Sơ đồ nhân sự công ty tnhh mtv cao su dầu tiếng

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC tập QUÁ TRÌNH và THIẾT bị CÔNG NGHỆ tại CÔNG TY TNHH sản XUẤT THƯƠNG mại NHỰA CHỢ lớn (Trang 25)

1.2 .Vị trí địa lý

1.10. Sơ đồ nhân sự công ty tnhh mtv cao su dầu tiếng

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU BẾN SÚC 2.1. Tổng quan về nhà máy chế biến Cao su Bến Súc

Tháng 4/1996, công ty đầu tư xây dựng nhà máy Bến Súc với diện tích 13,08 ha đến tháng 12/1996 hoàn thành và đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất mủ cốm với cơng suất lị sấy 4 tấn/giờ.

Tháng 12/1997, tiếp tục đầu tư tại khuôn viên nhà máy Bến Súc dây chuyền sản xuất mủ ly tâm với công suất 6000 tấn/năm, trang bị máy ly tâm của Westfalia theo cơng nghệ của Đức. Xưởng ly tâm được hồn thành vào tháng 12/1998.

Tháng 6/2003, nhằm mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm tại nhà máy Bến Súc khởi cơng xây dựng xưởng sản xuất mủ Skim Block (một phụ phẩm của ly tâm) với cơng suất 1500 tấn/năm và hồn thành vào tháng 1/2006 [8].

2.2. Vị trí địa lý

Nhà máy chế biến Cao su Bến Súc nằm tại Ấp Gò Mối, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương [8].

2.3. Mục tiêu của nhà máy Bến Súc

Nhiệm vụ: sơ chế mủ cốm, mủ ly tâm, skim block, xử lý nước thải luôn phải đạt loại A do nhà nước ban hành.

Tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng nước 30%.

Áp dụng duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, quản lý môi trường ISO 14001 theo phiên bản 2015 trong quản lý và sản xuất.

Không ngừng cải tiến hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Mặc dù nhà máy chế biến cao su Bến Súc có nhiều thuận lợi phát triển nhưng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn (thời tiết, tuổi cây, chất lượng mủ, thổ nhưỡng, kinh nghiệm của công nhân,...) nhưng nhờ sự nỗ lực cố gắng khơng ngừng nghỉ của tồn thể

cán bộ, kỹ sư, công nhân mà cơng ty nói chung và nhà máy nói riêng đã gặt hái được nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh [8].

2.4. Nội quy của nhà máy

Công nhân đi làm đúng giờ, trang phục gọn gàng, đúng quy định.

Tuyệt đối chấp hành đúng kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp, nội quy an toàn lao động và bảo hộ lao động.

Nghiêm cấm công nhân:

Uống rượu trước khi vào làm việc.

Đeo các loại nữ trang, đồng hồ khi làm việc. Hút thuốc và xả rác bừa bãi nơi làm việc. Không:

Tổ chức uống rượu, đánh bài trong Nhà máy.

Đi lại lộn xộn, đùa giỡn nơi làm việc, nằm ngủ dựa, gác chân lên thành phẩm và thiết bị.

Đánh nhau gây mất trật tự nơi làm việc

Tuyên truyền, đồn nhảm gây mất đoàn kết nội bộ.

Sử dụng, bảo quản, giữ gìn tốt trang thiết bị, dụng cụ làm việc, tài sản được giao.

Phương tiện đi lại, xe máy để đúng nơi quy định, không để ở nơi làm việc, trong kho [8].

2.5. Tình hình sản xuất và cơng tác chế biến 2.5.1. An tồn lao động và vệ sinh

2.5.1.1. An toàn lao động

Chấp hành nghiêm các quy định về an tồn lao động, phịng chống cháy nổ do công ty và pháp luật quy định. Tuân thủ các quy định sử dụng máy móc, trang thiết bị, phương tiện… và các tiêu chuẩn về an toàn lao động của đơn vị.

Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quy trình an tồn lao động. Giữ gìn bảo quản các trang thiết bị, phịng thí nghiệm. Phịng hộ lao động, phòng chống cháy nổ, đồng thời sử dụng đúng quy định, đúng mục đích và có hiệu quả.

Sử dụng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu trong sản xuất, chấp hành đúng chế độ bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị nơi làm việc.

Thơng báo hoặc treo biển báo ở những nơi dễ xảy ra tai nạn lao động.

