BPKCTT đối với các căn cứ, lý do khác nhau thì khi hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT đối với các căn cứ, lý do khác nhau nên bất kể căn cứ, lý do hủy bỏ là gì thì thủ tục hủy bỏ cũng áp dụng như nhau. Do thủ tục như nhau nên khi có trường hợp đơn yêu cầu thiếu nội dung, tài liệu, chứng cứ chưa đủ thì Tịa án xem xét, u cầu sửa đổi nội dung, cung cấp bổ sung tài liệu chứng cứ. Tuy vậy, có một số trường hợp căn cứ, lý do hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT, Tịa án có thể xem xét và tự nhận biết rằng trường hợp đó khơng cần phải sửa đổi nội dung, có thêm tài liệu, chứng cứ bổ sung. Như vây, sẽ làm mất thời gian của cả đôi bên khi trường hợp đó có thể hủy bỏ ngay nhưng cần phải làm theo thủ tục dài dòng.
Để khắc phục hạn chế trên thì, cần sửa đổi, bổ sung việc phân chia thủ tục hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT thành hai trường hợp có yêu cầu của đương sự: Trường hợp thứ nhất, Tịa án khơng thể biết căn cứ, lý do hủy việc áp dụng BPKCTT nếu chỉ dựa vào hồ sơ vụ án, quy định pháp luật mà để biết được căn cứ hủy việc áp dụng BPKCTT phải dựa trên yêu cầu của đương sự và tài liệu, chứng cứ kèm theo, trong trường hợp này, thủ tục hủy bỏ áp dụng như thủ tục áp dụng BPKCTT. Trường hợp thứ hai, Tòa án tự hủy bỏ là không cần theo như thủ tục áp dụng BPKCTT đối với những trường hợp có một số căn cứ, lý do cho việc hủy bỏ áp dụng BPKCTT mà Tòa án đã xác định được khi dựa vào hồ sơ vụ án, quy định pháp luật.