Đánh giá sự tiến bộ của từng nhóm viênn

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC HÀNH môn CÔNG tác xã hội NHÓM CTXH NHÓM với NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG tủy SỐNG tại BỆNH VIỆN HUYỆN VIỆT yên (Trang 32 - 36)

3. DUY TRÌ NHÓM

3.3.1 Đánh giá sự tiến bộ của từng nhóm viênn

1 Đặng Thị B (37 tuổi):

Với buổi 1 đầy sự bở ngỡ, ngại ngùng, sức khỏe yếu khơng thể nói chuyện và cử động tay.

Buổi 2 cơ e dè, lúng túng, có phần tích cực với hoạt động ném bóng, cười ngượng khi được thành viên nam trong nhóm chia sẻ phần thưởng.

Buổi 3 cơ đã vui vẻ trị chuyện với thành viên trong nhóm, tâm sự với tất cả mọi người thơng qua bức tranh mong muốn của mình sau khi rời Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, sức khỏe của cô cũng đã tốt hơn rất nhiều.

Buổi 4 cơ tự tin trước đám đơng, cười nói vui vẻ, tự nhiên khi tham gia hoạt động, tự tin bày tỏ tình cảm với các nhóm viên khác và NVCTXH.

2 Vy Ngọc H (24 tuổi) :

Từ buổi đầu tiên hoạt động nhóm anh đã thể hiện mình là một người lạc quan, tự tin và anh được các thành viên trong nhóm ủng hộ làm nhóm trưởng.

Buổi 2 anh ln là người cỗ vũ mọi người hoạt động, động viên các thành viên trong nhóm cũng như chính mình mạnh mẽ chống chọi với bệnh tật.

Buổi thứ 3 anh lại là người đầu tiên đến buổi hoạt động, dùng tiếng hát của mình để khuấy động chương trình và mang đến niềm vui cho tất cả nhóm viên.

Buổi 4 anh ln là người chủ động giao tiếp và mang lại tiếng cười cho mọi người, tích cực góp vui cho buổi sinh hoạt.

3 Trần Tuấn A (35 tuổi) :

Ngay từ buổi 1 anh đã là người vô cùng vui vẻ, tuy nhiên anh không chủ động tham gia trị chơi mà có ý lẩn tránh, nhờ bệnh nhân khác thay mình tham gia. Buổi 2, anh đã hưởng ứng cũng như tích cực tham gia hoạt động của nhóm sinh viên phổ biến, anh nhường phần quà của mình dành được cho thành viên trong nhóm có sức khỏe yếu hơn mình, giao tiếp nhiều hơn.

Buổi 3 tuy chân anh khó di chuyển và cần sự hỗ trọ của xe lăn nhưng anh sẵn sàng cho Nhóm sinh viên mượn xe để hỗ trợ di chuyển cho bệnh nhân khó đi lại hơn anh để cùng được tham gia hoạt động của nhóm, nhiệt tình trong chia sẻ câu chuyện của bản thân, động viên tinh thần cho các nhóm viên khác.

Buổi 4 từ một thành viên khơng chủ động nay anh đã xin hát tặng cả nhóm bài hát, động viên cũng như dành nhiều lời chúc cho thành viên trong nhóm.

4 Lê Trọng P (25 tuổi) :

Buổi đầu tiên, anh ln tích cực tham gia trị chơi giải câu đố mà nhóm sinh viên đưa ra, tuy nhiên anh khơng vui vẻ và trị chuyện với các thành viên bên cạnh mà chỉ tương tác với người điều phối.

Buổi 2 anh đã chủ động nhận xét những thành viên còn lại, tự tin chia sẻ sở thích và sở ghét của bản thân, anh bảo rằng sau buổi 1 anh rất mong chờ đến buổi thứ 2 để được tiếp tục vui chơi, trờ chuyện cùng những nhóm viên khác.

Buổi 3, anh thẳng thắn chia sẻ về mong muốn sau khi được trở về nhà của anh, cỗ vũ tinh thân cho nhóm viên khác khi họ xúc động nói lên mong muốn của mình và khó khăn khi bị bệnh.

Buổi 4 anh chia sẻ nhiều hơn, nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ xe lăn cho nhóm viên khó khăn đi lại hơn mình, dành nhiều lời động viên cho mọi người.

5 Phạm Thị T (32 tuổi) :

Do mắt chị khơng nhìn thấy nên buổi 1 chị khơng nói chuyện, chỉ nói khi được Nhóm sinh viên hỏi tới và cần sự giúp đỡ của chồng.

Buổi 2 chị cười khi được trưởng nhóm hát tặng, và chủ động nói ra điều mình thích và ghét nhất, bằng sự giúp đỡ của nhóm sinh viên và cỗ vũ của các thành viên trong nhóm chị nhiệt tình tham gia hoạt động cùng mọi người.

Buổi 3, chị sẵn sàng chia sẻ câu chuyện chị mong muốn sau khi ra viện, cám ơn mọi người và cổ vũ mọi người cùng nhau vượt qua bệnh tật và được trở về với gia đình.

Buổi 4 chị vui vẻ cười đùa với thành viên trong nhóm, làm thơ, dung lời bài hát để cám ơn nhóm sinh viên CTXH.

