Giới hạn các chỉ tiêu trong nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC tập PHÂN TÍCH các CHỈ TIÊU TRONG nước SINH HOẠT đơn vị thực tập TRẠM CHẨN đoán xét NGHIỆM và điều TRỊ (Trang 38 - 48)

Tên chỉ tiêu

Màu sắc (*)

Mùi vị (*)

Clo dư ppm Trong khoảng

0,3 -0,5 _ SMEWW 4500 Cl hoặc EPA.1

Tên chỉ tiêu pH (*) Hàm lượng Amoni (*) Hàm lượng Fe tổng số (Fe2+, Fe3+) (*) Chỉ số pecmanganat Độ cứng tính theo CaCO3 (*) Hàm lượng clorua (*) Hàm lượng florua

Tên chỉ tiêu Hàm lượng Asen tổng số Coliform tổng số Ecoli hoặc Coliform chịu nhiệt Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan;

- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước;

- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chảy qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, đường ống tự chảy).

2.4. Phương pháp lấy mẫu, chuẩn bị và bảo quản mẫu [4] [5] [6]

2.4.1. Lấy mẫu

Các nguyên tắc cần được đảm bảo khi lấy mẫu nước:

- Việc lấy và bảo quản, vận chuyển mẫu cần đựơc thực hiện như thế nào để không làm thay đổi hàm lượng của các cấu tử cần xác định hoặc các tính chất của nước.

2.4.1.1. Địa điểm lấy mẫu

Chỗ lấy mẫu nước cần được lựa chọn phù hợp với mục đích của việc phân tích nước. Ngồi ra, cần phải chú ý đến tất cả những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến thành phần của mẫu. Để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt thì mẫu thường được lấy tại vịi của hệ thống chứa nước của các hộ gia đình, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nhà hàng…

2.4.1.2. Bình chứa mẫu

Bình chứa mẫu phải được dán nhãn, ghi đầy đủ các chi tiết như: Tên nguồn nước, nơi lấy, thời gian lấy mẫu (giờ, ngày/tháng/năm), vị trí lấy mẫu, họ tên và chữ ký người lấy mẫu...

Chai thủy tinh bosilicat trong suốt, khơng màu hoặc các bình bằng polyetylen bền vững về mặt hóa học và ít hấp phụ các ion trong nước lên thành bình, nút đậy chắc và kín.

Bình và nút cần được rửa sạch trước khi dùng bằng dung dịch tẩy rửa lỗng, sau đó rửa nhiều lần bằng nước thường và tráng lại từ 2 – 3 lần bằng nước cất 2 lần, cuối cùng đem sấy hoặc để khơ trong khơng khí.

2.4.1.3. Thao tác lấy mẫu

Trước khi lấy mẫu cần có nhãn ghi rõ địa điểm, thời gian, phương pháp lấy mẫu và người lấy mẫu. Mẫu sẽ khơng được phân tích nếu khơng rõ nguồn gốc mẫu. Để nước chảy tự do tối thiểu 5 phút hoặc lâu hơn (đến nhiệt độ nước không đổi) để cho nước chảy với tốc độ dịng khơng đổi trong một qng thời gian nhằm cho ra hết phần nước tĩnh, xả hết nước cũ trong đường ống lấy mẫu trước khi lấy mẫu vào chai.

Tráng chai 3 lần với chính nguồn nước cần lấy mẫu. Cho nước chảy đầy tràn, để cho mẫu tràn ít nhất hai lần thể tích và sau đó đậy nút lại ngay sao cho khơng có khơng

khí ở trên mẫu. Giúp hạn chế tương tác với pha khí và sự lắc khi vận chuyển (để tránh thay đổi hàm lượng cacbon đioxit làm thay đổi pH, sắt ít có xu hướng bị oxi hóa, hạn chế sự thay đổi màu của mẫu…).

