Một số thông tin về TTCK Việt Nam giai đoạn 2000-2005

Một phần của tài liệu Khóa luận kiểm định mô hình 3 nhân tố fama french trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Số công ty niêm yết 5 5 20 22 26 32

Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu (%GDP) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21 Số lượng công ty chứng khoán 3 8 9 11 13 14 Số tài khoản khách hàng 2908 8774 13520 15735 21616 31316

Nguồn: Học viện Ngân hàng của Nguyễn Thị Thùy Giang

 Giai đoạn 2006-2010: Đánh dấu sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam.

Biểu đồ 2.2: Chỉ số VN-Index trong giai đoạn 2006-2010

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là cột mốc đánh dấu một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 sàn: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm giao dịch Hà Nội và thị trường OTC.

Năm 2006, kỷ lục mới của VnIndex được xác lập ở mốc 809,86 điểm. Tính chung, so với đầu năm , chỉ số VnIndex đã có mức tăng trưởng tới 146%. Đây là mức tăng mà các thị trường thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng.

Luật chứng khốn có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính cơng khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.

VnIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm. Năm 2007, được ghi nhận như là năm thăng hoa nhất của lịch sử 8 năm hoạt động của TTCK.

Những điểm nổi bật của TTCK năm 2008: VnIndex giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng nóng trong năm 2007, đặc biệt vào những tháng cuối năm cũng đưa đến những dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mơ.

Nếu tính từ 1/1/2009 đến hết 31/1/2009 thì VnIndex đã tăng 171,96 điểm, từ 312,49 lên 494,17 tương đương với mức tăng là 58%. Nếu tính từ đáy thấp nhất năm 2009 khi VnIndex ở mốc 234,66 điểm này 24/02/2009 và đỉnh cao nhất ở 633,21 điểm (23/10/2009) thì VnIndex đã tăng 2,69 lần.

Năm 2009 là năm đầu tiên TTCK Việt Nam bắt đầu có sự liên hệ chặt chẽ với TTCK thế giới, là một tín hiệu tích cực vì nó cho thấy TTCK và kinh tế Việt Nam bước đầu trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới chứ khơng cịn là một thị trường độc lập nữa.

Năm 2010: Năm thăng trầm của chứng khoán Việt Nam

 Giai đoạn từ đầu năm đến 22/01/2010: Từ mức đỉnh 543.46 điểm đạt được

700 600 500 400 300 200 100 0 04/01/2011 04/01/2012 04/01/2013 04/01/2014 04/01/2015 VN-Index

Tuy vậy, thanh khoản của thị trường vẫn duy trì ổn định. Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2010 vẫn được nhận định khá lạc quan và NĐT có xu hướng tích lũy cổ phiếu.

 Giai đoạn từ 23/01 đến 06/05/2010: Thị trường phục hồi lên 549.51 điểm

vào ngày 06/05/2010, mức cao nhất trong năm 2010. Trong hơn 3 tháng, chỉ số VN- Index cũng chỉ tăng được 15.1% so với mức đáy thiết lập vào ngày 22/01/2010.

 Giai đoạn sụt giảm từ 07/05 đến 25/08/2010: Sau giai đoạn tăng nóng,

VN-Index điều chỉnh 22.9% xuống 423.89 điểm, mức thấp nhất trong năm 2010. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, áp lực từ Thông tư 13 của NHNN là những nguyên nhân chính khiến thị trường điều chỉnh.

 Giai đoạn đi ngang và bắt đầu xu hướng phục hồi cuối năm: Chứng khoán

thế giới vẫn tiếp tục phục hồi trong giai đoạn này. Trong khi đó, tâm lý NĐT trong nước khá thận trọng trước sự kiện Vinashin và chính sách tiền tệ.

 Giai đoạn 2011-2015: Đánh dấu sự phát triển thị trường theo chiều sâu và

từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế.

Biểu đồ 2.3: Chỉ số VN-Index trong giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: bvsc.com.vn)

TTCK Việt Nam là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2011. TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn vĩ mơ như lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra. Xu hướng suy giảm chiếm ưu thế rõ rệt với HNX-Index giảm 48,6%, VN Index giảm 27,5%. 62% số cổ phiếu trên cả 2 sàn có thị giá dưới mệnh giá.

