Xử lí nước thải

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC tập QUÁ TRÌNH và THIẾT bị CÔNG NGHỆ tại CÔNG TY TNHH sản XUẤT THƯƠNG mại NHỰA CHỢ lớn (Trang 31 - 36)

1.2 .Vị trí địa lý

2.6. Nguồn năng lượng và xử lý nước thải của nhà máy

2.6.2. Xử lí nước thải

Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam cũng khơng ngoại lệ khi đất nước ta đang tiến vào thời kì đổi mới thời kì cơng nghiệp hố – hiện đại hoá với ngành cao su là ngành mũi nhọn của nước ta.

Hệ thống xử lý nước thải được đầu tư có cơng suất lên tới 2000 m3 một ngày đêm.

Hiện nay, nhà máy chế biến cao su Bến Súc đang sử dụng hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh (bùn hoạt tính).

Nước thải của các xưởng được đưa đến bể gạn ( bể gạn có sức chứa lên đến 8000 m3 ). Sau đó, được đưa đến bể điều hịa, bể tuyển, bể vi sinh.

Quy trình xử lý nước thải: thiếu khí 1 → thiếu khí 2 → hiếu khí 1 → hiếu khí 2 → lắng → xử lý → tái sử dụng (xem hình 2.1) [4].

2.6.2.1. Thuyết minh quy trình cơng nghệ xử lý nước thải

a) Mương dẫn nước thải trong phân xưởng sản xuất mủ ly tâm

Nhập chung 3 dịng thải từ q trình sản xuất mủ ly tâm, mủ skim và nước thải rửa máy ly tâm vào một mương chung (nhằm tách dòng nước thải rửa máy ly tâm mủ ra khỏi mương dẫn nước rửa xe). Tạo dốc 1% từ phân xưởng ra đầu mương tách mủ ly tâm.

b) Mương và bể tách mủ nước thải rửa xe

Mương và bể tách mủ nước thải rửa xe hiện hữu có chức năng gạn và tách mủ từ quá trình rửa xe. Nước thải sau khi qua mương và bể gạn sẽ đổ về hồ bơm và được bơm về bể đệm.

c) Bể gạn mủ (bẫy mủ)

Nước thải mủ ly tâm, mủ skim, mủ cốm từ quá trình sản xuất và rửa máy, từ phân xưởng sản xuất sẽ được dẫn bằng mương chung ra mương tách mủ đã được cải tạo. Do có cấu tạo ziczag hướng dịng nước đi lên và đi xuống, nhờ vậy lượng mủ nổi lên trên và các bông cặn cao su nổi trên bề mặt sẽ được loại vớt bỏ hàng ngày bằng thủ công nhằm hạn chế phát sinh mùi và nghẹt các lỗ thông. Sau khi qua bể gạn mủ, dòng nước thải mủ sẽ được chảy qua bể trung gian, từ đây nước sẽ được bơm qua bể điều hòa.

d) Bể điều hòa

Chức năng của bể điều hịa là để điều hịa lưu lượng ơ nhiễm có trong nước thải của nhà máy, có lúc ơ nhiễm nhiều, có lúc ơ nhiễm ít nhưng cả 2 đều được trộn lẫn với nhau để nước ơ nhiễm nó lỗng ra rồi vơ bể tuyển nổi .

Chức năng của bể tuyển nổi dùng để tách chất rắn lơ lửng ra khỏi nước đối với những cặn có tỷ trọng nhỏ so với nước vì loại cặn này có khả năng lắng kém. Nhờ vào sự hình thành các vi bọt, các vi bọt này kết dính vào bề mặt các bơng cặn nên tạo ra các bọt khí. Hỗn hợp này có tỉ trọng nhỏ hơn nước nên nổi lên bề mặt và được cơ cấu cơ khí gạt bỏ ra ngồi. Nghĩa là làm giảm nổng độ COD đầu vào, tạo điều kiện thuận lợi cho q trình xử lý sinh học hiếu khí phía sau. Nước thải sau đó tự chảy qua bể thiếu khí.