6 Nguyễn Thị D (43 tuổi) :

Buổi 1 chị ln buồn bã, khơng nói chuyện, mời cơ nói cơ cũng chỉ nói rất nhỏ, dễ xúc động.

Buổi 2 chị đã chủ động hơn trong chia sẻ câu chuyện với mọi người, tích cực tham gia hoạt động của nhóm và vui vẻ hơn.

Buổi 3 với những hoạt động của nhóm sinh viên, tình cảm chân thật giữa các nhóm viên với nhau chị đã cười nhiều hơn, tích cực hơn.

Buổi 4 chị đã hòa đồng với thành viên khác trong nhóm, vui vẻ, tự tin phát biểu và dành lời chúc cho tất cả mọi người nói chùng và nhóm nói riêng.

7 Trần Văn T:

Buổi 1 do tuổi ông cao ( 69 tuổi ) sức khỏe của ông lại yếu nên ông chỉ tham gia buổi hoạt động 1 thời gian ngắn.

Buổi 2, ơng cũng tự tin nói vê sở trường của mình, nhận xét những lời tích cực cho các thành viên khác, chủ động tham ra hết buổi 2.

Buổi 3 ông vui vẻ, cởi mở nói ra mong muốn của bản thân sau khi ra viện, hát tặng mọi người những bài hát ý nghĩa.

Buổi 4 ông chủ động di chuyển đến buổi sinh hoạt, ơng cám ơn các nhóm viên đã cùng ơng có những buổi sinh hoạt ý nghĩa, dành nhiều lời cám ơn cũng như lời chúc đến nhóm sinh viên CTXH.

8 Nguyễn K (66 tuổi) :

Buổi 1 ông không nói chuyện nhiều , tích cực tham gia trị chơi và dành được 2 phần thưởng,do ông mới vào viên chưa lâu nên chưa quen biết nhiều người trong bệnh viện, sau khi khuyến khích ơng chia sẻ với nhóm viên chưa có q nhưng vì chưa quen biết nên ơng đã khơng chia.

Buổi 2 ơng đã tích cực chơi trị chơi như buổi 1 và lần này ông đã chia sẻ cho nhóm viên khác, ơng cũng vui vẻ, hịa đồng.

Buổi 3 ông cũng tự tin chia sẻ mong muốn của bản thân sau khi được ra viện, ông xúc động và dành nhiều lời cám ơn đến với thành viên khác và nhóm sinh viên.

Buổi 4 ơng nhiệt tình tham gia hoạt động, vui vẻ trị chuyện với nhóm, hát tặng những bài hát ý nghĩa tọa bầu khơng khí tích cực cho buổi sinh hoạt.

9 Lê Văn D (59 tuổi) :

Từ buổi 1 ơng D chỉ nói chuyện với người ơng quen biết tư trước, khơng tích tham gia trị chơi có thưởng.

Buổi 2 ơng đã nhiệt tình hơn khi tham ra vui chơi với nhóm, và rất muốn dành phần thắng về cho đội của mình, vui vẻ ,cám ơn khi được phần thưởng chiến thắng từ Ban tổ chức, trò chuyện niềm nở với tất cả mọi người trong nhóm.

Buổi 3 bằng những tình cảm có từ trước với 1 số thành viên nên buổi này ông vui vẻ hơn nhiều, chia sẻ cho mọi người về điều mình mong muốn một cách tích cực, tham gia nhiệt tình đến cuối cùng của buổi sinh hoạt dù sức khỏe ông không được tốt.

Buổi 4 ông chủ động đến tham gia buổi sinh hoạt, viết tặng nhóm sinh viên những lời thơ ý nghĩa, dành những lời động viên tới thành viên nhóm.

=>Tất cả thành viên trong nhóm đều có sự thay đổi tích cực sau từng buổi hoạt

động nhóm, từ những người bệnh chỉ chào hỏi nhau tại phịng bệnh thì nay họ đều đã chủ động câu chuyện của mình với nhau, cùng nhau khóc, cùng nhau

cười, cùng cỗ vũ nhau, động viên nhau vượt qua bệnh lý mà mình đang gặp phải.

3.3.2.Lý giải những nguyên nhân gây khó khăn:

Nhóm viên sau khi tập vật lí trị liệu thường rất đau và mệt nên hoạt động nhóm theo đó sẽ bị trầm xuống trong khoảng thời gian đầu, nhóm viên ít giao tiếp với nhau.

Nhóm viên có người khó khăn về nghe nói như cơ Đặng Thị B hay chị Phạm Thị T khó khăn về nhìn do ảnh hưởng của thuốc nên cản trở rất nhiều trong quá trình hoạt động.

Một phần nữa là do mọi người vẫn ngại ngùng rụt rè, chưa mở lịng dẫn đến hoạt động nhóm khơng đạt được tương tác cao. Ngoài ra, địa điểm thực hiện hoạt động nhóm là tại sân vườn trước trung tâm Phục hồi chức năng tập trung rất nhiều người qua lại khiến cho thân chủ càng thấy e ngại, mặc cảm khơng muốn ra ngồi.

Khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân

Ngoài chấn thương tủy sống cịn tồn tại nhiều bệnh lí khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC HÀNH môn CÔNG tác xã hội NHÓM CTXH NHÓM với NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG tủy SỐNG tại BỆNH VIỆN HUYỆN VIỆT yên (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w