Trường hợp khi làm việc nếu phát hiện máy móc, thiết bị có nguy cơ gây ra tai nạn lao động thì người lao động được quyền ngưng làm việc và phải báo cáo cho người có trách nhiệm để có biện pháp khắc phục. Người có trách nhiệm khi nhận được thơng tin phải kiểm tra ngay và có biện pháp khắc phục kịp thời, nếu ngồi khả năng thì phải báo cho giám đốc công ty xử lý. Sau khi đã khắc phục được nguy cơ gây ra tai nạn thì người lao động phải tiếp tục trở lại vị trí làm việc.

Trước khi đóng cửa rời khỏi cơ quan, đơn vị thì người lao động có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện kiểm tra các biện pháp an toàn về điện, nước và thiết bị khác (ví dụ như máy vi tính, máy fax, máy in...).

Hằng năm, người lao động làm việc tại công ty được tổ chức khám sức khỏe định kỳ (1 lần/năm) theo điều 7 nghị định 06/CP ngày 20/01/ 2005 [8].

2.5.1.2. Vệ sinh lao động

Phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, các cơng trình cơng cộng, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho hàng, …

Đảm bảo vệ sinh y tế trong chế biến thức ăn và nước uống cho người lao động [8].

2.5.2. Phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Nhiều năm qua, các cấp lãnh đạo công ty luôn quan tâm tới cơng tác PCCC. Tính đến nay cơng ty đã trang bị 3 xe chữa cháy chuyên dùng, các nhà máy đều có hệ thống chữa cháy bán tự động, trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy, bình cứu hoả các loại.

Nhiều năm qua, trên địa bàn cơng ty khơng có vụ cháy nào xảy ra gây thiệt hại tài sản.

Lập các ban chữa cháy và lên kế hoạch ứng phó với cháy nổ. Đặt báo động, thiết bị báo cháy tại các kho hàng, kho hóa chất. Chữa cháy vách tường, đường ống dẫn nước vách tường.

Đối các thiết bị điện, dùng bình chữa cháy CO2 vật thơng thường thì dùng Calcium,.... [8].

2.6. Nguồn năng lượng và xử lý nước thải của nhà máy2.6.1. Nguồn năng lượng 2.6.1. Nguồn năng lượng

Là một nhà máy sản xuất mủ với công suất lớn và vô cùng hiện đại, nguồn năng lượng rất được nhà máy quan tâm và đầu tư.

Gas LPG sử dụng cho lò đốt cung cấp nhiệt cho buồng sấy.

Điện 220V lấy từ lưới điện quốc gia, dầu diesel sử dụng cho xe cẩu hàng, máy phát điện, …

Nước: nhà máy có trạm bơm với cơng suất 150 m3/h sau đó được lọc qua bể lọc có dung tích 4000 m3 sau đó đưa vào sử dụng.

Với vị thế là nhà máy sản xuất mủ cao su hàng đầu Việt Nam, nhà máy Bến Súc đang có kế hoạch đưa vào sử dụng pin năng lượng mặt trời làm nguồn cung cấp năng lượng chính cho tồn nhà máy nhằm vừa tiết kiệm nguồn năng lượng điện vừa thân thiện với mơi trường [8].

2.6.2. Xử lí nước thải

Mơi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam cũng khơng ngoại lệ khi đất nước ta đang tiến vào thời kì đổi mới thời kì cơng nghiệp hố – hiện đại hoá với ngành cao su là ngành mũi nhọn của nước ta.

Hệ thống xử lý nước thải được đầu tư có cơng suất lên tới 2000 m3 một ngày đêm.

Hiện nay, nhà máy chế biến cao su Bến Súc đang sử dụng hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh (bùn hoạt tính).

Nước thải của các xưởng được đưa đến bể gạn ( bể gạn có sức chứa lên đến 8000 m3 ). Sau đó, được đưa đến bể điều hịa, bể tuyển, bể vi sinh.

Quy trình xử lý nước thải: thiếu khí 1 → thiếu khí 2 → hiếu khí 1 → hiếu khí 2 → lắng → xử lý → tái sử dụng (xem hình 2.1) [4].

2.6.2.1. Thuyết minh quy trình cơng nghệ xử lý nước thải

a) Mương dẫn nước thải trong phân xưởng sản xuất mủ ly tâm

Nhập chung 3 dịng thải từ q trình sản xuất mủ ly tâm, mủ skim và nước thải rửa máy ly tâm vào một mương chung (nhằm tách dòng nước thải rửa máy ly tâm mủ ra khỏi mương dẫn nước rửa xe). Tạo dốc 1% từ phân xưởng ra đầu mương tách mủ ly tâm.

