Các số đo và chỉ số nhân trắc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 27 - 37)

Tập hợp các cơng trình nghiên cứu ghi nhận hiện tượng tăng nhanh chiều cao đứng, trọng lượng cơ thể cũng như kích thước từng phần (các đoạn thân thể, chi, lớp mỡ dưới da…). Kết quả này được ghi nhận từ những năm đầu thế kỷ XIX tại các nước phát triển.

Để đánh giá về tình trạng sức khoẻ con người nói chung và trẻ em nói riêng, thì thường dựa vào chỉ số sự phát triển cơ thể, trong số các số đo như chiều cao, cân nặng, vòng ngực… là các chỉ tiêu quan trọng nhất [55]. Để biểu thị mối quan hệ giữa các đặc điểm đặc trưng nhất trong sự phát triển cơ thể người, ta dùng các chỉ số thể lực, đó là tổng hợp các tương quan của nhiều dấu hiệu hình thái dưới dạng cơng thức tốn học. Loại chỉ số đơn giản nhất gồm 2 kích thước chiều cao và cân nặng như chỉ số Broca, Quetelet, Kaup, Rohrer, Livi,… Loại phức tạp hơn gồm 3-4 kích thước như Pignet, Vervaek, Spehl, Pimo, Ruffier,… Ban đầu phương pháp dùng chỉ số được áp dụng rộng rãi vì dễ tính tốn, dễ hiểu, nhưng về sau đã bộc lộ nhiều nhược điểm như khơng chính xác, phụ thuộc vào lứa tuổi nên cùng trị số mà ở những lứa tuổi khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau. Phương pháp Martin (1925) ra đời đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp sử dụng chỉ số. Với quan niệm sự phát triển cơ thể mỗi người phải so sánh với sự phát triển cơ thể của nhóm mà người đó là thành viên, Martin đã lập bảng chuẩn nhiều đặc điểm cơ bản của cơ thể trong đó mỗi đặc điểm lại được chia làm nhiều loại căn cứ vào giá trị của độ lệch chuẩn. Phương pháp Martin về sau được một số tác giả khác như Stephco bổ sung cho hoàn thiện. Nhưng phương pháp cũng có nhược điểm là đã coi chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực là 3 đặc điểm biến đổi độc lập trong khi thực tế chỉ có chiều cao đứng biến đổi độc lập cịn cân nặng và vịng ngực thì phụ thuộc vào chiều cao đứng. Để khắc phục nhược điểm này, người ta đã sử dụng phương pháp tương quan hồi qui, với quan niệm

chiều cao đứng là đặc điểm biến đổi độc lập, vòng ngực biến đổi phụ thuộc vào chiều cao đứng, cân nặng biến đổi phụ thuộc vào cả chiều cao đứng và vòng ngực [14].

1.3.1. Các số đo

1.3.1.1 Cân nặng: là khối lượng đo được của cơ thể khi không mang bất kỳ vật gì trên người. Khi tiến hành đo cân nặng cần kiểm tra xem cân có ngay số 0 không, người được đo mặc quần áo mỏng. Sau đó người được đo đứng ở trung tâm của cân và trọng lượng phân bố đều trên cả hai chân.

Cân nặng là số đo thường dùng nhất. Cân nặng của một người trong ngày buổi sáng nhẹ hơn buổi chiều. Vì thế nên đo cân nặng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi đã đi đại tiểu tiện và chưa ăn uống gì. Nếu khơng, cân vào những giờ thống nhất trong điều kiện tương tự (trước bữa ăn, trước giờ lao động) [14].

Khối lượng cơ thể có thể tăng khoảng 1 kg ở trẻ em và 2 kg ở người lớn vào buổi chiều (Sumner & Whitacre, 1931). Các giá trị ổn định nhất là những giá trị thu được thường xuyên vào buổi sáng mười hai giờ sau khi ăn và khơng ăn uống gì vào thời điểm đo. Vì khơng phải lúc nào cũng có thể chuẩn hóa thời gian đo, điều quan trọng là ghi lại thời gian trong ngày khi thực hiện phép đo.

