THỰC TIỄN TẠI TÒA.

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật tố tụng dân sự sưu tầm bản án có áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và phân tích việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án đó (Trang 37 - 40)

Q trình giải quyết vụ án, phía ngun đơn có đơn yêu cầu giám định chữ ký của bà Nguyễn Thị H1 trong các biên nhận nợ, đồng thời có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” là quyền sử dụng đất do bà Nguyễn Thị H1 và ông Nguyễn Văn B đứng tên tại thửa số 69, TBĐ số 65, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH03637 do Ủy ban nhân dân quận B cấp ngày 11/6/2015. Yêu cầu này của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận bằng Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2020/QĐ- BPKCTT ngày 10/4/2020. Và sau đó được thay đổi bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời là “Phong tỏa số tiền 600.000.000 của bà Nguyễn Thị H1...theo số tài khoản 236134339 tại Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh Cần Thơ, Phịng giao dịch An Thới”

Tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa số tiền 600.000.000 đồng của bà Nguyễn Thị H1 theo số tài khoản 236134339 tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ, Phòng Giao dịch An Thới, theo quyết định Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2020/QĐTĐ-ADBPKCTT ngày 31/7/2020 và quyết định Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 01/2020/QĐ-BPBĐ ngày 09/4/2020, để đảm bảo thi hành án. Các quyết định nêu trên sẽ được xem xét giải tỏa tại giai đoạn thi hành án, khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Phân Tích :

Theo nội dung vụ án , Bà H có yêu cầu Tòa án sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là “ phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ “ tài sản mà bà H yêu cầu phong tỏa ở đây là quyền sử dụng đất do bà Nguyễn Thị H1 và ông Nguyễn Văn B đứng tên tại thửa số 69, TBĐ số 65, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH03637 do Ủy ban nhân dân quận B cấp ngày 11/6/2015 . Cắn cứ theo khoản 1 điều 111 BLTTDS2015 “1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh

gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.” Khoản 11 điều 114 BLTTDS 2015 “ 11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. “ Và điều 126 BLTTDS 2015 “ Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong q trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. “ Thì bà H có quyền u cầu Tịa án sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là đúng với quy định của pháp luật và đã được Tòa án chấp nhận bằng Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2020/QĐ-BPKCTT ngày 10/4/2020.

Nhưng ở đây trong miếng đất này thì người đứng tên là bà H1 và ông B mà ông B trong trường hợp này khơng hề ký hoặc có chữ ký nào trong biên nhận nợ của bà H và bà H1 vì thế nên khơng có cơ sở để tuyên buộc trách nhiệm liên đới của ông B về việc trả số tiền mà bà H yêu cầu . Vì vậy việc Tòa án thay đổi bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời là “Phong tỏa số tiền 600.000.000 của bà Nguyễn Thị H1...theo số tài khoản 236134339 tại Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh Cần Thơ, Phòng giao dịch An Thới” là đúng với pháp luật căn cứ theo điều 112 và điều 137 BLTTDS 2015 .

Điều 112. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Điều 137. Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khi xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng khơng cịn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật tố tụng dân sự sưu tầm bản án có áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và phân tích việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án đó (Trang 37 - 40)