Năm 2012, TTCK Việt Nam đã có những đợt giảm sâu và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tháng cuối cùng của năm đã cũng đã có một kỳ tốt đẹp. Tháng 1 là tháng có hiệu suất tốt nhất trong năm khi VNIdex tăng 10.36% mở đầu cho 4 tháng đầu năm tăng điểm liên tiên tiếp và tháng 5 trở thành tháng tồi tệ nhất trong năm "Sell May and go away". Tiếp theo đó là những tháng giảm điểm liên tục và đỉnh điểm là ngày 21/08 sự kiện bầu Kiên đã làm cho tháng 8 là tháng mất điểm mạnh trở lại. Trong năm qua, chỉ số VnIndex tăng 18.21%, đóng cửa ở mức 413.73 điểm.

Năm 2013, VN - Index tăng trên 22% trong bối cảnh nền kinh tế trong nước vẫn cịn nhiều khó khăn. Với mức tăng này, TTCK (TTCK) Việt Nam được xếp trong top 10 TTCK có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới.

o TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến khả quan nhờ vào

những tín hiệu ổn định kinh tế vĩ mơ; các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng và các giải pháp tích cực trong lĩnh vực chứng khốn, cụ thể như sau:

 Diễn biến chỉ số giá thị trường: Tính đến ngày cuối của năm 31/12/2013,

chỉ số VN - Index đứng ở 505 điểm, tăng 23% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong trong số 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất và có mức tăng cao so với các thị trường trên thế giới.

 Mức vốn hóa thị trường: Mức vốn hóa vào khoảng 964 nghìn tỷ đồng

(tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP.

 Giá trị giao dịch: Việc kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường,

nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 cũng đã hỗ trợ giúp tăng thanh khoản thị trường. Quy mơ giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.578 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012, tuy nhiên, chủ yếu là nhờ giao dịch

TPCP, bình quân mỗi phiên đạt 1.257 tỷ đồng/ phiên, tăng 90%, (riêng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 1.322 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% so với năm 2012).

TTCK Việt Nam năm 2014 có diễn biến rất khả quan xét về các phương diện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, KLGD và phản ánh khá rõ nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Thị trường phát triển theo chiều hướng tăng trưởng, mặc dù xen kẽ những khoảng điều chỉnh giảm. Chỉ số VN-Index đã lập đỉnh tại mức điểm 640,75 (ngày 3/9) sau gần 6 năm đạt được. Tính đến ngày 08/12/2014, chỉ số VN-Index đạt 571,68 điểm tăng 13,3% so với cuối năm 2013.

Tính đến ngày 08/12/2014, tổng giá trị giao dịch tồn thị trường đạt 1.164 nghìn tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2013; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 5.448 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ bình quân mỗi phiên đạt 2.971 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm 2013.

TTCK Việt Nam năm 2015 trải qua nhiều biến cố thăng-trầm. Đã có lúc, thị trường bứt phá nhờ kỳ vọng nới room, đã có lúc downtrend mạnh bởi sóng gió giá dầu quốc tế, rồi đồng USD, lãi suất....Thị trường khởi đầu với 545,43 điểm và kết thúc năm 2015 ở mức 572,55 điểm.

 Từ tháng 1/2015 đến 05/03: Vnindex tăng mạnh từ 526 điểm và đạt đỉnh

tại 602 điểm. Kì vọng lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mơ kích thích tăng trưởng kinh tế như hiệp định TPP, FTA, Nới room cho NĐT nước ngoài.

 Từ 05/03 đến 18/05: Vnindex điều chỉnh và bước vào xu hướng

Downtrend, giảm từ 602 điểm về mức đáy tại 529 điểm ngày 18/05. Giai đoạn này khiến NĐT nhớ về sự kiện Biển Đông năm 2014. Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu đầu tháng 5 như GAS, PVD.

 Từ 18/05 đến 15/07: VN-Index bước vào xu hướng Uptrend tăng từ 529 lên

tới đỉnh 641, đây là giai đoạn tăng mạnh và cũng chính là con sóng lớn nhất của năm. Giai đoạn này Chính thức ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu (29/05), nhóm cổ phiếu dệt may (TCM, TNG, GMC..), Thủy sản (VHC, HVG..)…tăng giá khá mạnh.

Bên cạnh đó, giai đoạn này nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khốn và bảo hiểm cũng tăng giá mạnh và đóng vai trị “dẫn sóng”. Trong thời gian này, HCM tăng 62%, VCB tăng 48%, BID tăng 56%, BVH tăng 109%.

