Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ABBank hải phòng (Trang 26 - 28)

1.2. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

Hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản của một ngân hàng, hoạt động tín dụng phát triển cũng kéo theo các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Nâng cao chất lượng tín dụng đã, đang và sẽ là cái đích mà tất cả các ngân

hàng thương mại hướng tới. Có nhiều nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng

ngân hàng, nhưng gộp chung lại có thể phân thành 4 nhóm nhân tố chính sau:

+ Mơi trường kinh tế + Mơi trường pháp lý

+ Ngân hàng + Khách hàng

1.2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng

phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp khơng có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc lẫn lãi, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã

thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân

hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng.

Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Với mức lãi suất cao các doanh nghiệp vay vốn

ngân hàng khơng có khả năng trả nợ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp nói riêng và tới tồn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động tín dụng

ngân hàng lúc này khơng cịn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chất lượng tín dụng cũng giảm sút.

Ngồi ra những biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng.

1.2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy

liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một

cách nghiêm minh triệt để.

Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng

lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia quan hệ

tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và

trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho

ngân hàng khi ký kết thực hiện hợp đồng tín dụng. Luật Ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản pháp luật khác, điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột, gây xáo động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, hay chưa có phương án sản xuất kinh

doanh mới dẫn đến nợ q hạn, nợ khó địi, chất lượng tín dụng giảm sút.

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ABBank hải phòng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)