f) Bể thiếu khí 1,2

Các vi sinh khơng có đủ oxy để sử dụng nên chúng phải phân giải O2 từ các hợp chất muối nitrat. Do đó, tại bể thiếu khí O2 bị phân giải và chỉ còn lại nitơ. Sau đó, nước thải được đưa đến bể hiếu khí.

g) Bể hiếu khí 1,2

Trong bể hiếu khí, nước thải sẽ được khuấy trộn liên tục bằng các máy sục khí bề mặt được gắn cố định trên phao. Máy khuấy trộn được sử dụng với mục đích là cung cấp oxy cho các vi sinh sử dụng để chúng giải phóng hết nitơ khỏi nước thải. Sau q trình, sẽ có một phần bùn non được hồn lưu trở lại bể thiếu khí để đảm bảo có đủ

vi sinh dùng cho bể thiếu khí.

h) Bể lắng

Nước thải sau khi qua bể hiếu khí 2 sẽ được chảy đến bể lắng. Tại bể lắng, với tốc độ chuyển động dịng nước thích hợp, trong bể sẽ xảy ra hiện tượng lắng ngang. Lúc này, phần bùn già sẽ lắng xuống đáy cịn phần bùn non nằm phía trên bề mặt bể lắng. Từ đây phần bùn non có chứa vi sinh được bơm hút tuần hoàn về bể hiếu khí 2 và phần bùn già sẽ được đưa đến bể khử trùng để xử lý.

Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa nhiều vi khuẩn. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải là vi trùng gây bệnh, nhưng trong q trình xử lý khơng thể loại bỏ tất cả các vi trùng gây bệnh đó. Vì vậy nước thải đầu ra nhưng khơng loại trừ khả năng tồn tại một vài vi khuẩn gây bệnh nào đó. Vì vậy, trước khi xả ra mơi trường, một lượng hóa chất nước Javen được châm vào trước bể sục khí để tiêu hủy các vi khuẩn trong dịng nước ra. Bên cạnh đó, COD và các chất ơ nhiễm đặc biệt là Amoniac phản ứng hóa học chuyển hóa thành các chất khí N2, CO2, H2O, các chất khí này được giải phóng khỏi nước thải nhờ hệ thống sục khí.

j) Bồn lọc áp lực

Nước thải đầu ra hầu như đã sạch các chất hữu cơ, nhưng vẫn còn một lượng cặn lơ lửng cịn sót lại trong nước thải, vì vậy bồn lọc áp lực với vật liệu lọc là cát mịn được đề xuất để loại bỏ triệt để các chất hữu cơ và cặn lơ lửng, đảm bảo cho nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép. Quá trình rửa lọc được thực hiện theo quy trình này, nước sau khi rửa lọc được dẫn về bể tiếp nhận. Nước sau khi qua bể lọc đạt tiêu chuẩn xả thải, có thể xả ra nguồn tiếp nhận.

k) Bể chứa bùn

Bùn dư được lấy ra từ bể lắng và bể DAF, được đưa đến bể chứa bùn. Bể chứa bùn được cải tạo từ bể sinh học cũ. Mục đích của bể này là làm giảm thể tích của bùn khi đưa đến máy ép bùn, có nghĩa rằng tăng nồng độ bùn rắn trong bùn lỏng từ 1% lên 5%. Điều này đồng nghĩa việc giảm khối lượng nước đi vào mày ép bùn.

l) Hệ thống tách nước ra khỏi bùn

Bùn nén từ bể thu bùn sẽ được chuyển đến máy ép bùn để loại bỏ nước. Trước khi đến máy ép bùn, bùn sẽ được trộn với polymer trong bể phản ứng để tăng hiệu quả nén. Áp suất được tạo ra bởi máy ép bùn sẽ nén và giảm độ ẩm của bùn. Mày ép bùn

băng tải, vì thế hoạt động liên tục. Bùn khơ được ép lại thành bánh bùn có thể chơn lấp hoặc làm phân bón tùy vào cách xử lý.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC tập QUÁ TRÌNH và THIẾT bị CÔNG NGHỆ tại CÔNG TY TNHH sản XUẤT THƯƠNG mại NHỰA CHỢ lớn (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w