Hình 1.6. Đo cân nặng

1.3.1.2. Chiều cao đứng là chiều cao đo từ gót chân đến đỉnh đầu bằng thước đo nhân trắc học và đối tượng được đo ở tư thế đứng nghiêm. Trong nghiên cứu nhân trắc học, để chính xác cần để cho 4 điểm: chẩm, lưng, mơng và gót chạm thước đo; mắt nhìn về trước sao cho bờ dưới ổ mắt và bờ trên ống tai ngoài nằm trên một đường thẳng nằm ngang. Đây là một phương pháp đánh giá có độ chính xác rất cao, nếu thực hiện trên cùng một người nhiều lần đo cùng thời điểm, sai số không quá 10mm. Tuy nhiên cần chú ý là trên cùng một người, các nghiên cứu ghi nhận có sự khác biệt chiều cao trong ngày (sáng cao hơn chiều) hoặc khác biệt do phương pháp đo đạc: đứng tựa hay không tựa, đứng hay nằm đều sẽ làm sai lệch kết quả đo.

Có bốn kỹ thuật chung để đo chiều cao: đứng tự do, chiều cao dựa vào tường, chiều cao nằm và chiều cao kéo dài. Phương pháp độ dài uốn cong có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh đến 2 tuổi hoặc 3 tuổi, người lớn không thể đứng. Ba phương pháp khác nhau cho các giá trị khác nhau. Chênh lệch khoảng 1% về chiều cao là điều thường gặp trong suốt cả ngày. Các kỹ thuật lặp đi lặp lại nên được thực hiện cùng một thời điểm trong ngày với phép đo ban đầu.

Hình 1.7. Đo chiều cao đứng

1.3.1.3. Chiều cao ngồi là chiều cao đo khi để đối tượng ngồi ngay ngắn trên một mặt ghế đẩu (chú ý ghế đủ cao để bàn chân vừa chạm đất). Thường đối với người lớn ghế cao 50cm là vừa. Khi ngồi để cẳng chân và bàn chân buông thõng xuống, đùi và cẳng chân gập 1 góc 90 độ, lịng bàn chân chạm nhẹ và song song mặt đất. Khi đo đặt ngay thước đo nhân học lên mặt ghế đẩu. Về mức độ chính xác cũng tương tự như khi đo chiều cao đứng. Các kỹ thuật lặp đi lặp lại ngồi độ chính xác trong kỹ thuật đo đạc nên được thực hiện càng gần càng tốt đến cùng thời điểm trong ngày với phép đo ban đầu.

Hình 1.8 Đo chiều cao ngồi

1.3.1.4. Số đo các vịng: là các kích thước được đo nhiều nhất, một phần vì dễ làm, phần vì cùng với chiều cao đứng và cân nặng, nó là những số đo thường được dùng để tính tốn thể lực. Tuy nhiên đo bằng thước dây kém chính xác. Kỹ thuật đo bắt chéo được sử dụng để đo tất cả các chu vi và việc đọc kết quả lấy từ thước dây khi bắt chéo để dễ nhìn hơn. Trong phép đo chu vi, thước dây được giữ theo một mặt phẳng vng góc với chi hoặc trục dọc của cơ thể và độ căng của thước dây phải khơng đổi. Thước dây khơng có độ đàn hồi nhất định vì chúng cho phép nhà nhân trắc học kiểm sốt độ căng. Mục tiêu là để giảm thiểu các khoảng trống giữa thước dây và da, và để giảm thiểu vết lõm của da ở những nơi có chấn thương. Các nhà nhân trắc học nên nhận ra rằng điều này không phải lúc nào cũng có thể đạt được. Trường hợp đường viền của bề mặt da trở nên lõm, ví dụ, trên cột sống, việc tiếp xúc liên tục với da là điều không thể đạt được và cũng không bắt buộc phải đạt được.