 Từ 15/07 đến 25/08: Vnindex quay đầu giảm điểm từ 641 về đáy 511, giai

đoạn này dòng ngân hàng và bảo hiểm đạt đỉnh và chấm dứt xu hướng tăng giá.

 Từ 25/08 đến 4/11: Vnindex trở lại xu hướng tăng điểm từ đáy 511 lên

đỉnh 617. Thông tin Nghị định 60 không giới hạn tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài ở đầu tháng 9 và việc Việt Nam cùng 11 đối tác đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 5/10/2015 đã ảnh hưởng tích cực đến thị trường.

TPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025.

Bên cạnh đó, sự kiện SCIC quyết định thoái vốn khỏi 10 "ông lớn" được công bố vào ngày 14/10 cũng đã khiến các cổ phiếu VNM, FPT, NTP, BMP…tăng giá tích cực.

 Từ 4/11- Cuối Năm: VN-Index bước vào xu hướng điều chỉnh giảm từ

đỉnh 617 với thanh khoản ảm đảm. Việc FED đã nhất trí nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập kỷ, từ mức 0 – 0,25% lên 0,25 – 0,5% và cú trượt dốc của giá dầu thô thế giới vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, xuống gần mức thấp kỷ lục của năm 2008, giao dịch quanh mốc dưới 40 USD/thùng và đang làm dấy lên những lo ngại có thể rơi về mức 20USD/thùng đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý chung của thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu dầu khí.

2.2. Kiểm định mơ hình Fama-French với TTCK Việt Nam 2.2.1. Kết quả mơ hình hồi quy cho DMĐT 25 cổ phiếu 2.2.1. Kết quả mơ hình hồi quy cho DMĐT 25 cổ phiếu

Danh mục gồm 25 cổ phiếu là: DHG, KDC, TRA, BMP, DVP, DPR, AGF,

RAL, PAN, PXS, VNS, HCM, GMC, TLG, SVI, NSC, FPT, MSN, BVH, VNM, VIC, VCB, PVD, DPM và HPG thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhằm thỏa mãn một phần mục tiêu đa dạng hóa danh mục. Tất cả 25 cơng ty được nghiên

 Phụ lục 8

cứu trong bài đều nằm trong 50 công ty niêm yết tốt nhất trên TTCK mà tạp chí Forbes Việt Nam công bố. Tuy chỉ chọn 25 cổ phiếu nhưng đã chiếm hơn 60% tổng giá trị vốn hóa của tồn thị trường. Đặt tên là DMĐT Y.

Bảng 2.2 : Kết quả hồi quy DMĐT Y 

Dependent Variable: Ri - Rf

Included observations: 59

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.001721 0.002599 -0.662307 0.5105 Rm-Rf 0.822512 0.045969 17.89263 0.0000 SMB 0.299106 0.053134 5.629290 0.0000 HML 0.087791 0.047110 1.863533 0.0677 R-squared 0.860001 Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Kết quả xử lý bằng Eviews

Phương trình hồi quy DMĐT Y: Ri – Rf = -0.001721+ 0.822512(Rm – Rf) +

0.299106SMB + 0.087791HML + ɛ

R2 = 86% nghĩa là 3 nhân tố rủi ro thị trường, quy mô công ty và tỷ số giá trị

sổ sách trên giá trị thị trường giải thích được 86% sự thay đổi của TSSL của DMĐT Y, tuy nhiên còn hơn 10% TSSL của DMĐT phụ thuộc vào những yếu tố khác.

P-value(F-statistic)=0.000<0.05, nên mơ hình có ý nghĩa, tức là các biến độc lập có ảnh hương tới biến phụ thuộc.

Đồng thời, hệ số tự do α của DMĐT α = -0.001721 xấp xỉ bằng 0, thêm vào đó P-value = 0.5105 > 0.05 chứng tỏ mơ hình Fama-French phù hợp cho giai đoạn đang kiểm định và α khơng có ý nghĩa phụ trội, không tạo ra TSSL vượt trội nào so với những gì đã được chỉ ra trong mô hình Fama-French đối với DMĐT được nghiên cứu.