b) Mương và bể tách mủ nước thải rửa xe

Mương và bể tách mủ nước thải rửa xe hiện hữu có chức năng gạn và tách mủ từ quá trình rửa xe. Nước thải sau khi qua mương và bể gạn sẽ đổ về hồ bơm và được bơm về bể đệm.

c) Bể gạn mủ (bẫy mủ)

Nước thải mủ ly tâm, mủ skim, mủ cốm từ quá trình sản xuất và rửa máy, từ phân xưởng sản xuất sẽ được dẫn bằng mương chung ra mương tách mủ đã được cải tạo. Do có cấu tạo ziczag hướng dịng nước đi lên và đi xuống, nhờ vậy lượng mủ nổi lên trên và các bông cặn cao su nổi trên bề mặt sẽ được loại vớt bỏ hàng ngày bằng thủ công nhằm hạn chế phát sinh mùi và nghẹt các lỗ thông. Sau khi qua bể gạn mủ, dòng nước thải mủ sẽ được chảy qua bể trung gian, từ đây nước sẽ được bơm qua bể điều hòa.

d) Bể điều hòa

Chức năng của bể điều hịa là để điều hịa lưu lượng ơ nhiễm có trong nước thải của nhà máy, có lúc ơ nhiễm nhiều, có lúc ơ nhiễm ít nhưng cả 2 đều được trộn lẫn với nhau để nước ơ nhiễm nó lỗng ra rồi vô bể tuyển nổi .

Chức năng của bể tuyển nổi dùng để tách chất rắn lơ lửng ra khỏi nước đối với những cặn có tỷ trọng nhỏ so với nước vì loại cặn này có khả năng lắng kém. Nhờ vào sự hình thành các vi bọt, các vi bọt này kết dính vào bề mặt các bơng cặn nên tạo ra các bọt khí. Hỗn hợp này có tỉ trọng nhỏ hơn nước nên nổi lên bề mặt và được cơ cấu cơ khí gạt bỏ ra ngồi. Nghĩa là làm giảm nổng độ COD đầu vào, tạo điều kiện thuận lợi cho q trình xử lý sinh học hiếu khí phía sau. Nước thải sau đó tự chảy qua bể thiếu khí.

f) Bể thiếu khí 1,2

Các vi sinh khơng có đủ oxy để sử dụng nên chúng phải phân giải O2 từ các hợp chất muối nitrat. Do đó, tại bể thiếu khí O2 bị phân giải và chỉ cịn lại nitơ. Sau đó, nước thải được đưa đến bể hiếu khí.

g) Bể hiếu khí 1,2

Trong bể hiếu khí, nước thải sẽ được khuấy trộn liên tục bằng các máy sục khí bề mặt được gắn cố định trên phao. Máy khuấy trộn được sử dụng với mục đích là cung cấp oxy cho các vi sinh sử dụng để chúng giải phóng hết nitơ khỏi nước thải. Sau q trình, sẽ có một phần bùn non được hồn lưu trở lại bể thiếu khí để đảm bảo có đủ

vi sinh dùng cho bể thiếu khí.

h) Bể lắng

Nước thải sau khi qua bể hiếu khí 2 sẽ được chảy đến bể lắng. Tại bể lắng, với tốc độ chuyển động dịng nước thích hợp, trong bể sẽ xảy ra hiện tượng lắng ngang. Lúc này, phần bùn già sẽ lắng xuống đáy còn phần bùn non nằm phía trên bề mặt bể lắng. Từ đây phần bùn non có chứa vi sinh được bơm hút tuần hồn về bể hiếu khí 2 và phần bùn già sẽ được đưa đến bể khử trùng để xử lý.

Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa nhiều vi khuẩn. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải là vi trùng gây bệnh, nhưng trong q trình xử lý khơng thể loại bỏ tất cả các vi trùng gây bệnh đó. Vì vậy nước thải đầu ra nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một vài vi khuẩn gây bệnh nào đó. Vì vậy, trước khi xả ra mơi trường, một lượng hóa chất nước Javen được châm vào trước bể sục khí để tiêu hủy các vi khuẩn trong dịng nước ra. Bên cạnh đó, COD và các chất ơ nhiễm đặc biệt là Amoniac phản ứng hóa học chuyển hóa thành các chất khí N2, CO2, H2O, các chất khí này được giải phóng khỏi nước thải nhờ hệ thống sục khí.

j) Bồn lọc áp lực

Nước thải đầu ra hầu như đã sạch các chất hữu cơ, nhưng vẫn cịn một lượng cặn lơ lửng cịn sót lại trong nước thải, vì vậy bồn lọc áp lực với vật liệu lọc là cát mịn được đề xuất để loại bỏ triệt để các chất hữu cơ và cặn lơ lửng, đảm bảo cho nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép. Quá trình rửa lọc được thực hiện theo quy trình này, nước sau khi rửa lọc được dẫn về bể tiếp nhận. Nước sau khi qua bể lọc đạt tiêu chuẩn xả thải, có thể xả ra nguồn tiếp nhận.