Khi đo, vị trí kề nhau của thước dây đảm bảo rằng có sự tiếp giáp của hai phần của thước dây từ đó xác định đường kính. Khi đọc thước dây, mắt của người đo phải ở trên cùng một mặt phẳng với thước dây để tránh mọi sai sót khi nhìn.

Đối với vịng ngực cần chú ý có sự thay đổi khi người được đo hít thở bình thường hoặc gắng sức. Nếu được, nên đo vào lúc người được đo hít vào gắng sức và thở ra gắng sức để so sánh.

Đối với vòng eo số đo cũng có thể thay đổi khi hít thở gắng sức làm bụng phình to hoặc xẹp xuống. Khi đo nên để người được đo hít thở bình thường. Ngồi ra vịng eo cịn có thay đổi nhỏ khi người được đo ăn no hoặc nhịn đói và sau khi đi đại tiểu tiện. Cũng như cân nặng, người đo nên chọn cùng thời điểm trong ngày để tiến hành đo đạc và mốc thời gian lý tưởng nhất là buổi sáng sau khi thức dậy chưa ăn uống gì và đã đi đại tiểu tiện.

Đối với vịng mơng số đo cũng có thể thay đổi chút ít nếu người được đo thực hiện động tác căng hoặc dãn cơ mơng. Vì thế khi đo đạc cần u cầu người được đo ở tư thế bình thường, khơng gắng sức.

Hình 1.9. Đo vịng đầu

“Nguồn: International Standards for Anthropometric Assessment,2001” [49] Vòng ngực cũng là một số đo ít chính xác, nên để bổ sung, người ta thường đo đường kính trước sau và đường kính ngang ngực. Hai đường kính này đo bằng compa bề dày, do đó kết quả tương đối chính xác hơn vịng ngực, vì compa đặt ở bề mặt da sát xương, không bị ảnh hưởng bởi các phần mềm như cơ và mỡ. Compa nằm trên mu bàn tay trong khi ngón cái tựa vào cạnh trong của nhánh compa và ngón trỏ mở rộng nằm dọc theo mép ngoài của cành thước. Ở vị trí này, các ngón tay có thể tạo ra áp lực đáng kể để giảm độ dày của bất kỳ mô mềm bên dưới nào và các ngón tay giữa có thể tự do sờ vào các mốc xương đặt các mặt của compa.

Các phép đo được thực hiện khi đặt compa vào vị trí, với áp lực được duy trì dọc theo các ngón trỏ. Tuy nhiên, đối với đường kính ngang ngực và

đường kính ngực trước sau chỉ áp dụng áp lực nhẹ để tránh bất kỳ tổn thương hoặc đau đớn cho đối tượng.

Hình 1.10. Đo đường kính ngang ngực

“Nguồn: International Standards for Anthropometric Assessment,2001”[49]

1.3.2. Các chỉ số

1.3.2.1. Chỉ số BMI :

BMI= cân nặng (kg)/chiều cao đứng² (m)

Bảng 1.1. Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), và dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO, 2000)

Phân loại theo BMI WHO IDI&WPRO

Cân nặng thấp (gầy) < 18,5 <18,5 Bình thường 18,5 - 24,9 18,5 - 22,9 Thừa cân 25 23 Tiền béo phì 25 - 29,9 23 - 24,9 Béo phì độ I 30 - 34,9 25 - 29,9 Béo phì độ II 35 - 39,9 30 Béo phì độ III 40

1.3.2.2. Chỉ số Skélie (Manou-vreir). Chỉ số Skélie =

Chiều dài chi dưới x 100 Chiều cao ngồi

Trong đó: Chiều dài chi dưới = Chiều cao đứng - Chiều cao ngồi.

Các nhà nhân chủng học xếp loại hình thái con người theo chỉ số Skélie như sau [14]: - Chân ngắn: dưới 84,9. + Rất ngắn: dưới 74,9. + Ngắn: 75 đến 79,9. + Ngắn ít: 80 đến 84,9. - Chân vừa: 85 đến 89,9. - Chân dài: trên 90.