2.2.1.1.1. Kiểm định tính dừng

Một trong các giả thiết của mơ hình hồi qui cổ điển là các biến độc lập phải phi ngẫu nhiên. Nếu chúng ta ước lượng mơ hình có chuỗi thời gian mà các biến độc lập khơng dừng thì giả thiết OLS bị vi phạm dẫn đến các kiểm định t và p

se(p)

không hiệu quả (hồi quy giả mạo). Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) là một phương pháp để kiểm định tính dừng. Dickey-Fuller đã đưa ra tiêu chuẩn kiểm định như sau:

Cặp giả thiết: H0: p = 1 (chuỗi không dừng)

H1: p ≠ 1 (chuỗi dừng)

Ta ước lượng mơ hình: t = p

Nếu |𝑡| > |𝑡𝛼| thì bác bỏ giả thiết H0. Trong trường hợp này thì là chuỗi dừng

Qua quá trình xử lý số liệu và kiểm định tính dừng kết quả cho thấy DMĐT Y có cả 4 biến là lợi nhuận kỳ vọng khi loại bỏ lãi suất phi rủi ro, phần bù rủi ro thị trường, quy mô công ty và giá trị sổ sách trên giá trị thị trường đều dừng ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 2.3: Kiểm định tính dừng kết quả các biến Ri – Rf, Rm – Rf, SMB và HML của danh mục 25cp

Augmented Dickey - Fuller test statistic

Biến t-statistic P-value

Ri - Rf -6.541975 0.0000

Rm - Rf -7.970713 0.0000

SMB -7.253796 0.0000

HML -7.499343 0.0000

Test critical values

1% level -3.548208

5% level -2.912631

10% level -2.594027

Nguồn: Kết quả xử lý bằng Eviews

Nhận xét: Theo kết quả xử lý mơ hình ta thấy, cả 4 biến là lợi nhuận kỳ vọng của danh mục 25cp khi loại bỏ lãi suất phi rủi ro, phần bù rủi ro thị trường, quy mô công ty và giá trị sổ sách trên giá trị thị trường đều dừng ở mức ý nghĩa 1% (6.541975 > 3.548208; 7.970713 > 3.548208; 7.253796 > 3.548208; 7.499343 > 3.548208). Như vậy, ta kết luận chuỗi lợi nhuận kỳ vọng của danh mục khi loại bỏ lãi suất phi rủi ro, chuỗi phần bù rủi ro thị trường, chuỗi phần bù quy mô và chuỗi phần bù giá trị đều là chuỗi dừng.

2.2.1.1.2. Kiểm định đa cộng tuyến

Dùng hàm correlations trong Eviews, ta tính được ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình Fama-French

Bảng 2.4: Ma trận tương quan giữa các biến Rm – Rf, SMB và HML

Rm - Rf SMB HML

Rm - Rf 1.000000 -0.343416 -0.256682

SMB -0.343416 1.000000 -0.123002

HML -0.256682 -0.123002 1.000000

Nguồn: Kết quả xử lý bằng Eviews

Nhìn vào kết quả ta thấy giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các nhân tố giải thích vào khoảng [0.12 – 0.34], vẫn thấp hơn 0.8 là mức chắc chắn xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến . Tuy nhiên, mức độ tương quan này cũng không phải là quá thấp, nên chúng ta cần tiến hành các phép hồi quy phụ để kiểm tra lại lần nữa.

Lần lượt hồi quy các biến giải thích với nhau, ta có kết quả ở bảng sau

Bảng 2.5: Kết quả hồi quy phụ các biến giải thích với nhau 

R2 F - statistic F0.01(1,57)

SMB và HML 0.015129 0.875627 7.08

SMB và Rm-Rf 0.117934 7.621050 7.08

HML và Rm-Rf 0.065886 4.020380 7.08

Nguồn: Kết quả xử lý bằng Eviews

Chọn mức ý nghĩa là 1%, tra bảng phân phối F ta có F0.01(1,57) gần bằng 7.08

So sánh kết quả từ thống kê F, ta thấy chỉ có phương trình hồi quy giữa SMB

và (Rm – Rf) là có chỉ số thống kê F lớn hơn 7.08, do đó ta bác bỏ giả thiết H0: R2 =

0, tức là nhân tố SMB và (Rm – Rf) có khả năng giải thích cho nhau. Tuy nhiên mơ

hình hồi quy phụ này có R2 khá thấp khoảng 11%, mức độ ảnh hưởng giữa 2 nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận kiểm định mô hình 3 nhân tố fama french trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)