k) Bể chứa bùn

Bùn dư được lấy ra từ bể lắng và bể DAF, được đưa đến bể chứa bùn. Bể chứa bùn được cải tạo từ bể sinh học cũ. Mục đích của bể này là làm giảm thể tích của bùn khi đưa đến máy ép bùn, có nghĩa rằng tăng nồng độ bùn rắn trong bùn lỏng từ 1% lên 5%. Điều này đồng nghĩa việc giảm khối lượng nước đi vào mày ép bùn.

l) Hệ thống tách nước ra khỏi bùn

Bùn nén từ bể thu bùn sẽ được chuyển đến máy ép bùn để loại bỏ nước. Trước khi đến máy ép bùn, bùn sẽ được trộn với polymer trong bể phản ứng để tăng hiệu quả nén. Áp suất được tạo ra bởi máy ép bùn sẽ nén và giảm độ ẩm của bùn. Mày ép bùn

băng tải, vì thế hoạt động liên tục. Bùn khơ được ép lại thành bánh bùn có thể chơn lấp hoặc làm phân bón tùy vào cách xử lý.

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỦ CỐM VÀ MỦ LY TÂM3.1. Giới thiệu về cây cao su 3.1. Giới thiệu về cây cao su

Cây cao su (danh pháp Havea Brasiliensis) là một loại cây thân gỗ có tầm quan trọng kinh tế lớn do chất lỏng tiết ra như nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể được thu nhập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.

Cây cao su có thể cao tới trên 30m cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, sinh trưởng tự nhiên bằng hạt nhựa mủ màu trắng hay vàng trong các mạch nhựa ở vỏ cây, các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân hướng tay phải tạo một góc bằng 300 với mặt phẳng.

Khi cây đạt độ tuổi 6 – 7 năm nếu cây cao su phát triển tốt, quanh thân nó từ 47 trở lên thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ, các vết rạch vng góc với mạch nhựa mủ với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhiều mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su, cây cao su thường được thu hoạch 10 tháng, 2 tháng cịn lại khơng được thu hoạch vì đây là thời gian thay lá, khai thác vào thời điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến sinh lý cây cao su.

Nếu đo trên lơ bình qn, mà mật độ dưới 60% thì khơng mở. Phải từ 65% trên tồn lơ mời bắt đầu mở từ năm thứ 6 nếu khơng thì năm thứ 7 mới mở.

Đưa vào khai thác, khai thác chu kì của nó là mỗi 1 bản (miệng ngửa) chu kì 12 năm, mỗi bản có 6 năm bên này xuống tới gốc xong bắt đầu mở lên mét 3, cạo từ mét 3 trở xuống gốc là 12 năm (hết 1 chu kì cạo miệng ngửa).

Sau đó là chu kì cạo miệng úp, chia thành 4 bản HO1, HO2, HO3, HO4. Năm đầu tiên cạo miệng úp là cạo HO1. Vòng qua năm tiếp là HO2, HO3, HO4. Cứ vòng quanh vậy đến khi xoay tròn cây (12 năm).

Hằng ngày cơng nhân vào lị cao khoảng 2 tiếng, mỗi người cạo trong 1 ngày từ 600 700 cây. Sau khi cạo từ 2 giờ đến 6 giờ hoặc 7 giờ sẽ xong  người ta quay về phần cây cạo ngày hơm qua vệ sinh, bóc mủ tạp cịn lại và úp chén lại để lát sau cạo tiếp. Sau 1 tiếng, thu mủ tạp của ngày hôm trước.

Máng chắn mưa để không bị ướt vào khu vực miệng cạo, vẫn khai thác được khi trời mưa. Người ta khai thác vào buổi tối (2 giờ) vì mạch mủ cây cao su sẽ nở ra khi trời mát trời nóng sẽ co lại vì vậy cạo vào buổi tối sẽ được mủ nhiều hơn.

Bón phân cho cây tăng năng suất:

Năm đầu bón kali, ure, lân trộn đất bón.

Năm 2: phân tổng hợp NPK 16, 16, 8 bón cách gốc 1 (met) bón theo rồi lấp

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC tập QUÁ TRÌNH và THIẾT bị CÔNG NGHỆ tại CÔNG TY TNHH sản XUẤT THƯƠNG mại NHỰA CHỢ lớn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w