+ Dài ít: 90,1 đến 94,9. + Dài: 95 đến 99,9. + Rất dài: trên 100.

Chỉ số Skélie lại thay đổi với mỗi chủng tộc. Do đó, chỉ số này thường được các nhà nhân chủng học dùng để đánh giá chỉ số nhân trắc của các chủng tộc. Các chủng tộc Australo - negroid thường có chi dưới tương đối dài, trong khi các đại chủng tộc Mongoloid thường lại có chỉ số Skélie thấp, đại chủng tộc Caucasoid thì chỉ số này ở mức trung bình. Chỉ số này cũng thay đổi theo giới: nam thường có chỉ số lớn hơn (chân dài hơn) so với nữ. Và thay đổi theo tuổi, nhìn chung, trong giai đoạn cịn phát triển về chiều cao chỉ số Skélie tăng dần (tăng tương đối chiều dài chi dưới) [14].

Bảng 1.2. Chỉ số Skélie ở người Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi.

Phân loại Nam Nữ

Chân rất ngắn Dưới 83,3 Dưới 78,0

Chân ngắn 83,4 – 87,8 78,1 – 82,7

Chân vừa 87,9 – 92,8 82,8 – 87,4

Chân dài 92,4 – 96,8 87,5 – 92,4

Chân rất dài Trên 96,9 Trên 92,2

“Nguồn: Nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam,

Nguyễn Quang Quyền, 1974” [14]

Để tiêu chuẩn hóa chỉ số Skélie cho người Việt Nam, dựa vào hai nghiên cứu của Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền năm 1959 tiến hành nghiên cứu trên học sinh từ 7 đến 18 tuổi ở Hà Nội và của Nguyễn Quang Quyền năm 1966 tiến hành nghiên cứu trên các học viên Trường Thể dục Thể thao Từ Sơn, năm 1974 Nguyễn Quang Quyền đã đề nghị bảng xếp loại người Việt Nam theo chỉ số Skélie.

1.3.2.3. Các chỉ số khác: do hai tác giả Việt Nam là Nguyễn Quang Quyền và Đỗ Như Cương nghiên cứu trên đối tượng từ 16 đến 21 tuổi vào 1969

- Chỉ số QVC = cao đứng – (vịng ngực hít hết sức + vịng đùi phải + vòng cánh tay phải co) được đánh giá như sau:

Cực khỏe QVC < -4 Rất khỏe QVC -4 đến 1,9 Khỏe QVC 2 đến 7,9 Trung bình QVC 8 đến 14 Yếu QVC 14,1 đến 20 Rất yếu QVC >20

- Chỉ số Pignet = cao đứng – (cân nặng + vòng ngực trung bình) được đánh giá như sau:

Cực khỏe Pignet < 10 Rất khỏe Pignet 10 đến 15 Khỏe Pignet 16 đến 20 Trung bình Pignet 20 đến 25 Yếu Pignet 25 đến 30 Rất yếu Pignet 30 đến 35 Cực yếu > 35

- Sinh lực = (Vịng ngực trung bình / cao đứng) × 100 được đánh giá như sau: Trung bình 50

- Hiệu số ngực bụng = Vịng ngực trung bình - Vịng bụng trung bình được đánh giá như sau:

Béo < 14 Trung Bình 14 Gầy > 14

- Độ giãn ngực = Vịng ngực hít vào hết sức - Vòng ngực thở ra hết sức được đánh giá như sau:

Trung bình từ 5 – 10 cm

- Chỉ số ngực do hai tác giả Việt Nam là Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền nghiên cứu trên đối tượng từ 4 đến 25 tuổi vào 1963 ghi nhận ngực càng dẹt thì chỉ số này càng nhỏ, chỉ số ngực nói chung ít thay đổi từ 6 tuổi trở đi. Lúc 4 tuổi đến 6 tuổi, chỉ số cao nhất (77,8 ở nam và 77 ở nữ). Ở tuổi trưởng thành (từ 17 đến 25) chỉ số ít thay đổi và từ 66,8 đến 69,3 [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)