Nếu khơng có đường ống lấy mẫu, có thể dùng gầu để lấy mẫu. Khi đó gầu/gáo cần được tráng sạch nhiều lần bằng nước cần phân tích.

2.4.1.4. Đề phịng giảm thiểu nhiễm bẩn mẫu phân tích

Những điều phải đề phịng sau đây trong q trình lấy và lưu giữ mẫu để giảm thiểu nhiễm bẩn mẫu:

- Rửa tay thật kỹ hoặc đeo găng tay dùng một lần;

- Không được hút thuốc lá trong khi lấy mẫu và phải luôn tránh phả hơi thở vào mẫu;

- Không được ăn hoặc uống trong khi lấy mẫu;

- Chỉ sử dụng các bình và vật chứa mẫu do phịng thí nghiệm cung cấp;

- Chỉ sử dụng các thuốc thử do phịng thí nghiệm cung cấp;

- Khơng dùng các thuốc thử quá hạn sử dụng hoặc có mùi khơng bình thường;

- Tránh làm nhiễm bẩn thành bên ngồi của các dụng cụ chứa mẫu;

- Tháo nắp khỏi bình chứa mẫu ngay trước khi lấy mẫu và đặt miệng bình vào

trong một túi sạch vô trùng hoặc vào trong một thùng chứa trong khi mẫu được lấy;

- Không cho vật thể lạ (như nhiệt kế hoặc đầu đo pH) vào bình mẫu dùng để phân tích các chỉ tiêu khác;

- Tránh sử dụng các bộ phận chia mẫu trừ khi có yêu cầu đặc thù;

- Không dùng các thiết bị lấy mẫu bằng kim loại nếu phân tích các kim loại lượng vết;

- Bình đựng mẫu được lưu giữ bảo quản sạch sẽ, đậy nắp hoặc đóng gói cẩn thận trước và sau khi lấy mẫu;

- Nếu có thể, làm lạnh mẫu trước và giữ mẫu trong chỗ tối trước khi vận chuyển.

2.4.2. Vận chuyển mẫu và bảo quản mẫu

2.4.2.1. Vận chuyển mẫu

Các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và làm kín để mẫu khơng bị hỏng hoặc gây mất mẫu trong khi vận chuyển. Vật liệu bao gói phải bảo vệ được các bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài và bị vỡ, đặc biệt là gần các chỗ mở của bình chứa mẫu, và khơng là một nguồn gây nhiễm bẩn. Trong khi vận chuyển, các mẫu cần được bảo quản theo hướng dẫn. Dù mẫu có được phân tích hay khơng thì cần được kiểm tra lại cùng với khách hàng.

2.4.2.2. Bảo quản mẫu

Bảo quản mẫu nước là nhằm duy trì tính chất và tính trạng mẫu trong một khoảng thời gian ngắn trước khi phân tích. Khi phân tích các chỉ tiêu hóa lý, các chất lơ lửng, cặn lắng, tảo và các vi sinh vật khác có thể được loại đi lúc lấy mẫu hoặc lọc mẫu qua giấy, màng lọc, ly tâm. Một số yếu tố vật lý, hoá học có thể ổn định bằng cách thêm hố chất trực tiếp vào mẫu sau khi lấy hoặc vào bình chứa trước khi lấy mẫu.

Tốt nhất mẫu nên được phân tích ngay khi lấy. Nếu khơng thể phân tích ngay trong vịng 1 giờ, phải bảo quản mẫu ở 4 oC không quá 24 giờ. Nếu bảo quản trong thời gian dài nên đông lạnh ở -20 oC . Đối với các chỉ tiêu DO, pH cần phân tích ngay. Sau đó bảo quản mẫu trong điều kiện 4 o

C sau khoảng 20 giờ rồi phân tích tiếp các chỉ tiêu cịn lại.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC tập PHÂN TÍCH các CHỈ TIÊU TRONG nước SINH HOẠT đơn vị thực tập TRẠM CHẨN đoán xét NGHIỆM và điều TRỊ (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w